Cuộc đấu đá nội bộ giữa các đảng viên Đảng Cộng hòa thực sự đã khiến mọi hoạt động tại Hạ viện bị đình trệ cho đến khi bầu ra một chủ tịch mới.
Việc ông Kevin McCarthy bị bãi nhiệm khỏi ghế chủ tịch Hạ viện vào ngày 3-10 đã trở thành một sự kiện vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nước Mỹ, qua đó biến ông trở thành chủ tịch Hạ viện tại nhiệm ngắn nhất trong gần 150 năm qua.
Trong thỏa thuận trở thành chủ tịch Hạ viện hồi đầu năm nay, ông McCarthy đã đồng ý cho phép bất kỳ thành viên Hạ viện nào cũng có thể kêu gọi bỏ phiếu loại bỏ chức vụ chủ tịch. Đó là "hành động tự sát chính trị", và người đã lợi dụng quy tắc này tốt nhất để hạ bệ ông McCarthy sau chín tháng nắm quyền chính là Matt Gaetz - một hạ nghị sĩ cùng Đảng Cộng hòa đến từ tiểu bang Florida.
Matt Gaetz, người có quan điểm cực hữu, đã khởi động một động thái chưa từng có trong lịch sử Quốc hội Mỹ khi kêu gọi bỏ phiếu phế truất chủ tịch Hạ viện trong tuyên bố chỉ dài một trang giấy.
Gaetz dẫn đầu một nhóm gồm tám thành viên bảo thủ của Đảng Cộng hòa với quan điểm cắt giảm ngân sách càng nhiều càng tốt đã bỏ phiếu bãi nhiệm thành công chủ tịch Hạ viện McCarthy cùng với "sự ủng hộ" của 208 thành viên Đảng Dân chủ trong Hạ viện.
Vấn đề không nằm ở việc Gaetz và những người cực hữu đồng quan điểm đã thành công trong việc trừng phạt McCarthy - người bị cáo buộc đã hợp tác với chính quyền Tổng thống Biden thuộc Đảng Dân chủ trong việc thông qua các đạo luật về ngân sách chi tiêu.
Vấn đề lớn hơn nằm ở thực tế chính trị Mỹ hiện nay dễ bị "đóng băng", khi cuộc đấu đá nội bộ giữa các đảng viên Cộng hòa thực sự đã khiến mọi hoạt động tại Hạ viện bị đình trệ cho đến khi bầu ra một chủ tịch mới.
Tuy nhiên, những người bảo thủ trong Đảng Cộng hòa cũng không thể cười lâu khi cuộc "nội chiến" giữa những người có quan điểm "trung hòa" và những người "cực hữu" trong đảng đã phủ bóng tối lên thế đa số mong manh của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện (221 so với 212 ghế của Đảng Dân chủ).
Hạ nghị sĩ Gaetz, người đang bị Ủy ban Đạo đức Hạ viện điều tra về hành vi sai trái tình dục và lạm dụng tiền quỹ cho mục đích cá nhân, đã bị một số người trong đảng đổ lỗi cho việc khiến Hạ viện rơi vào tình trạng tê liệt mà không có kế hoạch rõ ràng về việc ai, nếu có, sẽ có thể đảm nhận công việc này.
Do đó, việc bầu chủ tịch cũng lặp lại tình trạng như cách đây chín tháng khi không chắc bất kỳ đảng viên Cộng hòa nào khác có thể nhận được 218 phiếu bầu cần thiết để trở thành chủ tịch Hạ viện mới hay không.
McCarthy cũng khẳng định ông sẽ không tranh cử chủ tịch nữa. Với tình trạng bế tắc chính trị chưa có dấu hiệu giảm bớt, có lẽ Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục rơi vào vòng xoáy đổ lỗi cho nhau, đình trệ hoạt động của Quốc hội và tạo điều kiện cho những nhân vật cực đoan xuất hiện.
Các nhà lãnh đạo kỳ cựu của Đảng Cộng hòa cũng lo lắng trước xu thế cực hữu trong đảng. Cựu chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich gọi Gaetz là "người chống Cộng hòa" và "tích cực phá hoại phong trào bảo thủ". Ông Gingrich cũng kêu gọi Đảng Cộng hòa bỏ phiếu để trục xuất Gaetz khỏi hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện.
Còn trong một sự kiện ở Georgetown, cựu phó tổng thống và ứng cử viên tổng thống hiện tại Mike Pence cho rằng Quốc hội tê liệt sẽ làm suy yếu Đảng Cộng hòa trong mắt cử tri.
Sự chỉ trích công khai lẫn nhau trong nội bộ Đảng Cộng hòa cũng thể hiện chính trị Mỹ đang phân cực rõ nét. Nó không chỉ là sự phân cực truyền thống giữa những người Dân chủ và Cộng hòa, mà còn giữa những người trong Đảng Cộng hòa với nhau, với những người có quan điểm trung hòa và những người cực hữu tin vào một chính phủ cắt giảm ngân sách tối đa và chỉ dành cho người Mỹ.
Tình trạng này cho thấy sự chia rẽ chính trị sâu sắc trong Đảng Cộng hòa, vốn đã tỏ ra phân hóa mạnh mẽ với việc chấp nhận chủ nghĩa cực đoan và xu hướng dân túy xuất hiện nhiều hơn trong các hoạt động của đảng.
Những chia rẽ này được hình thành dựa trên những căng thẳng lâu dài trong Đảng Cộng hòa và được kích lên cực đại với sự xuất hiện của nhân vật Donald Trump và những người ủng hộ ông. Matt Gaetz chỉ là một trong số đó, nhằm hy vọng có thể trở thành thống đốc bang Florida vào cuộc bầu cử 2026.
Một ngày trước khi Hạ viện rơi vào hỗn loạn sau khi ông McCarthy bị phế truất, cựu tổng thống Donald Trump hầu tòa ở New York vào hôm 2-10, nơi ông bị cáo buộc kê khống tài sản. Ông Trump đã biến phiên tòa thành nơi thể hiện quan điểm chính trị của mình và mô tả mình là nạn nhân của một hệ thống tư pháp bị chính trị hóa.
Chính phong cách đi ngược truyền thống đã giúp ông Trump lại được chú ý ở tòa án hơn cả các chiến dịch tranh cử và làm lu mờ các đối thủ chính trị của mình. Điều quan trọng là nhiều cử tri Mỹ vẫn tin vào Trump khi ông hiện nay đang dẫn đầu ở các khảo sát về các ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử cho cuộc bầu cử sơ bộ năm 2024.
Chính trị nước Mỹ phân cực với sự xuất hiện mạnh mẽ của chủ nghĩa cực hữu hiện nay không chỉ tạo ra lịch sử lần đầu tiên một chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất mà còn có thể tạo ra nhiều lịch sử trong thời gian sắp tới. Trước mắt, cơ quan lập pháp Mỹ sẽ bị tê liệt trong một thời gian khi không có người lãnh đạo.
Tọa đàm cung cấp thêm thông tin, làm rõ thêm thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Italy trong những năm 30 của thế kỷ trước, là mối dây tình cảm tô thắm thêm quan hệ đoàn kết Việt Nam và Italy.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 22/2, Ấn Độ cho biết nước này và Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp ở thủ đô Bắc Kinh để tham vấn về các vấn đề biên giới và thảo luận về các đề xuất rút quân.
Ngày 2/2, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam xác nhận thông tin Chủ tịch UBND tỉnh ký các quyết định cách chức 1 giám đốc, 3 phó giám đốc Sở. Những cán bộ bị cách chức gồm: ông Lê Ngọc Tường cách chức Giám đốc Sở Ngoại vụ, ông Thân Đức Sửu cách chức Phó Giám đốc Sở Tài chính, ông Nguyễn Văn Thọ cách chức Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Văn Văn bị cách chức Phó Giám đốc Sở Y tế. Hiện tỉnh Quảng Nam chưa có chủ trương cụ thể...
Tại lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị tập trung xây dựng đội ngũ những người làm...
Ngày 7/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đương nhiệm Ursula von der Leyen được đảng Nhân dân châu Âu (EPP), đảng lớn nhất trong Nghị viện châu Âu (EP), đề cử tiếp tục đảm nhiệm cương vị này thêm một nhiệm kỳ nữa.
Chiều ngày 7-6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) Julien Guerrier và các đại sứ, đại biện các nước thành viên EU tại Hà Nội đến chào.
Việt Nam tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác nghị viện với Argentina và Chile ngày càng trở nên sâu sắc hơn trên các diễn đàn song phương cũng như trong khuôn khổ các diễn đàn liên nghị viện quốc tế.
Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận Ukraine gặp khó trên chiến trường ở miền đông nước này, và quân đội đã bị đẩy lùi tới các vị trí mới.
Bình Thuận - Sáng ngày 28.2, UBND tỉnh đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan về việc hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản...