Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết nếu bỏ cấp huyện sẽ phải sửa đổi Hiến pháp, do Hiến pháp quy định chính quyền địa phương ba cấp: tỉnh, huyện, xã.
Sáng 28/2, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Luật sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 vẫn giữ nguyên ba cấp chính quyền địa phương để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp. Tuy nhiên, Kết luận 126 của Bộ Chính trị yêu cầu Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu bỏ cấp huyện (cấp hành chính trung gian) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trả lời báo chí về nội dung này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền. "Nếu có chỉ đạo về việc triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn là phải tính đến việc sửa Hiến pháp. Vì điều 110 Hiến pháp đang nói rất rõ về hệ thống đơn vị hành chính của nước Việt Nam gồm tỉnh, huyện và xã", bà Thủy nói.
Khi đó, đề xuất sửa đổi có thể xuất phát từ Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội. Khi 2/3 đại biểu đồng thuận, Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân và trình thông qua.
Bên cạnh việc sửa Hiến pháp, hệ thống pháp luật cũng cần đồng bộ điều chỉnh. Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản khác phải tái cơ cấu quyền hạn, nhiệm vụ từ ba cấp xuống hai cấp. "Các cơ quan đang nghiên cứu kỹ lưỡng đề án này. Khi có quyết định chính thức, thông tin sẽ được công khai minh bạch", bà nói.
Hôm 25/2, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, trong đó có nghiên cứu bỏ cấp huyện, thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp và văn bản có liên quan. Ông đề nghị Đảng ủy Mặt trận nghiên cứu, đóng góp ý kiến về vấn đề này.
Theo ông Hưng, quá trình triển khai cần thực hiện theo tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng", đảm bảo kỹ lưỡng, cẩn trọng nhưng phải nhanh chóng. Ông nói việc sắp xếp bộ máy chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, cũng như các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương và tổ chức đảng "cần nghiên cứu nhanh để báo cáo Trung ương", vì Trung ương Đảng có thể họp trước tháng 5.
Tiếp tục điều chỉnh nhân sự cấp phó khi ổn định bộ máy
Trả lời về việc tăng số lượng Phó chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng sau kiện toàn tổ chức bộ máy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết đây là bước đi phù hợp trong quá trình sắp xếp tinh gọn bộ máy "chưa có tiền lệ".
Theo bà, khi hợp nhất, giảm đầu mối các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban của Quốc hội, số cán bộ thuộc diện phải sắp xếp lại rất lớn. Theo Nghị quyết 190 về xử lý vấn đề tổ chức bộ máy Nhà nước, các cơ quan được tạm thời bố trí số lượng cấp phó vượt khung quy định để đáp ứng yêu cầu "ưu tiên ổn định tổ chức trước, điều chỉnh nhân sự sau".
"Việc tăng số lãnh đạo cấp phó trong giai đoạn chuyển đổi là cần thiết nhằm bảo đảm tính liên tục của bộ máy. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện cơ cấu, các cơ quan sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp nhân sự theo hướng tinh giản, đúng người, đúng việc", bà Thủy nhấn mạnh.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Tư pháp khẳng định toàn bộ quá trình điều chỉnh biên chế, số lượng cấp phó sẽ được hoàn thiện trong vòng 5 năm kể từ khi kết thúc sắp xếp tổ chức, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về tinh gọn bộ máy.
Sơn Hà
Tỉnh Tây Ninh khẩn trương bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài để đảm bảo tiến độ dự án trọng điểm vùng Đông Nam Bộ.
Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng vừa 'tuýt còi' chủ một bến tập kết vật liệu xây dựng tại khu vực Ninh Tiếp (Đặc khu Cát Hải, TP Hải Phòng) vì có hoạt động xây dựng bến thủy nội địa trái phép trong thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính.
3 Thiếu tướng, 41 Đại tá, 6 Thượng tá, 1 Trung tá quân đội vừa được điều động, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tuần qua (từ ngày 16-20.6).
Trong bối cảnh xung đột giữa Iran và Israel ngày càng leo thang, nhiều quốc gia khẩn trương di tản công dân khỏi khu vực Trung Đông, trong khi đó, cả Tehran và Tel Aviv đồng loạt phát đi cảnh báo sơ tán để bảo vệ dân thường.
Đây là năm đầu tiên đại gia đình có số lượng sĩ tử vượt vũ môn đông nhất, kể từ khi các em quy tụ về Đà Nẵng sau biến cố lớn của cuộc đời.
Một số tin tức đáng chú ý: VietinBank rao bán tòa tháp chục nghìn tỉ tại Ciputra Hà Nội; Sử dụng sai vốn huy động từ cổ đông, một doanh nghiệp địa ốc bị phạt nặng; TP.HCM thông báo 3 địa điểm tiếp công dân của Ban Tiếp công dân...
Đan Mạch bắt tay Microsoft xây dựng máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới Chính phủ Đan Mạch vừa công bố dự án QuNorth, hợp tác với Microsoft và công ty Atom Computing (California, Mỹ) để xây dựng hệ thống lượng tử cấp độ 2 đầu tiên tại Bắc Âu — tên gọi là Magne, theo thần thoại Bắc Âu. Hệ thống sẽ sở hữu khoảng 50 qubit logic (qubit là đơn vị cơ bản của tính toán lượng tử) và hơn 1.200 qubit vật lý, vượt mốc của các đối thủ hiện tại. Đây là lần...
Vương Hy Dân một năm qua sống với khoản nợ âm 6 triệu nhân tệ (tương đương 22 tỷ đồng) trong thẻ ngân hàng vì sự nhầm lần của tòa khi tuyên án với người trùng tên.
Bão số 3 rất mạnh, di chuyển nhanh phạm vi, cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh 190km Sáng nay (21/7), bão số 3 đã vượt qua khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), đi vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Hồi 10h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2°N; 109,6°E, cách Quảng Ninh khoảng 190km, Hải Phòng 310km; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9 (75–88km/h), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây...