'Mối tình' duyên nợ Nga-Ấn Độ, đáng để Thủ tướng Modi 'đi trên dây'

17:00 11/07/2024

Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thời chiến của Nga. Ngược lại, sẵn mối quan hệ truyền thống, họ càng không thể bỏ qua nhau khi mỗi bên đều mang lại cho bên kia những lợi ích nhất định, cả trước mắt và lâu dài.

Khi Thủ tướng Narendra Modi hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin, Ấn Độ muốn giữ thái độ trung lập với mục tiêu chính là tập trung thúc đẩy thương mại với Nga. Tuy nhiên, trước đó, New Delhi đã hứng chịu nhiều chỉ trích từ phương Tây vì tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt do Moscow triển khai tại Ukraine vẫn căng thẳng.

Ấn Độ
'Mối tình' duyên nợ Nga-Ấn Độ, đáng để Thủ tướng Modi 'đi trên dây'. Trong ảnh, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow. (Nguồn: Getty Images)

Đối tác quan trọng của nhau

Ấn Độ - nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới đã chứng kiến ​​lượng giao hàng từ Nga tăng gấp 10 lần vào năm 2022 và lại tăng gấp đôi vào năm ngoái nhờ được giảm giá mạnh. Nhập khẩu than của Ấn Độ từ Nga cũng đã tăng gấp ba lần trong cùng thời gian hai năm qua.

Bất chấp những cáo buộc tài trợ cho “cỗ máy quân sự” của Tổng thống Nga Putin, New Delhi đã biện minh cho sự gia tăng này bằng cách viện dẫn mối quan hệ truyền thống “ổn định và thân thiện” của Ấn Độ với Moscow và sự phụ thuộc nặng của nền kinh tế vào dầu nhập khẩu.

Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow trong tuần này, Điện Kremlin đã tìm cách thúc đẩy hơn nữa thương mại với cường quốc Nam Á để củng cố nền kinh tế vốn phụ thuộc vào hàng hóa xuất khẩu của Nga, đồng thời nhằm giảm bớt tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây do cuộc xung đột quân sự tại Ukraine.

Thông báo về cuộc đàm phán cấp cao Nga-Ấn, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, ngoài việc cùng nhau giải quyết các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu, hai bên còn có chung "ý chí chính trị " để thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại.

Nhưng ở một mặt khác, khi đến với Nga, Ấn Độ vẫn phải bước đi trên một con đường tế nhị, vì nước này vẫn muốn duy trì liên kết chặt chẽ với phương Tây, vừa tìm kiếm liên kết thương mại mới với Moscow và đồng thời, giữ quan điểm trung lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Từ hồi Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Ấn Độ đã xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược về cả quốc phòng và thương mại.

Ấn Độ là thị trường lớn của ngành công nghiệp quốc phòng Nga - thị trường lớn nhất cho đến gần đây. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong hai thập kỷ qua, Moscow đã cung cấp 65% lượng mua vũ khí của Ấn Độ, với tổng trị giá hơn 60 tỷ USD (55,8 tỷ Euro).

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Moscow đã tìm cách tăng cường quan hệ với Ấn Độ và Trung Quốc như một đối trọng với phương Tây. Điện Kremlin đã đưa ra đề nghị giảm giá lớn cho New Delhi khi bán dầu, than và phân bón, nhằm đẩy mạnh nguồn tài chính của đất nước trước những khó khăn bủa vây.

Kết quả là, Ấn Độ nổi lên như một thị trường xuất khẩu lớn nhiên liệu hóa thạch của Nga, sau khi Moscow tăng cường tìm kiếm các điểm đến mới cho hàng hóa thế mạnh sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Chẳng hạn, vào tháng 4, lượng dầu thô Nga cung cấp cho Ấn Độ đã tăng lên mức kỷ lục mới 2,1 triệu thùng/ngày, theo thông tin của Công ty Phân tích tài chính S&P Global.

Thương mại song phương giữa hai nước đạt mức cao kỷ lục gần 65,7 tỷ USD vào năm ngoái, theo số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ. Đáng chú ý, thương mại đang nghiêng phần có lợi cho Nga, khi nền kinh tế thứ hai châu Á đã nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá tới 61,4 tỷ USD, bao gồm dầu, phân bón, đá quý và kim loại.

Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết tại một hội nghị hồi tháng 5 rằng, “Từ lâu, chúng tôi đã nhìn Nga từ góc độ chính trị hoặc an ninh”. "Khi Điện Kremlin quay về phía Đông, các cơ hội kinh tế mới đang xuất hiện... sự tăng đột biến trong thương mại và các lĩnh vực hợp tác mới của chúng ta không nên được coi là một hiện tượng tạm thời".

Ấn Độ chọn cách "đi trên dây"

Trong khi phương Tây tỏ ra không bằng lòng với thỏa thuận dầu giá rẻ Ấn Độ-Nga, thì sự phụ thuộc lịch sử của New Delhi vào Moscow về vũ khí còn là mối lo ngại lớn hơn đối với Mỹ và châu Âu.

Nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ Aleksei Zakharov tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp (Ifri), viết trong một bài báo: “New Delhi đã thể hiện một cách tiếp cận đa sắc thái trong việc giải quyết xung đột Nga-Ukraine, giữ quan hệ tốt với Moscow và phương Tây”.

Theo chuyên gia Zakharov, "những thách thức cơ cấu dường như vẫn ngăn cản hai bên khôi phục quan hệ kinh tế, đồng thời, vị chuyên gia này cũng nói thêm rằng, hợp tác quốc phòng giữa Nga-Ấn Độ hiện đang "trong tình trạng lấp lửng", một phần do xung đột với Ukraine và phần khác do lo ngại căng thẳng với phương Tây. Các lệnh trừng phạt đã gây trở ngại cho ngành vũ khí của Nga.

Tờ DW của Đức đưa ra nhận định, chuyến thăm của ông Modi tới Moscow - chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông sau khi tái đắc cử vào tháng 6 - là một dấu hiệu cho thấy Ấn Độ rất coi trọng mối quan hệ với Điện Kremlin. Là một cường quốc thế giới đang phát triển, New Delhi không thể không ưu tiên các lợi ích chiến lược của mình, nhưng đồng thời mong muốn cân bằng quan hệ với cả phương Tây, Nga và Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Zahkarov phân tích: “Nhìn bề ngoài, có vẻ như tính trung lập của Ấn Độ [trong cuộc xung đột Nga-Ukraine] đã cho phép tăng cường quan hệ song phương với Moscow. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn cho thấy Ấn Độ đã trở nên thận trọng hơn trong tương tác với Nga… [vì vậy] việc duy trì đối thoại và đặt cược phòng ngừa rủi ro có thể sẽ quan trọng hơn đối với cả hai bên so với việc đạt được các thỏa thuận mới”.

Trên thực tế, dù các hợp đồng mới để mua vũ khí của Nga có thể bị hạn chế, nhưng sáng kiến ​​"Sản xuất tại Ấn Độ" của ông Modi, nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế hàng đầu châu Á này trở thành trung tâm sản xuất, có thể giúp Nga cung cấp nhiều nguyên liệu thô và linh kiện hơn cho hoạt động sản xuất trong nước của Ấn Độ.

Ngoài ra, Nga cũng mong muốn mở rộng Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam (INSTC), một dự án đường bộ, đường biển và đường sắt nối Nga với Ấn Độ thông qua Iran. Vào tháng trước, Nga đã chính thức vận chuyển đợt than đầu tiên thông qua INSTC. Dự án đã được thực hiện trong hơn hai thập kỷ và do những hạn chế mà Nga đang phải đối mặt từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, INSTC hiện là ưu tiên thương mại quan trọng của Điện Kremlin.

Việc hoàn thành một dự án khác có tính cấp bách mới là Hành lang hàng hải Chennai-Vladivostok. Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2019, tuyến đường biển kéo dài 10.300 km (5.600 hải lý) từ khu vực cực Đông của Nga có thể giúp bảo đảm dòng năng lượng của Nga và các nguyên liệu thô khác đến Ấn Độ. Hành lang được đề xuất dự kiến giảm thời gian vận chuyển từ 40 xuống 24 ngày so với tuyến đường hiện có qua Kênh Suez.

Có thể bạn quan tâm
Xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng, tránh hợp thức hoá sai phạm

Xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng, tránh hợp thức hoá sai phạm

07:40 11/06/2024

Ngày 10.6, thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam cho biết, cơ quan này vừa có văn bản gửi Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; UBND...

Bộ Giao thông vận tải: 5 cao tốc hai làn sẽ được nâng cấp

Bộ Giao thông vận tải: 5 cao tốc hai làn sẽ được nâng cấp

18:40 02/03/2024

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải chia sẻ các giải pháp nâng cấp, hoàn chỉnh các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư sau tai nạn nghiêm trọng tại cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Giao đất cho 136 hộ dân liên quan đến dự án Vành đai 4

Giao đất cho 136 hộ dân liên quan đến dự án Vành đai 4

14:20 24/11/2023

Theo UBND huyện Thường Tín (Hà Nội), sau 6 đợt, huyện đã triển khai bốc thăm và giao được đất tái định cư cho 136 hộ dân liên quan đến...

Người dân Quảng Ngãi vui mừng vì giá cau tăng đột biến

Người dân Quảng Ngãi vui mừng vì giá cau tăng đột biến

05:40 26/06/2024

Hiện giá cau đầu vụ tại Quảng Ngãi khoảng 45.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân ngay từ đầu vụ.

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là đối tác năng động, cởi mở và chân thành với các địa phương trên thế giới

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là đối tác năng động, cởi mở và chân thành với các địa phương trên thế giới

10:00 24/09/2024

Sáng 24/9, Đối thoại hữu nghị TP. Hồ Chí Minh ((Ho Chi Minh City Friendship Dialogue - FD) năm 2024 đã chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. FD năm nay được tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm và các ưu tiên trong hợp tác phát triển”.

Ì ạch dự án metro Nhổn - ga Hà Nội 13 lần 'lỡ hẹn' về đích

Ì ạch dự án metro Nhổn - ga Hà Nội 13 lần 'lỡ hẹn' về đích

18:50 08/07/2024

Đến nay, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã chậm tiến độ 9 năm và 13 lần lỡ hẹn. Hàng ngày, các đoàn tàu vẫn chạy thử ở đoạn trên cao và chưa thể đưa các đoàn tàu vào hoạt động chở khách.

Động thái mới của Bộ Giao thông về vụ sập dầm cầu cao tốc Bắc - Nam

Động thái mới của Bộ Giao thông về vụ sập dầm cầu cao tốc Bắc - Nam

18:20 02/07/2023

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu nhà đầu tư, đơn vị giám sát, nếu nhà thầu chưa đáp ứng phương án an toàn được duyệt phải dừng thi công, tuyệt đối không để xảy ra sự cố như việc sập dầm cầu Nghi Mỹ trên dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt như vừa qua.

Tây Bắc cuối ngày: Nhà khách trăm tỉ nguy cơ lỗi hẹn dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tây Bắc cuối ngày: Nhà khách trăm tỉ nguy cơ lỗi hẹn dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

02:30 17/04/2024

Nhà khách trăm tỉ nguy cơ lỗi hẹn dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ; Chợ chè hơn 30 năm tuổi, chỉ họp vào buổi sáng; Tránh xe...

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về sinh trắc học tài khoản ngân hàng

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về sinh trắc học tài khoản ngân hàng

01:00 07/07/2024

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 vào chiều 6/7, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng đã thông tin liên quan việc nhiều khách hàng phản ánh bị khó khăn khi cập nhật sinh trắc học tài khoản ngân hàng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới