'Lộ trình chuyển đổi xanh của Việt Nam cần sự hỗ trợ của quốc tế'

07:10 09/06/2023

Để giảm thiểu các rủi ro phải đánh đổi khi đột phá, Việt Nam mong các nước OECD giúp tiên phong phát triển, chuyển giao công nghệ mới hiệu quả, an toàn, phù hợp cho các nước đang phát triển.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2023. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, sáng 8/6, tại thủ đô Paris, trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) 2023, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục tham dự và là diễn giả chính phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng 0, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” do Bộ trưởng An ninh năng lượng và Trung hòa carbon Anh chủ trì.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: “Thách thức khí hậu đã, đang và sẽ là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại, đe dọa an ninh lương thực, nguồn nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân toàn thế giới. Trên hành trình tìm câu trả lời hóa giải thách thức này, chúng ta đã thống nhất nhận thức về tính cấp thiết và quyết tâm chuyển đổi kinh tế toàn cầu từ 'nâu' sang 'xanh'."

Quang cảnh phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2023. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Theo Bộ trưởng, từ Hội nghị Paris đến Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 26, COP 27; từ Chương trình hành động cho khí hậu (IPAC), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC) đến Diễn đàn giảm phát thải carbon (IFCMA); rất nhiều sáng kiến, cách tiếp cận và cam kết vì khí hậu đã được đưa ra.

Bước tiếp theo trên lộ trình vì khí hậu là biến nhận thức thành hành động trên phạm vi toàn cầu. Quá trình này vốn đã đầy thách thức đối với các nước OECD, lại càng gian nan đối với các nước ngoài OECD có trình độ phát triển thấp hơn.

Chia sẻ từ góc độ Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng một nước đang phát triển, một nền kinh tế đang chuyển đổi, để thành công quá trình này cần đảm bảo các tiêu chí: Cân bằng, Công bằng, Đồng bộ và Đột phá.

Cụ thể là quá trình chuyển đổi xanh cần bảo đảm tính cân bằng và công bằng. Đó là cân bằng chiến lược giữa chuyển đổi năng lượng sạch và an ninh năng lượng, tính tới điều kiện, trình độ khác biệt giữa các nước để xây dựng các lộ trình chuyển đổi năng lượng đa dạng, có tính thực tiễn cao.

Đó là công bằng trong khả năng tiếp cận công nghệ xanh, tài chính xanh đối với các nước đang và kém phát triển; công bằng trong việc bảo đảm không gian và cơ hội phát triển giữa các nhóm nước và các nhóm cộng đồng trong xã hội để không một ai hay quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.

Chuyển đổi xanh cần được thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn cầu. Biên giới quốc gia của thách thức khí hậu là không có. Việc thủng tầng ozone ở một góc nào đó trên thế giới sẽ tác động nhanh chóng đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, cần sự phối hợp chính sách, quyết tâm thực hiện của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam đánh giá cao Diễn đàn IFCMA của OECD; việc thống nhất một số định hướng, chính sách chung ở cấp độ toàn cầu như sứ mệnh của IFCMA đóng vai trò quan trọng.

Quá trình chuyển đổi xanh là một cuộc cách mạng, mà muốn thành công cần tư duy và hành động đột phá, nhất là mạnh dạn ứng dụng các công nghệ mới xanh hơn, hiệu quả và thông minh hơn.

Để giảm thiểu các rủi ro phải đánh đổi khi đột phá, Việt Nam mong các nước OECD, những nước đi đầu về công nghệ, giúp tiên phong phát triển và chuyển giao công nghệ mới hiệu quả, an toàn, phù hợp cho các nước đang phát triển.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Chuyển đổi sang kinh tế xanh, tuần hoàn, ít phát thải luôn là chủ trương phát triển xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam.

Mặc dù là một nước đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam đã có những cam kết đầy tham vọng, đồng thời cùng chung tay trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quyết tâm này đã được thể hiện rõ qua cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP26, việc thiết lập Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và gần đây nhất là việc thông qua Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn kết luận: "Lộ trình hành động vì khí hậu này chỉ có thể thành công với sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là OECD qua hỗ trợ vốn ưu đãi, chuyển giao công nghệ, xây dựng thể chế chính sách, quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam cũng mong OECD hỗ trợ trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam"./.

Có thể bạn quan tâm
Phát hiện gần 2,5 tấn măng không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi chua ở Hà Nam

Phát hiện gần 2,5 tấn măng không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi chua ở Hà Nam

22:00 22/12/2023

Ngày 22.12, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Hà Nam chủ trì phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam phát hiện, thu giữ gần 2,5 tấn măng không rõ nguồn gốc.

Nông dân miền Tây mừng rơn vì trúng mùa lại được giá

Nông dân miền Tây mừng rơn vì trúng mùa lại được giá

18:50 09/07/2023

Nhiều ngày qua, người dân Miền Tây vui mừng vì làm lúa hè thu thắng lớn khi giá lúa cao hơn cùng kỳ.

Mặc xung đột với Ukraine, Nga tuyên bố đạt kỷ lục về một lĩnh vực

Mặc xung đột với Ukraine, Nga tuyên bố đạt kỷ lục về một lĩnh vực

06:50 03/02/2024

Ngày 2/2, tại cuộc họp của Hội đồng liên chính phủ Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) ở thành phố Almaty, Kazakhstan, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho hay, nước này đã xây dựng khoảng 650 km đường bộ.

Bốn dự án cộng đồng tại Bình Định do UNDP tài trợ

Bốn dự án cộng đồng tại Bình Định do UNDP tài trợ

11:40 29/11/2023

Lãnh đạo Bình Định cam kết đảm bảo tiến độ 4 dự án phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường do UNDP tài trợ.

Du khách thích thú không khí Tết cổ truyền ở Hà Nội

Du khách thích thú không khí Tết cổ truyền ở Hà Nội

21:20 25/01/2024

Không gian đậm nét Tết cổ truyền của các vùng miền được tái hiện bởi Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch TP Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long cùng các đơn vị, làng nghề khiến người dân và du khách thích thú, dành hàng giờ đồng hồ trải nghiệm vẫn không chán.

Quảng Ninh: Cần gỡ khó thủ tục xuất nhập cảnh trong hoạt động du lịch

Quảng Ninh: Cần gỡ khó thủ tục xuất nhập cảnh trong hoạt động du lịch

19:00 14/04/2023

Quảng Ninh – Theo thông tin của Chi hội Du lịch lữ hành Móng Cái , hiện thủ tục nhập cảnh bên Đông Hưng (Trung Quốc) vẫn đang gặp một...

Lộ diện 'trung tâm Hàn Quốc' mới tại Việt Nam

Lộ diện 'trung tâm Hàn Quốc' mới tại Việt Nam

13:20 28/05/2024

“Người Hàn yêu thích Ocean City vì môi trường sống thoải mái, cơ sở hạ tầng hiện đại, có nhiều tiện ích và dịch vụ giải trí, tạo điều kiện sống chất lượng cao cho cư dân. Đặc biệt, đối với các gia đình người Hàn Quốc, việc tiếp cận các cơ sở giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng và Ocean City có đủ các cơ sở giáo dục đa dạng để đáp ứng nhu cầu này”, bà Chang Eun Sook, Chủ tịch Hội Người Hàn Quốc tại Việt Nam, khẳng định và tin tưởng...

Các luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

Các luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

11:20 30/06/2024

TP - Sáng 29/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Rầm rộ đấu giá, đất nền nhiều nơi ở ngoại thành Hà Nội sốt ảo

Rầm rộ đấu giá, đất nền nhiều nơi ở ngoại thành Hà Nội sốt ảo

07:10 05/05/2024

Nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu thị trường bất động sản đã lên tiếng cảnh báo tình trạng sốt đất ảo khi phân khúc đất nền dần hồi phục,...

Co loi xay ra
Co loi xay ra