‘Con chó nghĩ đơn giản, khi nó thân thiện với bạn, nó nghĩ bạn là một con chó; khi nó trung thành với bạn, nó nghĩ bạn là con chó đầu đàn’ - nhà báo Hoàng Hải Vân nói.
Chiều 22-10, tại toà soạn báo Thanh Niên (TP.HCM) đã diễn ra buổi giao lưu, giới thiệu sách Ký sự người nuôi chó với tác giả, nhà báo Hoàng Hải Vân.
Nhà báo Hoàng Hải Vân đã tâm sự với độc giả về hành trình nuôi dưỡng, đồng hành với đàn chó Phú Quốc và xem chúng như người thân trong gia đình.
Cuốn Ký sự người nuôi chó tái hiện những trải nghiệm đáng nhớ của nhà báo Hoàng Hải Vân khi ông được tặng hai con chó Phú Quốc đầu tiên.
Và rồi ông quyết định bỏ chung cư về vườn để gây dựng cả một đàn chó Phú Quốc với hệ sinh thái thân thiện.
Ý tưởng cho cuốn sách bắt đầu từ loạt bài viết theo chủ đề Ký sự người nuôi chó của tác giả, đăng dài kỳ trên báo Thanh Niên.
Sau khi đăng tải, loạt bài thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả yêu mến loài chó và cả những người chưa từng nuôi chó.
Trong sách, Hoàng Hải Vân đặt cho những tên gọi đáng yêu và thân thương cho 11 chú chó mà gia đình ông nuôi như: Bầu, Bí, Ớt, Tỏi, Gừng, Nghệ, Hành, Ngò, Tu-ti, Chuối, Ổi.
Trò chuyện với độc giả, ông chia sẻ, đối với gia đình ông, 11 con chó không phải là "vật nuôi" mà là người, những đứa con.
Ông nói mình đang phấn đấu trở thành "con đầu đàn" của 11 con chó.
Bởi lẽ, Hoàng Hải Vân học được rất nhiều điều khi xem chương trình của người dạy chó lừng danh thế giới Cesar Millan.
Triết lý của Cesar là người nuôi chó không phải là người sở hữu, không phải là chủ của những con chó, mà phải trở thành bạn, trở thành một con đầu đàn (leader of pack).
"Nếu bạn muốn là bạn của một con chó, hoặc là con chó phải "hạ mình" thành một con người hoặc là bạn phải "nâng mình" lên thành một con chó.
Thành một con người thì phải chịu nhiều thị phi phiền não, nên tất nhiên con chó không có ý định đó, chỉ còn cách thứ hai" - Hoàng Hải Vân dí dỏm viết trong sách.
Trong buổi chia sẻ, một nữ độc giả trẻ tuổi "rưng rưng" chia sẻ rằng mình đã từng nuôi chó nhưng rồi đã bị lạc mất "người bạn" ấy và hỏi cách tác giả Hoàng Hải Vân làm như thế nào để vượt qua được sự mất mát trong hành trình nuôi thú cưng.
"Khi một con chó của tôi mất đi, tôi không thể viết thêm được nữa bởi khi mất đi chúng, tôi như mất đi một người thân.
Nỗi buồn này không thể diễn giải được và không có giải pháp nào giúp vơi đi được nỗi buồn ấy" - Hoàng Hải Vân đáp lời.
Trong sách, tác giả cũng viết một chương kể về nỗi buồn của ông khi một chú chó trong nhà đi mãi không về. Đó là thằng Bim.
Bim vốn hiền lành nhưng có bản tính... mê gái. Nó đã lén đi nửa cây số để tìm bạn tình.
"Dạy chó không đi hoang để tìm bạn tình là điều không thể, đừng cố gắng mất công. Tôi biết nó đi hoang mỗi khi có con chó cái ở đâu đó động dục, phải rào lại khu vườn mới ngăn được, nhưng đã không kịp nữa...
Thằng Chuối, con trai nó, hằng ngày vẫn nằm dưới gốc phượng chờ đợi, suốt một năm nó vẫn nằm đó ngóng ra đường, ngày cũng như đêm.
Mỗi lần tôi gọi "Bimmmm", thằng Chuối và con Tu-ti vểnh tai lên, vẫy đuôi, nhưng không có Bim đâu cả.
Giờ thì mỗi khi đi dọc theo quốc lộ này, tôi vẫn nhìn những con chó trên đường, trong sân vườn nhà người khác, mong được thấy thằng Bim, vẫn hy vọng nó còn sống ở đâu đó với người tốt bụng. Và thỉnh thoảng, tôi ra đường gọi "Bimmmm..." mà lòng thắt lại" - tác giả viết.
Tác giả Hoàng Hải Vân từng là Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên.
Sau khi Ký sự người nuôi chó của ông ra mắt, Hoàng Hải Vân sẽ dành toàn bộ nhuận bút sách để trao cho chương trình Cùng con đi tiếp cuộc đời của báo Thanh Niên, góp phần chăm lo cho các em nhỏ mồ côi do bão lũ tiếp tục đến trường.
Chiều 17/11, Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp với Ban An toàn giao thông (ATGT) TP tổ chức tọa đàm Đẩy mạnh hiệu quả của các đội hình triển khai mô hình “Cổng trường bình yên” tại cơ sở và Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông.
Sáng 25/3, tại Học viện Quân y, học viên quân sự Việt Nam, Lào, Campuchia đang học tập tại Học viện cùng sôi nổi tranh tài trong Hội thi “Học viên Khỏe - Khéo” với các phần thi mang đậm chất lính quân y.
Sáng 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Ngay sau lễ phát động, chính quyền, các đoàn thể và người dân Hà Nội đã xuống đường dọn dẹp, thu gom rác thải trên tất cả các tuyến phố của Thủ đô
Trong khi vì thiếu thuốc mà bệnh nhân ung thư ở TP.HCM phải chờ đợi, chạy vạy khắp nơi để chụp PET-CT chẩn đoán ung thư thì có một lò công suất lớn hơn phải 'trùm mền'.
Ngày 31-7, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bình Định đã có buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích tháp Đại Hữu.
TP - Tiếp xúc với Thượng úy Lê Hảo (Bộ Tư lệnh TPHCM, Quân khu 7), một điều dễ nhận thấy ở anh là người năng động, sáng tạo và luôn cháy lên một ngọn lửa nhiệt huyết. Anh đã sáng tạo ra nhiều mô hình mới thu hút giới trẻ trong quân ngũ, được các đơn vị đánh giá cao.
Đã có 4 năm theo đuổi ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhưng rồi, Trịnh Hải Sơn lại quyết định từ bỏ để học ngành Vật lý của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Và thật đặc biệt, sau 4 năm học, Sơn trở thành thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên với điểm tổng kết là 3,92/4. Kiến ThứcTrịnh Hải Sơn chia sẻ, với em, điểm số không phải là điều quan trọng nhất. Ảnh: NVCC.1 Trịnh Hải Sơn chia sẻ, điểm...
20 'bóng hồng' nhận giải thưởng Nữ sinh KHCN Việt Nam năm 2024 đều có thành tích học tập xuất sắc, có các bài báo đăng trên tạp chí, hội nghị, hội thảo uy tín trong nước và quốc tế, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường có tính thực tiễn cao. Nhiều nữ sinh đạt giải cao các cuộc thi đổi mới sáng tạo, cuộc thi lập trình trong nước và quốc tế, được nhận các học bổng, chương trình trao đổi học tập trong và ngoài nước.
Giáo viên và học sinh Trường THPT Chuyên Quốc học Huế (TP. Huế) đã có tưng bừng chào đón em Võ Quang Phú Đức - quán quân Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24 trở về sau chiến thắng nghẹt thở.