Nhà báo Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - khẳng định: "Đó là những vấn đề rất lớn làm rường cột và tính chỉnh thể của Hệ thống lý luận Nguyễn Phú Trọng, trực tiếp xây dựng Lý luận Đổi mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên bàn làm việc của tôi là tập bản thảo công trình nghiên cứu đang hoàn thiện về Hệ thống lý luận Nguyễn Phú Trọng. Tôi nghĩ, hệ thống lý luận của Tổng Bí thư, rường cột của Lý luận Đổi mới từ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sẽ trực tiếp bổ sung và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, trên lộ trình chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng".
Và, câu chuyện của chúng tôi xoay quanh "kho báu lý luận" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại.
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận sắc sảo và uyên bác của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ấn tượng của ông với tầm nhìn của Tổng Bí thư về CNXH và CNXH ở Việt Nam như thế nào, đặc biệt trong những thời khắc khó khăn khi Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ?
Vấn đề này, tôi thấy đồng chí Nguyễn Phú Trọng quan tâm từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Lúc bấy giờ, chúng ta đứng trước thềm khủng hoảng, siêu lạm phát, với những thách thức rất ghê gớm, thậm chí sinh tử. Làm gì và làm như thế nào để vượt qua các thách thức nghiệt ngã đó?
Năm 1989, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đang giữ cương vị Ủy viên Ban Biên tập của Tạp chí Cộng sản. Công việc Bộ Chính trị và Ban Bí thư đặt ra cho Tạp chí là cùng với giới lý luận nghiên cứu vấn đề này.
Cũng trong khoảng thời gian này, tôi cùng một số cán bộ của Tạp chí đang học ở Liên Xô thì nhận được yêu cầu trở về nước của Ban Bí thư (12/1989). Dấu hiệu cho thấy tình trạng bất ổn định về mặt chính trị của các nước XHCN.
Ở trong nước, giai đoạn 1989 - 1990, một vấn đề bức xúc đặt ra là sự thành bại của đất nước trên con đường XHCN trong sự khủng hoảng chung của "trận động đất" lịch sử thế giới - hệ thống XHCN lung lay, khủng hoảng và một số nước chế độ XHCN tan rã.
Nhớ lại để thấy rằng, những vấn đề về CNXH luôn là câu hỏi lớn, không chỉ những năm 90 của thế kỷ XX đặt ra mà bây giờ vẫn đang nóng bỏng. Những vấn đề có tính quy luật và quy luật của CNXH, gắn với nó là những vấn đề có tính quy luật và quy luật xây dựng Đảng lãnh đạo cầm quyền với CNXH, những vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, sự tương tác giữa các thể chế chính trị - xã hội khác nhau, giữa chủ nghĩa tư bản với CNXH và các hình thái phát triển đa dạng khác… vẫn đang đòi hỏi kiến giải và xác quyết.
Toàn bộ hệ thống nhận thức luận về CNXH đã được đồng chí Nguyễn Phú Trọng, với cương vị Tổng Bí thư, đã hiện thực hóa bằng những quyết sách chính trị của Đảng. Và, trong hệ thống chính trị của chúng ta thì, Nhà nước phải thể chế hóa bằng pháp luật trên tất cả các phương tiện về chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại và an ninh - quốc phòng để hiện thực hóa những tư tưởng về CNXH và tổ chức công cuộc đổi mới xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam.
- Có một câu hỏi thường được đặt ra từ các nước tư bản và không ít người trong nước: "Tại sao Việt Nam không chọn chủ nghĩa tư bản mà lại kiên định đi theo con đường CNXH?". Tổng Bí thư đã lý giải câu hỏi này bằng lý luận và thực tiễn ở Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi này có lẽ từ khi tôi sinh ra đã có rồi, thậm chí có trước rồi, ngay từ năm 1930. Đặc biệt ở những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam và những cuộc chấn động lịch sử thế giới những năm 90 của thế kỷ XX, thì vấn đề này bỗng nhiên được không ít người đặt lại.
Về mặt lịch sử, Nhân dân ta không bao giờ quay lại chế độ phong kiến. Việt Nam quá đủ rồi! Thế nên con đường phát triển của Việt Nam không phải là con đường quay lại chế độ phong kiến. Nhưng, càng không thể chấp nhận chế độ thuộc địa nửa phong kiến như đã từng nếm chịu khổ sở, nhục nhã suốt cả trăm năm, kể từ năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược và áp đặt lên cổ dân tộc ta rồi. Vấn đề đặt ra nóng bỏng: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Con đường duy nhất đúng, duy nhất phù hợp đối với Việt Nam là con đường CNXH. Với sự kỳ công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đó và đó là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, sự khao khát của Nhân dân. Gần 80 năm qua, về mặt thực tiễn, đánh dấu bằng sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, đã xác tín hùng hồn sự lựa chọn lịch sử đó rồi.
Và, Việt Nam đi lên CNXH từ một nước thuộc địa nửa phong kiến. Một điều kỳ lạ, theo sự nghiên cứu của tôi, có lẽ trên thế giới này cũng chưa có một quốc gia, dân tộc nào vừa kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2, vừa kiến quốc vào những năm 50 - 60 và vừa xây dựng CNXH vừa chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào những năm 60 - 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX như chúng ta.
Đây là điều hết sức độc đáo, hết sức đặc sắc, càng chứng minh và khẳng định cho bất cứ ai thấy và không thể chối cãi, rằng sự lựa chọn con đường CNXH là hoàn toàn phù hợp với quy luật tiến hóa, phù hợp với lịch sử dân tộc, nhất là phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân.
Nhân đây cũng nói thêm, CNTB có được như ngày nay phải mất 500 năm, còn chúng ta về mặt lịch sử, kể từ tư tưởng XHCN mới có khoảng 200 năm. Đặc biệt, về mặt thực tiễn, CNXH hiện thực mới chỉ có hơn 100 năm, và ở nước ta chỉ gần 80 năm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta xây dựng CNXH dài nhất, đến nay là 79 năm, Liên Xô được 74 năm, Trung Quốc là 75 năm. Điều này, đối với chúng ta, cho thấy càng đi trên con đường XHCN thì sự phát triển đất nước càng phù hợp, càng mạnh mẽ và dân tộc càng phát triển vững chắc.
Và, chính những thành tựu của 40 năm đổi mới xây dựng xã hội XHCN Việt Nam và kinh nghiệm về vấn đề này của các nước XHCN khác, vừa xây dựng vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm vừa tổ chức thực tiễn, vừa tiếp thu kinh nghiệm phát triển của tất cả các hình thái kinh tế, chúng ta càng tìm thấy cơ hội và thực tế đã làm phong phú hơn, góp phần phát triển lý luận về CNXH khoa học, bằng thực tiễn của mình.
Đấy là con đường phù hợp với chúng ta.
Cho tới tận hôm nay, vẫn có người rêu rao, có thể có những con đường khác tốt hơn cho Việt Nam. Tôi đã từng hỏi: Đâu? Con đường nào? Nhưng họ chỉ bày ra một mớ hổ lốn, lai căng, chắp và và võ đoán. Họ không chứng minh được. Tôi nói, không con đường nào tất yếu và phù hợp với chúng ta, ngoài con đường XHCN.
Về vấn đề này, dân tộc ta, dưới ngọn cờ của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại những kho tàng lý luận và thực tiễn vô giá về sự đúng đắn và phù hợp của con đường XHCN Việt Nam trên đại lộ phát triển của toàn thế giới.
- Một vấn đề khác cũng gây nên nhiều tranh luận đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhân đây, xin ông cho biết sự quan tâm của Tổng Bí thư về phát triển nền kinh tế Việt Nam?
Cuộc chiến về mặt tư tưởng, lý luận nổ ra ở Việt Nam vào suốt những năm 1989 và phải cho đến năm 2001 thì mới định hình được về mặt lý luận và tổi chức thực tiễn. Có một điều lạ, cùng thời điểm ấy, Trung Quốc khẳng định và phát triển nền kinh tế thị trường XHCN thì tất cả những thế lực cơ hội, những thế lực nửa vời không ai nói gì. Còn chúng ta nói kinh tế thị trường định hướng XHCN thì lại có nhiều người chọc gậy bánh xe, thậm chí điên cuồng bài bác và cả chống phá.
Ai cũng biết và hiểu, kinh tế thị trường không phải của riêng CNTB. Kinh tế thị trường đẻ ra CNTB và CNTB nắm lấy kinh tế thị trường, sử dụng nó triệt để để kiến tạo, xây dựng và phát triển chủ nghĩa tư bản.
Vì thế, có một điều nhầm lẫn xưa nay, kể cả trong học thuật lẫn thực tiễn, người ta thường đồng nhất kinh tế thị trường với CNTB. Đối với CNTB, kinh tế thị trường là mục tiêu, là nhằm chiếm lấy lợi nhuận tối đa, bất chấp tất cả, kể cả con người.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam khác về bản chất và sử dụng nó xuất phát từ mục tiêu phát triển XHCN của chùng ta và điều kiện lịch sử của đất nước. Chúng ta đi con đường XHCN và sử dụng kinh tế thị trường định hướng XHCN như là thành quả của nền văn minh nhân loại, một công cụ để phát triển nền kinh tế Việt Nam. Để phát triển quốc gia không có đường nào khác đúng đắn hơn là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN này dù phát triển theo những quy luật của nó, nhưng phải phục vụ Nhân dân lao động, vì sự phồn thịnh quốc gia.
Chúng ta phát triển mạnh mẽ về kinh tế nhưng song hành với nó là phát triển xã hội và sâu xa hơn, nó là một nền móng để xây dựng và phát triển một xã hội Việt Nam nhân văn, bảo vệ, phát triển toàn vẹn con người và môi trường sinh thái Việt Nam và toàn cầu.
Đó là có mục tiêu tối thượng của CNXH Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng.
- Vậy theo ông, Tổng Bí thư đã vận dụng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam như thế nào?
Định hướng XHCN của chúng ta là vạch ra một khuôn khổ, với những giới hạn và "độ" tất yếu để nền kinh tế và tất cả các lĩnh vực khác vận hành theo đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nếu trật ra khỏi giới hạn đó, trật ra khỏi khuôn khổ đó thì lập tức không còn XHCN nữa. Kinh tế sẽ lâm vào kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường tiền vì tiền, kinh tế vị kinh tế… Chúng ta quyết không thể rơi vào những vũng bùn đó được. Và, tất cả các lĩnh vực khác cũng vậy.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dày công nghiên cứu về kinh tế thị trường định hướng XHCN với trọng trách là người lãnh đạo. Tôi dõi theo ông suốt hơn 30 năm, trên nhiều cương vị khác nhau khi là thành viên Ban Văn kiện (Đại hội VIII, IX), thường trực Ban Văn kiện (Đại hội X) và là chủ trì xây dựng Văn kiện (Đại hội XI, XII, XIII), vấn đề này là một trong những trọng sự khó khăn nhất nhưng cũng rất lý thú!
Thành quả lý luận của Tổng Bí thư là thành quả lý luận của toàn Đảng. Kinh nghiệm phát triển thực tiễn xây dựng Việt Nam XHCN mấy chục năm qua cho thấy, cứ qua mỗi một chặng đường, những vấn đề này dần được sáng tỏ. Thông qua tổ chức thực tiễn, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chúng ta tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận. Và, toàn bộ thành quả thực tiễn và lý luận đó từng bước được hiện thực hóa bằng các quyết sách chính trị của Đảng, hiện thực hóa bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước…, để bảo đảm phát triển đất nước.
Thế nên khó có thể tách rời sự phát triển của thực tiễn với sự phát triển lý luận của Đảng ta, kết tinh ở Tổng Bí thư, trên phương diện này. Và cũng càng không thể tách rời toàn bộ thành công của Đảng ta với sự nỗ lực và ủng hộ của Nhân dân ta trong công cuộc đổi mới, trực tiếp ở lĩnh vực này.
- Để thực hiện được hoài bão lớn của cả dân tộc, công tác xây dựng Đảng đặc biệt được chú trọng trong suốt thời kỳ đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư. Có nhận định Tổng Bí thư đã coi công tác cán bộ là then chốt của then chốt và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tiên phong. Ý kiến của ông như thế nào?
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố căn bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam suốt 94 năm qua và đây cũng là nhân tố quyết định tính chất XHCN của Việt Nam.
Trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, những quyết sách về công tác cán bộ chính là sự tổng kết toàn bộ những trải nghiệm thành bại của chúng ta trên địa hạt xây dựng Đảng.
Cách đây 10 năm, chúng ta thường nói về xây dựng Đảng trên 3 phương diện là chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đến Đại hội XII, xây dựng Đảng về mặt đạo đức là phương diện thứ tư trong toàn bộ tính quy luật xây dựng Đảng ở Việt Nam. Và thực tiễn càng cho thấy sau khi công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư đã bộc lộ ra hàng loạt vấn đề mới mẻ nhưng rất khó khăn về mặt cán bộ. Điều này đã và đang thách thức chúng ta, thách thức Đảng, thách thức hệ thống chính trị, thách thức con đường XHCN.
Tổng Bí thư không dưới 10 lần nhấn mạnh, đó là then chốt của then chốt, chìa khóa của của chìa khóa thành công.
Thế cho nên, tại Đại hội XIII, Đảng xác quyết phương diện thứ năm về xây dựng, chỉnh đốn Đảng là xây dựng Đảng về cán bộ. Và, chúng ta thấy, tầm nhìn xa, quyết định chính trị chiến lược, đặc biệt tổ chức thực tiễn trong 3 năm vừa qua trên phương diện nay, thật sự phù hợp và đúng đắn.
Sau khi có đường lối đúng, cái quyết định là ở đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Chính công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Tổng Bí thư là người đứng đầu là góp phần xây dựng một bộ máy gồm những cán bộ ngày càng xứng đáng.
- Tổng Bí thư tốt nghiệp khoa Ngữ văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) và một hình ảnh rất đỗi dung dị mà lay động hàng triệu con tim là bức ảnh Tổng Bí thư cùng gia đình gói bánh chưng nhân dịp Tết cổ truyền 2019. Như vậy, ông đánh giá, yếu tố văn hóa được Tổng Bí thư xác lập vị trí như thế nào trong con đường XHCN?
Chỉ cần khoảng 30 - 50 năm thì một quốc gia có thể trở thành quốc gia kinh tế cường thịnh. Nhưng để trở thành một cường quốc về văn hóa thì phải cần đến hàng nghìn năm, tối thiểu là hàng trăm năm mới có thể gọi là một quốc gia văn hóa. Trong lịch sử thế giới, tôi chưa thấy có một quốc gia phát triển nào mà nền văn hóa của họ không tương xứng cả.
Có lẽ chưa có một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới như Việt Nam. Với 1.000 năm Bắc thuộc, chúng ta tồn tại được, chúng ta trở lại chính mình được là nhờ văn hóa và chính nhờ văn hóa chúng ta đã bước qua 100 năm lô lệ thực dân.
Văn hóa cũng là điều trăn trở bậc nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và toàn Đảng ta mấy chục năm qua. Thực tiễn cũng cho thấy là, muốn đi nhanh thì bằng khoa học công nghệ, nhưng muốn đi bền vững và nhân văn thì bằng văn hóa. Đối với dân tộc Việt Nam thì càng phải như vậy. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn. Thế nên vấn đề văn hóa là một đại sự và theo nghĩa rộng rãi nhất thì văn hóa chính là chính trị, văn hóa chính là đạo đức. văn hóa chính là kinh tế….
Mỗi một quyết sách về kinh tế, về chính trị mà không bắt đầu từ văn hóa thì sẽ sớm muộn thất bại, không có văn hóa thì kinh tế chỉ là thứ kinh tế vị kinh tế, tiền vị tiền. Chính trị cũng vậy, không thấm đẫm văn hóa thì là một nền chính trị khô cằn.
Văn hóa chính là con người. Trở lại câu chuyện xây dựng Đảng chính là xây dựng Đảng về văn hóa, chính là xây dựng Đảng về con người, đây là công cuộc khó khăn nhất.
Dưới chế độ xã hội XHCN của chúng ta, Nhân dân là chủ thể, Nhân dân là cao nhất, Nhân dân là nhân vật trung tâm. Đấy chính là văn hóa. CNXH mà không đem lại độc lập cho dân tộc, không đem lại dân quyền cho Nhân dân, không đem lại hạnh phúc cho đồng bào thì không còn là CNXH nữa và đó chính là thước đo về sự trưởng thành của CNXH ở Việt Nam.
Và càng ngày chúng ta càng thấy rõ đó chính là văn hóa.
Đó là bản sắc văn hoá trên con đường phát triển XHCN của chúng ta.
- Phải chăng các vấn đề trên đã hình thành nên Hệ thống lý luận Nguyễn Phú Trọng mà ông từng nhắc tới? Ông có thể nêu một cách khái quát và ngắn gọn nhất về Hệ thống lý luận Nguyễn Phú Trọng?
Hệ thống lý luận Nguyễn Phú Trọng chính là tiếp nối và phát triển những thành quả cả Đảng 94 năm qua, bằng sự trả lời từng bước thành công 3 câu hỏi: CNXH là gì? Xây dựng CNXH như thế nào? Ai xây dựng CNXH?, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn xây dựng và phát triển công cuộc đổi mới Việt Nam và kinh nghiệm thế giới. Nói cách khác, ba câu hỏi lớn nhất ấy đã được trả lời bằng lý luận và bằng những thành quả cụ thể trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại..., dưới ngọn cờ của Đảng, mà Tổng Bí thư là người đứng đầu
Hệ thống lý luận Nguyễn Phú Trọng là kho báu của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc ta và Nhân dân Việt Nam.
Tôi kỳ vọng, dưới ngọn cờ của Đảng ta, từ thành tựu của 40 năm đổi mới, Hệ thống lý luận Nguyễn Phú Trọng là nguồn bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng Lý luận Việt Nam Đổi mới, góp phần tiếp tục phát triển kho tàng lý luận cách mạng thế giới. Và, trực tiếp nhất, tiếp tục là kim chỉ nam dẫn dắt con đường XHCN Việt Nam phát triển, để đất nước ta, dân tộc ta và Nhân dân ta tiếp tục xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc, nhịp bước cùng thời đại.
Đó cũng là khát vọng của Đảng ta suốt 94 năm qua, hiện thân trong các đồng chí đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam ở bất cứ thời kỳ nào. Đó cũng là khát vọng của 100 triệu đồng bào ta về một Việt Nam hòa bình, thống nhất, phú cường, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, văn minh và tiến bộ.
- Xin trân trọng cảm ơn ông.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đang tìm cách tái đắc cử với các cam kết củng cố nền kinh tế và cải thiện mức độ an toàn sau thảm họa đường sắt tồi tệ nhất của quốc gia.
Quê hương của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Đình Giót - người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng...
Theo nhà phân tích Mathieu Droin của CSIS, sự hiện diện hay can dự của NATO tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là vấn đề gây chia rẽ giữa các nước trong khu vực còn hơn cả giữa các nước thành viên.
Tối 2-9, hàng ngàn người dân và du khách đã hào hứng cổ vũ, theo dõi đêm trình diễn 'Tinh hoa võ thuật quốc tế' tại TP Quy Nhơn.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã thông báo về kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến dự án tuyến metro số 1 và phấn đấu hoàn thành thi công vào cuối năm 2023.
Tin 20h ngày 10.6: Nhiều nơi tại Cao Bằng có nguy cơ bị cô lập, mưa vẫn tiếp diễn; Nhiều người dân ở TPHCM lại xếp hàng dài từ sáng...
Lãnh đạo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế nói rằng việc đặt mìn tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là 'không phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn và hướng dẫn an ninh hạt nhân'.
Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ và Lầu Năm Góc cho biết cần cẩu tại các cảng có thể gây ra nguy cơ Mỹ bị giám sát hoặc phá hoại. Trung Quốc nói những lo ngại trên là 'do hoang tưởng'.
Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an, trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).