TPO - Bất kể mưa giông, gió rét những nhân viên gác chắn đường tàu vẫn ngày đêm miệt mài bên những thanh gác chắn, đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu tới trạm kế tiếp bình an...
Trong ngành đường sắt, công việc gác chắn đường tàu không được mấy người lựa chọn, bởi sự đơn điệu của công việc và nguồn thu nhập ít ỏi. Nhìn qua, hầu hết mọi người sẽ cho rằng đây là một công việc đơn giản và nhàn nhã, nhưng thực tế ẩn sau đó là những nhọc nhằn và trách nhiệm nặng nề mà ít ai hiểu được.
Có lẽ vì thế, biết bao nữ gác tàu vì trách nhiệm với công việc đã nhiều lần lỡ hẹn với gia đình một chuyến về thăm quê, và cũng biết bao năm chưa được đón một cái tết trọn vẹn bên gia đình...
22 giờ, có mặt tại trạm gác Linh Đàm, bóng chị Dung - nhân viên của trạm đang làm nhiệm vụ, hướng dẫn người dân di chuyển.
Tiền Phong Chị Nguyễn Thị Dung (SN 1995, Hoàng Mai, Hà Nội) bước vào ngành đường sắt Việt Nam với tinh thần trách nhiệm và niềm đam mê cống hiến. Đối với chị Dung , hạnh phúc chỉ giản đơn là sự an toàn của những chuyến tàu. 6 năm khoác màu áo xanh đường sắt, chị luôn giữ cho mình niềm đam mê, trách nhiệm cao với công việc. 1 |
Chị Nguyễn Thị Dung (SN 1995, Hoàng Mai, Hà Nội) bước vào ngành đường sắt Việt Nam với tinh thần trách nhiệm và niềm đam mê cống hiến. Đối với chị Dung , hạnh phúc chỉ giản đơn là sự an toàn của những chuyến tàu. 6 năm khoác màu áo xanh đường sắt, chị luôn giữ cho mình niềm đam mê, trách nhiệm cao với công việc. |
"Là con gái lại là em út trong tổ, nên mọi người thương mình lắm. Thông thường ca làm việc đêm của mình sẽ bắt đầu từ 18 giờ đến 6 giờ 30 sáng ngày hôm sau, còn ca ngày sẽ là 6 giờ 30 sáng đến 18h chiều. Thời gian gấp gáp, mình chỉ kịp nấu bữa cơm chiều chứ không thể quây quần bên mâm cơm cùng gia đình. Đón con đi học về, cho các con ăn xong là vội vàng gói ghém thức ăn, nhanh chóng đến trạm gác chắn để thay ca cho đồng nghiệp. 6 năm theo nghề, chưa bao giờ mình cho phép bản thân đi làm chậm trễ" - chị Dung chia sẻ.
Muốn vậy, tất cả nhân viên gác chắn đều tuyệt đối không được uống rượu bia trước và trong giờ làm việc, phải ngủ thật đủ giấc, ít nhất là hai đến ba tiếng trước khi vào ca để thức canh tàu được thông suốt.
Chị Dung chia sẻ, hầu như nhân viên thâm niên nào cũng mắc "bệnh nghề nghiệp" nặng, đó là trong ca trực không được ngủ nhưng thực tế có cho ngủ cũng chẳng thể chợp mắt được.
Tiền Phong Công việc chính của chị Dung mỗi ca là báo cáo ghi chép, đảm bảo an ninh khu gác và điều chỉnh thanh chắn mỗi khi có tín hiệu tàu đến. 1 |
Công việc chính của chị Dung mỗi ca là báo cáo ghi chép, đảm bảo an ninh khu gác và điều chỉnh thanh chắn mỗi khi có tín hiệu tàu đến. |
Tiền Phong Đồng hành trong ca trực cùng với chị Dung tối hôm nay còn có anh Hưng. Anh đã công tác tại đây được 8 năm. 1 |
Đồng hành trong ca trực cùng với chị Dung tối hôm nay còn có anh Hưng. Anh đã công tác tại đây được 8 năm. |
Tiền Phong Góc làm việc của chị Dung. 1 |
Góc làm việc của chị Dung. |
Chia sẻ về thời gian làm việc, chị Dung cũng cho biết: "Từ nhỏ, các con đã quen với cảnh mẹ xa nhà ban đêm, phải chịu thiệt thòi khi giấc ngủ thiếu hơi ấm của mẹ. Điều mà mình luôn áy náy là không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái. Có đôi khi con ốm đau cần mẹ ở bên, mình vẫn phải gửi hai con đến cho ông bà nội, ngoại trông giúp".
Tiền Phong Căng đôi mắt rồi lấy ngón tay dò từng dòng một trên sổ, chị tỉ mẩn ghi từng dòng ký hiệu tàu, giờ tàu chạy qua, thi thoảng chị mới ngoái lại nói vài câu khi được hỏi. 1 |
Căng đôi mắt rồi lấy ngón tay dò từng dòng một trên sổ, chị tỉ mẩn ghi từng dòng ký hiệu tàu, giờ tàu chạy qua, thi thoảng chị mới ngoái lại nói vài câu khi được hỏi. |
"Tôi chủ động nắm bắt công việc với mục tiêu đặt ra là 100% chuyến tàu chạy qua an toàn tuyệt đối. Vừa cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, tôi vừa học hỏi thêm kinh nghiệm từ anh Hưng hoàn thiện những kỹ năng cần thiết trong vai trò là một nữ gác chắn đường ngang.
Tiền Phong 22h45 phút, nhận lệnh sắp có tàu di chuyển qua chắn ngang từ trực ban ga Định Công (Hoàng Mai - Hà Nội), chị Dung ghi chép vào sổ theo dõi khung giờ tàu qua chắn. Mọi thông tin về lịch trình di chuyển của tàu đều được chị ghi lại cẩn thận, tỉ mỉ để đồng nghiệp của ca sau tiện theo dõi và quản lý. 1 |
22h45 phút, nhận lệnh sắp có tàu di chuyển qua chắn ngang từ trực ban ga Định Công (Hoàng Mai - Hà Nội), chị Dung ghi chép vào sổ theo dõi khung giờ tàu qua chắn. Mọi thông tin về lịch trình di chuyển của tàu đều được chị ghi lại cẩn thận, tỉ mỉ để đồng nghiệp của ca sau tiện theo dõi và quản lý. |
Tiền Phong Sau khi nhận lệnh, chị nhanh chóng bật đèn tín hiệu. Ban đêm, đèn là tín hiệu giúp nhân viên trực camera của Công ty CP Đường sắt Hà Nội nhận biết thông tin có tàu sắp qua gác chắn để có phương án chỉ đạo, điều hành phù hợp. Đèn nháy xanh cũng là lúc chị Dung và anh Hưng di chuyển ra ngoài báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được biết. 1 |
Sau khi nhận lệnh, chị nhanh chóng bật đèn tín hiệu. Ban đêm, đèn là tín hiệu giúp nhân viên trực camera của Công ty CP Đường sắt Hà Nội nhận biết thông tin có tàu sắp qua gác chắn để có phương án chỉ đạo, điều hành phù hợp. Đèn nháy xanh cũng là lúc chị Dung và anh Hưng di chuyển ra ngoài báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được biết. |
Tiền Phong 1 |
Tiền Phong Gác chắn ngang Linh Đàm nằm ở vị trí trung tâm, có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn. Do vậy, những người trực gác nơi đây luôn trong tâm thế sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống; bởi chỉ một chút lơ là, chủ quan đồng nghĩa phải đánh đổi sự an toàn của cả đoàn tàu và mạng người. 1 |
Gác chắn ngang Linh Đàm nằm ở vị trí trung tâm, có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn. Do vậy, những người trực gác nơi đây luôn trong tâm thế sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống; bởi chỉ một chút lơ là, chủ quan đồng nghĩa phải đánh đổi sự an toàn của cả đoàn tàu và mạng người. |
Tiền Phong Trong đêm tối, ánh sáng tỏa ra từ cây đèn là tín hiệu để lái tàu biết đường ngang trước mặt đã đảm bảo an toàn. Từ đó, người lái giữ tốc độ phù hợp cho tàu di chuyển qua. 1 |
Trong đêm tối, ánh sáng tỏa ra từ cây đèn là tín hiệu để lái tàu biết đường ngang trước mặt đã đảm bảo an toàn. Từ đó, người lái giữ tốc độ phù hợp cho tàu di chuyển qua. |
"Sau khi chắn đóng hoàn toàn, quan sát thấy đường ngang thông thoáng, mình mới di chuyển đến bục đứng đón, tiễn tàu. Kinh nghiệm đúc rút hơn 6 làm nghề giúp mình phán đoán chính xác và hoàn thành các thao tác trên trước khi tàu đến đường ngang ít nhất 60 giây.
Chuyến đầu tiên đón trong đêm là tàu chở khách từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội . Trung bình mỗi ngày có khoảng 35 chuyến tàu. Nhưng những dịp tết, lễ có khoảng 40-43 chuyến tàu. Làm nghề này phải chấp nhận không có tết vì phải trực liên tục. Đã mấy năm rồi mình không đón tết “trọn vẹn” cùng gia đình, 6 năm vào nghề nhưng đã 3 lần đón giao thừa trên trạm chắn. Giao thừa năm nay mình cũng trực. Nhưng khi nghĩ về công việc của mình là góp phần để nhà nhà đoàn viên, sum họp sau thời gian xa cách, cũng cảm thấy được an ủi thêm phần nào" chị Dung dí dỏm chia sẻ.
Tiền Phong Bàn tay của chị Dung đã bám lấy thanh chắn nặng trịch mỗi ngày đẩy vài chục lượt qua lại ròng rã gần 6 năm trời. Nhân viên gác chắn phải tuân thủ không được rời vị trí trực trong bất cứ hoàn cảnh nào. 1 |
Bàn tay của chị Dung đã bám lấy thanh chắn nặng trịch mỗi ngày đẩy vài chục lượt qua lại ròng rã gần 6 năm trời. Nhân viên gác chắn phải tuân thủ không được rời vị trí trực trong bất cứ hoàn cảnh nào. |
"Với nữ gác chắc đường ngang trong đêm tối như mình, sẽ không tránh khỏi những phút giây chạnh lòng, cô đơn. Nghề này ít được người đi đường cảm thông, mỗi lần kéo thanh mình lại nghe vài lời than thở không mấy vui vẻ, buồn lắm chứ nhưng cũng gác sang một bên vì việc vẫn phải hoàn thành" chị Dung chia sẻ thêm.
Tiền Phong So với nam giới, công việc gác tàu đối với những người phụ nữ còn áp lực hơn nhiều. Thức trắng đêm đón tiễn tàu đã là sự nỗ lực mà không phải ai cũng hiểu. 1 |
So với nam giới, công việc gác tàu đối với những người phụ nữ còn áp lực hơn nhiều. Thức trắng đêm đón tiễn tàu đã là sự nỗ lực mà không phải ai cũng hiểu. |
Đối với những người vợ, người mẹ làm công việc gác chắn đường tàu, một đêm giao thừa không ở cùng người thân có lẽ không phải chuyện xa lạ. Nhưng một khi đã gắn bó với nghề, dù vất vả mấy các chị cũng cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, vì sự an toàn cho mỗi chuyến tàu.
Tiền Giang - Kể từ ngày 14.11, toàn địa bàn xã Xuân Đông được xác định là vùng dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Sau tiếng nổ lớn nghi do nổ lò hơi tại công ty sản xuất gỗ ở huyện Vĩnh Cửu, cơ quan chức năng phát hiện 6 người chết tại chỗ, sáng 1/5.
Ngày 6/10, trả lời VTC News, đại diện Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã có báo cáo lên Sở Y tế TP.HCM về quá trình tiếp nhận cháu P.N.Q (6 tuổi) đến khám tại phòng khám chuyên khoa nhi của bệnh viện do bác sỹ N.T khám và tư vấn cho mẹ cháu bé. 'Dự kiến tuần sau, Sở Y tế sẽ lập hội đồng chuyên môn đánh giá quy trình tiếp nhận bệnh nhân và phân tích nguyên nhân trẻ 6 tuổi tử vong”, bệnh viện thông tin. Trước đó,...
Nghi phạm chạy xe bán tải chở ma túy tông chết 3 người ở Long An, được xác định là Nguyễn Văn Thanh.
Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên phạt bị cáo Ke Thị Thu Thảo mức án 10 năm tù giam và buộc bị cáo phải có trách nhiệm hoàn trả cho phía bị hại số tiền 500 triệu đồng còn lại.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Long Xuyên (An Giang) vừa khám phá vụ mua bán hàng nghìn quả pháo nổ; đồng thời khởi tố bị can 3 đối tượng liên quan.
Chiều 8/11, Bộ Công an và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ).
Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội thảo luận về phòng chống tham nhũng; Việt Nam sẽ có 296 bến cảng...
Kỳ bí tượng Phật trôi trên biển Chùa Thanh Lương tọa lạc ở thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cách biển khoảng 500m, không gian yên tĩnh, khí hậu mát mẻ. Khu vực quanh chùa có dân cư đông đúc, quanh năm sinh nhai bằng nghề chài lưới. Theo các bậc cao niên ở thôn Mỹ Quang Nam, chùa Thanh Lương là do những người Việt xưa xây dựng từ năm 1956. Xưa kia, vùng đất này có tên Ma Linh Ma Liên, đến thập niên 60 của thế kỷ XX đổi...