Hàng loạt thiếu niên trong các trung tâm giáo dưỡng của Thụy Điển gia nhập băng đảng theo lời dụ dỗ, gây ra những vụ nổ súng chết người.
Giới chức Thụy Điển năm 2023 bắt thiếu hai thiếu niên, một trong số đó 14 tuổi, vì bắn chết một thành viên băng đảng môtô Hells Angels.
Thiếu niên 14 tuổi này vốn sống trong trung tâm giáo dưỡng từ năm 8 tuổi. Năm 2023, một băng đảng giúp thiếu niên trốn khỏi trung tâm, đưa cậu vào khách sạn, cho cậu thức ăn, quần áo mới và cả cần sa. Một tuần sau, các thành viên băng đảng nói đã đến lúc cậu phải trả ơn, bằng cách thực hiện phi vụ ám sát.
Sau khi thiếu niên bị bắt, tòa án kết luận cậu ta phạm tội giết người "theo hợp đồng với băng đảng". Do chưa đủ tuổi bị kết án, thiếu niên tiếp tục được gửi đến một trung tâm giáo dưỡng khác.
Ở Thụy Điển, một trong những nước có mạng lưới an sinh xã hội hào phóng nhất thế giới, nhà nước sẽ chăm sóc cho người dễ bị tổn thương ở mọi giai đoạn cuộc đời.
Nhưng hiện nay, Thụy Điển có tỷ lệ bạo lực súng đạn bình quân đầu người cao nhất Liên minh châu Âu (EU). Năm 2023, quốc gia Bắc Âu 10 triệu dân ghi nhận 363 vụ nổ súng, khiến 55 người thiệt mạng, trong khi cả ba nước Bắc Âu khác là Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch chỉ ghi nhận tổng cộng 6 vụ nổ súng chết người.
Giới tư pháp Thụy Điển chỉ ra "đại dịch bạo lực" bắt nguồn từ hệ thống trung tâm giáo dưỡng trẻ vị thành niên, vốn được xây dựng phục vụ mục đích kép, vừa để chăm sóc trẻ em, vừa để trừng phạt thiếu niên bất hảo. Nhiều trung tâm đã trở thành nơi băng đảng tìm đến, dụ dỗ những thiếu niên, tuyển mộ "sát thủ nhí".
Luật pháp Thụy Điển cho phép truy tố người từ 15 tuổi, nhưng người dưới 18 tuổi rất hiếm khi bị đưa vào tù ngay cả khi phạm tội nghiêm trọng. Các băng đảng lợi dụng điều này, cố tình chiêu mộ trẻ em thực hiện các hành vi có thể dẫn đến án tù dài hạn đối với người trưởng thành.
Kể từ khi bố mất, Yayha trở nên lêu lổng, bỏ học, rồi bị buộc tội hành hung, cướp tài sản của những đứa trẻ khác.
Cậu được gửi đến trung tâm giáo dưỡng từ năm 16 tuổi, ở cùng 7 thiếu niên khác trong khu ký túc xá ở thành phố cảng Gothenburg. Sau một năm, các thành viên băng đảng địa phương đã tìm cách liên lạc, trở thành "gia đình mới" của Yayha.
"Từ một đứa trẻ bất hảo, đánh nhau, trộm cắp, tôi bước vào con đường tội phạm, bán ma túy theo kg. Tôi muốn được tôn trọng, muốn quần áo, tiền bạc và tình anh em. Dù sao thì họ cũng là những người tôi chơi cùng. Sau khi lấn sâu, bạn sẽ phải làm những việc bản thân không muốn, nhưng đó là cách mọi thứ hoạt động" , Yayha, hiện 23 tuổi, đã hoàn lương, kể lại.
Thụy Điển có 21 trung tâm giáo dưỡng cho trẻ vị thành niên do Ủy ban Chăm sóc Quốc gia (SiS) điều hành, nuôi dưỡng 700 thiếu niên. Do trung tâm phục vụ hai mục đích, trẻ em gặp vấn đề xã hội có thể phải ở chung với những người đã phạm tội nghiêm trọng. Hầu hết trẻ ở đây dưới một năm, nhưng một số có thể bị giữ lại tới 4 năm.
Các khu nhà thường được rào, bên trong có trường học, công viên. Từng khu có mức độ an ninh khác nhau, nhưng thường rất lỏng lẻo. Trẻ em được sử dụng điện thoại, máy tính bảng, khiến các thành viên băng đảng dễ dàng tiếp cận từ bên ngoài.
Trong một vụ án đang xét xử, các công tố viên cáo buộc một thiếu niên 15 tuổi đã lên kế hoạch và ra lệnh thực hiện ba vụ giết người ở Stockholm từ bên trong một trung tâm giáo dưỡng.
Birgitta Dahlberg, người đứng đầu bộ phận chăm sóc trẻ vị thành niên tại SiS, cho rằng đổ lỗi cho các trung tâm giáo dưỡng là không công bằng, bởi hệ thống không được thiết kế để xử lý, đối phó với những tội phạm bạo lực nghiêm trọng.
Các nhân viên chỉ được cấp quyền thu điện thoại của trẻ sau sửa đổi luật cách đây vài tuần. Alexander, nhân viên trung tâm ở Gothenburg, cho hay nhiều trẻ 12 tuổi đã là thành viên băng đảng trước thời điểm được đưa vào khu.
"Trong số 40 nam thiếu niên tại đây, 1/2 đã là thành viên băng đảng trước đó", anh nói. "Không cần là thiên tài cũng có thể đoán được đám trẻ còn lại bị ảnh hưởng thế nào".
"Các khu nhà ở này giống như mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn dành cho tội phạm trẻ, gây hại nhiều hơn có lợi", công tố viên Stockholm Lisa dos Santos mô tả.
Về lý thuyết, trung tâm giáo dưỡng nhằm mục đích cải tạo những thiếu niên bất hảo để ngăn chặn họ trở thành tội phạm trưởng thành. Tuy nhiên, theo thống kê của Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Thụy Điển, 9 trên 10 thiếu niên vốn là thành viên băng đảng tiếp tục phạm tội dù từng được đưa vào trung tâm giáo dưỡng, 8 trên 10 cuối cùng phải vào tù.
Theo báo cáo của cảnh sát, Thụy Điển có khoảng 14.000 tội phạm băng đảng đang hoạt động, 48.000 người dính líu với băng nhóm.
Nhiều nước châu Âu khác như Hà Lan, Pháp, Bỉ cũng đang vật lộn với nạn băng đảng, nhưng tình trạng bạo lực súng đạn, tội phạm thiếu niên ở Thụy Điển nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Năm 2022, có 73 thanh thiếu niên Thụy Điển trong độ tuổi 15-20 bị tình nghi giết người hoặc cố ý giết người bằng súng, tăng so với con số 10 thanh thiếu niên một thập kỷ trước đó.
Theo cơ quan thống kê Eurostat của EU, 25 người trong độ tuổi 15-24 đã thiệt mạng do bạo lực súng đạn ở Thụy Điển vào năm 2021, đứng thứ hai ở EU chỉ sau Pháp, quốc gia có 40 trường hợp tử vong như vậy trên tổng dân số gấp 6 lần Thụy Điển.
Làn sóng bạo lực này đã làm lu mờ các vấn đề khác trong chính trường Thụy Điển, thúc đẩy liên minh cánh hữu lên năm quyền năm 2022, chấm dứt 8 năm cầm quyền của đảng Dân chủ Xã hội.
Chính phủ mới cam kết giải quyết vấn đề tội phạm băng đảng. Đến nay, giới chức Thụy Điển đã siết chặt chính sách nhập cư, tăng án phạt đối với tội phạm súng đạn, tăng quyền giám sát, đảm bảo an ninh cho cảnh sát, kêu gọi quân đội giúp đỡ.
Bộ trưởng Tư pháp Gunnar Strommer cho biết chính phủ đang tiến hành cải tổ toàn bộ hệ thống phòng chống tội phạm vị thành niên, trong đó xem xét cấp thêm nhiều quyền hạn cho dịch vụ xã hội, xây nhà tù dành riêng cho những trẻ phạm tội nghiêm trọng nhất.
"Rõ ràng hệ thống hiện nay của Thụy Điển không được thiết kế đối phó loại hình tội phạm này. Để các trung tâm giáo dưỡng biến tướng thành nơi tuyển dụng tội phạm là một thất bại lớn", ông Strommer nói.
Đức Trung (Theo Reuters)
Nhiều bạn đọc quan tâm đến học bổng toàn phần Trường Quản trị và kinh doanh cấp cho sinh viên là con, cháu của thương binh, liệt sĩ.
Sáng 19-7, TAND huyện Nhà Bè tiếp tục xét xử vụ Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) kiện bà Nguyễn Hồng Thu 'nói xấu' về việc công ty gây ra mùi hôi ở bãi rác Đa Phước.
Một thanh niên làm việc trên tàu đánh cá bị vết thương thấu bụng, một đoạn ruột bị lòi ra khỏi ổ bụng nguy kịch. Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, thanh niên trên đã được đưa vào đất liền cấp cứu thành công.
Từ ngày 5-7-2024, quý bạn đọc có thể gửi tiền đóng góp về chương trình Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ trên nền tảng thiện nguyện Heo Đất MoMo.
Ngày 1/7, Công an huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết vừa triệu tập, răn đe, xử lý 15 đối tượng vị thành niên sử dụng dao phóng lợn gây rối an ninh trật tự tại bãi tắm Xuân Hải, thị trấn Lộc Hà. Kiến ThứcCác đối tượng tại cơ quan Công an.1 Gần đây, nhân dân ở khu vực bãi tắm Xuân Hải phản ánh tình trạng có một nhóm thanh, thiếu niên thường xuyên sử dụng xe máy cầm theo dao phóng lợn, vũ khí tự chế tụ tập ở khu vực bãi tắm. Các đối tượng trẻ tuổi...
Đề thi, gợi ý đáp án môn Toán, mã đề 108, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được cập nhật đầy đủ và chi tiết trên Báo Lao Động.
Gần 10 tấn gà voi, sừng tê giác, vảy tê tê và xương sư tử trong một vụ án buôn lậu từ châu Phi về Việt Nam bị tiêu hủy.
Sáng 29-9, lễ an táng bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.
Với các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Châu Á - Thái Bình Dương học và Luật thương mại quốc tế: Điểm xét tuyển = (Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển + điểm ưu tiên, điểm khuyến khích) x 0,88. Năm 2023, Học viện Ngoại giao tuyển 2.100 sinh viên, tăng 90 so với năm ngoái. Trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển. 70% chỉ tiêu được dành cho xét...