Sau 80 ngày truyền hóa chất liên tục chữa u nguyên bào thần kinh di căn gan, bé Bùi Gia Phúc 10 tháng tuổi, được ghép tế bào gốc thành công, hồi phục kỳ diệu.
Cơ thể còn yếu sau một tháng ghép tế bào gốc tự thân, song Gia Phúc hiện có thể ăn uống bình thường, biết lẫy và đang tập bò. Với anh Bùi Quang Huy 35 tuổi và vợ là chị Lê Thị Kim Lan 27 tuổi, cha mẹ của bé, đây là niềm hạnh phúc không gì sánh được.
"Con đã khỏe mạnh hơn, ăn uống tốt và vui vẻ, thật sự không có điều gì tuyệt vời hơn thế", chị Lan xúc động chia sẻ, ngày 12/1.
Bé Gia Phúc, quê ở Thái Bình, được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ. Chào đời, bé thường xuyên phải vào viện để khám và điều trị các vấn đề về tim. 20 ngày tuổi, bác sĩ phát hiện bụng bé to bất thường nghi ngờ có khối u ung thư, chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra. Kết quả, bé mắc u nguyên bào thần kinh, tiên lượng xấu, khối u đã di căn sang gan.
U nguyên bào thần kinh là loại ung thư thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. U có thể hình thành ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Đây là một khối u đặc, phát triển từ các tế bào thần kinh bên ngoài não, thường xuất hiện ở tuyến thượng thận hoặc các mô thần kinh gần cột sống. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như đau nhức xương, khó thở, sốt, thiếu máu và nhiều biến chứng khác. Khi được phát hiện, ung thư thường đã di căn đến các cơ quan khác như hạch bạch huyết, gan, phổi, xương và tủy xương.
Khi nhận tin dữ, cả anh Huy và chị Lan đều không hiểu rõ về căn bệnh này, cũng không hình dung hết những khó khăn đang chờ đợi phía trước. Họ cố gắng vay mượn khắp nơi để có tiền chữa trị cho con.
Gia Phúc bắt đầu phác đồ điều trị kéo dài 80 ngày với các đợt truyền hóa chất liên tục, phẫu thuật cắt bỏ khối u và chờ đợi cơ hội ghép tế bào gốc. Do còn quá nhỏ, bé thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, cơ thể yếu ớt, không còn sức sống. Chị Lan phải thức trắng đêm để dỗ dành con, dẫn đến căng thẳng và stress nặng nề.
"Đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn", chị nghẹn ngào nhớ lại.
Phác đồ điều trị của bé Phúc kết hợp nhiều biện pháp như phẫu thuật, xạ trị và truyền hóa chất liều cao. Để ngăn chặn khối u di căn thêm, bác sĩ tư vấn ghép tế bào gốc tự thân - phương pháp cuối cùng có thể giúp bé sống sót. Nếu chỉ chăm sóc giảm nhẹ, thời gian sống của bé chỉ kéo dài khoảng 5-6 tháng. Ghép tế bào gốc giúp tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư, tái tạo tế bào khỏe mạnh, giảm nguy cơ tái phát và kéo dài sự sống.
Tuy nhiên, chi phí cho một ca ghép tế bào gốc rất cao, 200-500 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác như nằm phòng cách ly vô khuẩn - khoản không được bảo hiểm y tế chi trả. Phương pháp này đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và các thiết bị chuyên dụng như máy thu hoạch, lưu trữ tế bào gốc. Đây là rào cản lớn đối với những gia đình khó khăn như anh Huy và chị Lan.
Trong khi chị Lan phải bỏ việc để vào viện chăm con, anh Huy là trụ cột nuôi gia đình nhưng thu nhập chỉ khoảng 6 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải chi phí sinh hoạt và điều trị. Để tiết kiệm, chị Lan chỉ dám ăn những suất cơm giá rẻ hoặc mì tôm qua ngày. Phương án ghép tế bào gốc bị "treo" lại vì gia đình chưa thể xoay xở đủ tiền.
Đầu tháng 12/2024, bé Phúc may mắn được chương trình "Mặt trời Hy vọng" (Quỹ Hy vọng - VnExpress) hỗ trợ một phần chi phí ghép tế bào gốc. Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn ghép tế bào gốc là thử thách lớn nhất. Bé phải truyền hóa chất mạnh, nằm trong phòng cách ly đặc biệt với chế độ chăm sóc nghiêm ngặt. Người nhà phải tuân thủ các quy định vô khuẩn để tránh lây nhiễm. Trong thời gian này, bé thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, đi ngoài, sụt cân và suy dinh dưỡng, đòi hỏi bổ sung dinh dưỡng đặc biệt.
May mắn, Gia Phúc đáp ứng tốt với điều trị. Sức khỏe bé dần ổn định, ăn uống tốt hơn và tăng cân trở lại.
Nhìn lại 10 tháng gian nan, chị Lan không khỏi xúc động khi nghĩ đến những em bé khác đang phải chiến đấu bệnh tật. "Mọi thứ như một giấc mơ. Tôi cảm ơn cuộc đời đã cho con tôi cơ hội được sống khỏe mạnh", người mẹ tâm sự.
Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. Độc giả xem thông tin chương trình tại đây. |
Hàng chục phụ huynh tìm đến khu cấp cứu bệnh viện để hỏi thăm tình hình 'con đang cấp cứu' sau khi nhận được điện thoại của những kẻ lừa đảo.
Hai chiếc quạt điện chạy hết công suất, phả thẳng vào người nhưng bà Chun Loi vẫn đầm đìa mồ hôi trong căn hộ gần 5 m2.
Giải Cầu lông học sinh - sinh viên TP Hà Nội mở rộng tranh Cúp báo Tuổi Trẻ Thủ Đô lần thứ 10 năm 2023 nhận được sự tham gia đông đảo nhất từ trước tới nay, với gần 1.200 học sinh, sinh viên trên địa bàn thủ đô.
6 người được xác nhận tử vong và 6 người mất tích sau trận mưa lớn 'chưa từng có' xảy ra ở tỉnh Ishikawa gây lũ lụt, lở đất cuối tuần qua.
Ngày 6/2, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Đồng Tháp tổ chức lễ khánh thành công trình “Thắp sáng đường quê bằng năng lượng mặt trời” tại ấp 1, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười. Đây cũng là 1 trong 3 địa phương trên cả nước được Trung ương Đoàn chọn xây dựng mô hình “Làng quê đáng sống”.
Ngày hội trưng bày các bài thơ về đất nước và bày tỏ tình cảm của người dân với thành phố thân yêu. Tôi là giáo viên dạy Văn nên đến xem, cảm thấy thích thú lắm.
100 thanh niên tình nguyện là sinh viên, đoàn viên, thanh niên thuộc các trường đại học tại Huế đã ra Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc để hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra.
FPT Long Châu dự hội nghị chủ đề 'Tối ưu hóa điều trị bệnh lý nội khoa thời đại công nghệ số' nhằm nâng cao chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Bệnh viện Nhi đồng 2 vừa được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện ghép thận, gan từ người hiến sống hoặc chết não ngay tại bệnh viện, thay vì phụ thuộc vào các nơi khác.