Xử nghiêm mọi vi phạm mới mong có văn minh giao thông

17:40 12/05/2024

Một trong những động lực cơ bản của việc tuân thủ pháp luật là nỗi sợ bị trừng phạt khi vi phạm.

Một cán bộ cảnh sát giao thông hướng dẫn tài xế thổi nồng độ cồn trên quốc lộ 1A - Ảnh: NAM TRẦN

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mức nồng độ cồn cần quy định khi lái xe, nhưng không thể phủ nhận rằng việc thực hiện quyết liệt quy định này, cũng như đội mũ bảo hiểm trước kia, đã và đang làm thay đổi tích cực thói quen tham gia giao thông. Đặc biệt là tác động của mức phạt cao về tiền và sử dụng giấy phép lái xe.

Vi phạm không phải vì thiếu hiểu biết

Theo thống kê của CSGT TP.HCM, từ 2019-2023, các vi phạm phổ biến của người lái xe cơ giới là:

(1) Chạy quá tốc độ quy định, không đội mũ bảo hiểm, (2) đi ngược chiều, (3) vượt đèn đỏ, dừng và đỗ không đúng quy định,

(4) Đi sai phần đường, làn đường, (5) lái xe khi đã uống rượu, bia, (6) đi vào đường cấm, giờ cấm, (6) chở quá số người quy định,

(7) Lạng lách, đánh võng, (8) không có GPLX, (9) xe chưa đăng ký, xe gắn biển số giả,

(10) Xe không kiểm định an toàn kỹ thuật, (11) xe chở quá tải, quá khổ,

(12) Tránh, vượt không đúng quy định, (13) hệ thống giảm thanh không bảo đảm.

Dễ thấy rằng đa phần không phải vì thiếu hiểu biết về pháp luật giao thông đường bộ mà hành xử sai. Nhiều nội dung trong các vi phạm trên đã và đang được dạy cả ở bậc mẫu giáo và tiểu học. Thậm chí, dù không được đi học, không biết chữ nhưng sống trong môi trường đô thị thì một người bình thường vẫn có thể dễ dàng đoán biết được để tuân theo.

Vậy tại sao con người ta lại dễ dàng và thản nhiên vi phạm, chẳng hạn như vượt đèn đỏ?

Chi phí và lợi ích

Các nhà kinh tế thuộc trường phái Chicago lấy hành động của con người nói chung và tất cả các hiện tượng xã hội làm đối tượng nghiên cứu. Họ cho rằng có thể giải thích tất cả từ gia đình đến xã hội, từ tội phạm đến tình yêu, từ chiến tranh đến hòa bình, từ di chuyển đến đứng yên bằng phân tích chi phí - lợi ích.

  • Đề xuất trừ điểm bằng lái xe với người vi phạm giao thôngĐỌC NGAY

Chẳng hạn, nếu lợi ích kỳ vọng có được từ tham nhũng lớn hơn chi phí và nguy cơ bị bắt thì người ta sẽ tham nhũng. Nếu lợi ích kỳ vọng của ngoại tình lớn hơn chi phí và nguy cơ do ngoại tình gây ra thì người ta sẽ ngoại tình, và đương nhiên ngược lại thì sẽ không làm.

Tương tự, nếu lợi ích kỳ vọng của việc vi phạm pháp luật giao thông lớn hơn chi phí và xác suất bị phạt thì người ta sẽ vi phạm.

Từ góc nhìn này, dễ thấy rằng một hành vi vi phạm giao thông sẽ giảm khi nó bị kiểm tra gắt gao và trừng phạt nghiêm khắc.

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, gắn máy và không có nồng độ cồn khi lái xe là hai ví dụ điển hình.

Văn minh giao thông không chỉ đến từ ý thức

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Indonesia công bố năm 2023 cho biết có 8 yếu tố chính, quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông. Đó là:

1. Kiến thức: Người lái xe có hiểu biết cao về pháp luật giao thông, nhận thức rủi ro có khả năng tuân thủ cao gấp sáu lần so với người có hiểu biết thấp.

2. Tuổi: Người lái xe có tuổi càng cao thì càng có xu hướng tuân thủ pháp luật giao thông cao hơn so với người trẻ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên.

3. Tính cách cá nhân: Người lái xe có tính cách nóng nảy, thiếu kiểm soát thường thể hiện sự hung hăng, làm tăng nguy cơ vi phạm và va chạm giao thông.

4. Giá trị đạo đức cá nhân: Những người theo đuổi những giá trị đạo đức tốt đẹp và tiến bộ như nhân ái, công bằng, minh bạch, kỷ luật sẽ phù hợp hơn, do đó sự tuân thủ cao hơn với pháp luật nói chung.

5. Văn hóa cộng đồng: Cá nhân luôn chịu ảnh hưởng của những người xung quanh, từ gia đình đến xã hội, do vậy, khi đến một nơi có văn hóa giao thông tốt thì sẽ có ý thức tuân thủ tốt hơn.

6. Yếu tố kỹ thuật: Điều kiện và tình trạng kỹ thuật của đường sá ảnh hưởng rõ rệt đến sự tuân thủ pháp luật giao thông, cũng như nguy cơ xảy ra tai nạn. Chẳng hạn như đường hẹp, mặt đường xấu hay báo hiệu không đầy đủ, không hợp lý.

7. Hình ảnh cảnh sát giao thông: Cảnh sát giao thông không những là người thực thi pháp luật mà hơn thế nữa còn là người xây dựng và bảo vệ văn hóa giao thông. Thái độ và hành vi mẫu mực của cảnh sát giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông.

8. Mức phạt cao và thực thi nghiêm minh: Một trong những động lực cơ bản của việc tuân thủ pháp luật là nỗi sợ bị trừng phạt khi vi phạm. Khi quy định và sự thực thi quy định pháp luật không tạo ra nỗi sợ này thì sẽ trở thành trở ngại đáng kể cho việc tuân thủ.

Có thể thấy (1), (4), (5) cần một tiến trình lâu dài, còn (2), (3) thì chỉ có thể biết để giảm thiểu, phòng tránh. Nhưng rõ ràng (7) và (8) là có thể thực hiện và có tác dụng ngay, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy các yếu tố còn lại.

Có thể bạn quan tâm
Manh mối mới về mộ chôn pháp sư và đứa trẻ sơ sinh khoảng 9.000 năm trước

Manh mối mới về mộ chôn pháp sư và đứa trẻ sơ sinh khoảng 9.000 năm trước

06:50 15/12/2023

Một phân tích di truyền mang lại cái nhìn mới về danh tính của một người săn bắn hái lượm thời Mesolithic đã chết cách đây 9.000 năm.

Bí ẩn giếng cổ phát ra tiếng động lạ, phun nước đen sì

Bí ẩn giếng cổ phát ra tiếng động lạ, phun nước đen sì

05:30 17/09/2023

Ở Bắc Kinh, Trung Quốc tại góc đông bắc của ngã tư Bắc Tân Kiểu có giếng cổ kỳ lạ, tên giếng Tỏa Long. Thành giếng buộc một sợi xích sắt lớn. Có người nói giếng này thường xuyên phát ra tiếng gầm rú đáng sợ. Nếu ai đó kéo dây xích lên thì sẽ có một dòng nước đen sì phun ra từ giếng. Người dân ở đây đồn đại rằng, giếng Tỏa Long nhốt một con rồng già. Chiếc dây xích dài chính là vật khóa nó lại dưới giếng. Trong thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc,...

Thảm kịch nổ tàu lặn Titan diễn ra như thế nào?

Thảm kịch nổ tàu lặn Titan diễn ra như thế nào?

09:30 26/06/2023

Vẫn còn quá sớm để kết luận vụ nổ đã xảy ra khi nào nhưng dựa vào các mảnh vỡ, có thể thấy tàu Titan đã trải qua một 'vụ nổ thảm khốc'.

Xét công nhận GS,PGS: Loại bỏ tạp chí dỏm

Xét công nhận GS,PGS: Loại bỏ tạp chí dỏm

09:10 22/06/2024

TP - Năm nay, Hội đồng Giáo sư Nhà nước có quy định mới liên quan tạp chí khoa học trong nước được tính điểm trong hồ sơ khoa học của các ứng viên xét công nhận giáo sư, phó giáo sư.

Nga: Tàu thăm dò Mặt Trăng Luna-25 không còn tồn tại sau va chạm

Nga: Tàu thăm dò Mặt Trăng Luna-25 không còn tồn tại sau va chạm

05:10 21/08/2023

Theo Roscosmos do sai lệch của các thông số xung lực thực tế so với thông số tính toán, tàu vũ trụ Luna-25 đã chuyển sang quỹ đạo lệch thiết kế và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt Mặt Trăng.

Cảnh sát Singapore tăng thêm robot hỗ trợ tuần tra

Cảnh sát Singapore tăng thêm robot hỗ trợ tuần tra

06:40 16/06/2023

Robot cảnh sát được trang bị camera góc quay 360 độ, thiết bị cảm biến, loa và bảng hiển thị, đèn tín hiệu và còi báo động.

Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga nhận nâng cấp đáng chú ý

Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga nhận nâng cấp đáng chú ý

17:50 08/08/2023

Bất chấp các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, Nga vẫn đang nỗ lực hiện đại hóa vũ khí, khí tài.

Công ty Morocco biến sa mạc thành đất màu trồng cây

Công ty Morocco biến sa mạc thành đất màu trồng cây

20:10 09/12/2023

Công ty Sand to Green sử dụng nước khử mặn và hỗn hợp hữu cơ để cải tạo đất sa mạc thành đất trồng cây ăn quả và thảo mộc.

Tại sao chó ngao Tây Tạng không sợ tuyết rơi, sống thoải mái ở âm 40 độ C?

Tại sao chó ngao Tây Tạng không sợ tuyết rơi, sống thoải mái ở âm 40 độ C?

05:30 18/02/2023

Trong số tất cả các giống chó ở Trung Quốc, chó ngao Tây Tạng được biết đến nhiều nhất. Đây là giống chó có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, được rất nhiều người Trung Quốc săn đón vào những năm 1990 và đầu thế kỷ 21. Vào thời điểm đó, giá của chó ngao Tây Tạng cực kỳ cao, thậm chí còn được bán với giá cao đến một triệu đô. Trên thực tế, những ngày đầu, chó ngao Tây Tạng chỉ phổ biến trong giới nhỏ như những người chăn gia súc. Đến...

Co loi xay ra
Co loi xay ra