Vũ khí có thể giúp Ukraine khắc chế bom lượn Nga

19:50 19/12/2023

Ukraine hiện không thể đánh chặn bom lượn dẫn đường của Nga, nhưng tiêm kích F-16 mà họ sắp nhận có thể ngăn máy bay Nga sử dụng chúng.

PS01, tài khoản mạng xã hội chuyên đưa tin về chiến sự Ukraine, ngày 19/12 đăng video Nga thả bom dẫn đường FAB-1500 xuống phía nam làng Tiahynka ở bờ tây sông Dnieper, tỉnh Kherson. Video được quay từ máy bay không người lái (UAV) cho thấy quả bom nặng 1,5 tấn tạo ra quầng lửa lớn bao trùm ngôi làng.

PS01 cho biết không quân Nga ném trung bình khoảng 100 quả bom xuống khu vực này mỗi ngày. "Những quả bom lượn của Nga hoàn toàn không thể ngăn chặn, phần lớn được thả một cách chính xác xuống mục tiêu", tài khoản này viết.

Binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến trước đó cũng nói bom dẫn đường Nga có uy lực lớn và đạt hiệu quả cao khi phối hợp cùng UAV trinh sát.

"Bom dẫn đường là một trong những nỗi sợ lớn nhất trên chiến trường. Lực lượng Nga sử dụng chúng một cách triệt để. Tôi không thể bình luận về độ chính xác, nhưng loại bom này có uy lực rất mạnh", Olexandr Solonko, binh sĩ Ukraine đang tham chiến tại mặt trận Zaporizhzhia, nói hồi cuối tháng 8.

Trong giai đoạn đầu xung đột, các chiến đấu cơ hiện đại của Nga như Su-30SM, Su-34 phải bay ở tầm cực thấp để thả bom và rocket không dẫn đường tấn công mục tiêu Ukraine.

Điều này khiến chiến đấu cơ Nga lọt vào tầm bắn hiệu quả của phòng không Ukraine, đặc biệt là các hệ thống do phương Tây cung cấp, khiến Moskva tổn thất nặng về khí tài không quân. Phương Tây ước tính Nga mất khoảng 70 máy bay các loại trong năm đầu tiên của chiến sự.

Tình hình thay đổi từ đầu năm nay, thời điểm không quân Nga bắt đầu trang bị bom dẫn đường cho chiến đấu cơ hoạt động ở Ukraine, gồm bom lượn UPAB-1500 và bom FAB-500 gắn Mô-đun Dẫn đường và Cánh nâng Hợp nhất (UMPK). Khi được thả ở độ cao hàng nghìn mét, những quả bom này có thể bay xa 40 km và gây sát thương trong phạm vi hàng chục mét xung quanh mục tiêu.

Moskva được cho là bắt đầu sử dụng FAB-1500, loại bom nặng gấp ba lần bom FAB-500, từ hồi tháng 9.

"Tập kích đối phương bằng bom lượn giúp chiến đấu cơ Nga có thể công kích từ ngoài tầm bắn hiệu quả của phần lớn hệ thống phòng không mặt đất Ukraine", chuyên gia quân sự David Axe cho biết.

Theo Axe, tiêm kích Ukraine như Su-27 and MiG-29 không thể xuất kích đánh chặn máy bay Nga trước khi bom được thả, do tên lửa không đối không R-27 của chúng không có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa như vậy. Tiêm kích Ukraine cũng không thể đến gần chiến đấu cơ Nga để khai hỏa, vì sẽ bị hệ thống phòng không S-400 với tầm bắn 400 km của Nga phát hiện và bắn hạ trước.

"Ukraine cần được chuyển giao tiêm kích mới để có thể đối đầu với máy bay Nga một cách sòng phẳng hơn", báo cáo tháng 11/2022 của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định.

Chuyên gia Axe cho rằng chiến đấu cơ F-16 mà Ukraine sắp tiếp nhận chính là vũ khí mà Kiev cần để khắc chế chiến thuật sử dụng bom lượn của Nga. "Các dòng tiêm kích hiện tại của Ukraine không thể ngăn chặn máy bay ném bom lượn của đối phương. Các chiến đấu cơ mà nước này sẽ được chuyển giao, trong đó có F-16, thì có thể", ông cho hay.

Theo truyền thông phương Tây, phi công Ukraine "đang chạy đua với thời gian" để hoàn thành khóa huấn luyện tiêm kích F-16, trong bối cảnh một số nước chuẩn bị chuyển giao cho Kiev chiến đấu cơ này trong vài tuần tới.

Đan Mạch đã cam kết cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine, lô đầu gồm 6 chiếc được bàn giao trong năm nay, 8 chiếc tiếp theo vào năm 2024 và 5 chiếc vào năm 2025. Giới chức Bỉ hồi tháng 10 cho biết nước này sẽ chuyển F-16 cho Ukraine, song không nêu số lượng cụ thể và nhận định tốc độ sẽ phụ thuộc vào quá trình Brussels thay thế mẫu máy bay này bằng tiêm kích tàng hình F-35.

Theo chuyên gia Axe, trong kịch bản tốt nhất thì Kiev sẽ được chuyển giao hơn 60 tiêm kích F-16. "Con số này đủ để thay đổi cục diện trên không ở Ukraine và đẩy lùi máy bay ném bom lượn của Nga", ông nhận định.

So với Su-27, tiêm kích F-16 có hệ thống cảm biến, tác chiến điện tử và vũ khí tốt hơn. Khi hoạt động ở độ cao lớn, nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 290 km và phóng tên lửa bay xa 100 km, cao hơn nhiều lần so với Su-27.

Tiêm kích do Mỹ sản xuất cũng được gắn thiết bị gây nhiễu ALQ-131, ALQ-184, cung cấp thêm lớp bảo vệ cho máy bay trước hệ thống phòng không S-400.

"F-16 có thể khai hỏa từ sau tiền tuyến để bắn hạ chiến đấu cơ Nga trước khi chúng tiếp cận mục tiêu đủ gần để thả bom lượn, qua đó khắc chế loại vũ khí 'không thể đánh chặn' này của đối phương", Axe cho biết.

Phạm Giang (Theo AFP,Forbes)

Có thể bạn quan tâm
Kế hoạch hòa bình mơ hồ của Trump khiến Ukraine trả giá

Kế hoạch hòa bình mơ hồ của Trump khiến Ukraine trả giá

11:40 22/03/2024

Kế hoạch hòa bình mơ hồ cùng những tuyên bố phản đối viện trợ của ông Trump liên quan chiến sự Ukraine đang khiến Kiev trả giá trong xung đột.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ba Lan

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ba Lan

04:10 30/05/2024

Chiều 29/5, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Anna Krystyna Radwan-Röhrenschef, Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ba Lan đang có chuyến thăm Việt Nam để tiến hành Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ba Lan.

Nga lần đầu tuyên bố trong tình trạng chiến tranh với Ukraine

Nga lần đầu tuyên bố trong tình trạng chiến tranh với Ukraine

23:20 22/03/2024

Điện Kremlin nói sự tham gia của phương Tây khiến chiến dịch của Nga tại Ukraine trở thành 'chiến tranh', cụm từ Moskva thường tránh sử dụng trước đây.

Triều Tiên cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân từ tập trận Mỹ - Hàn

Triều Tiên cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân từ tập trận Mỹ - Hàn

09:50 05/03/2024

Triều Tiên yêu cầu Mỹ - Hàn Quốc chấm dứt cuộc tập trận Lá chắn Tự do, cảnh báo hoạt động này có thể châm ngòi chiến tranh hạt nhân.

Tổng thống Putin: Nga không bác bỏ đàm phán hoà bình; khẳng định 'không có sự thay đổi nghiêm trọng nào' tại Ukraine

Tổng thống Putin: Nga không bác bỏ đàm phán hoà bình; khẳng định 'không có sự thay đổi nghiêm trọng nào' tại Ukraine

07:40 30/07/2023

Ngày 29/7, phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi gặp các nhà lãnh đạo châu Phi ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga không bác bỏ các cuộc đàm phán về Ukraine và sáng kiến hòa bình mà các nước châu Phi đưa ra cũng như sáng kiến của Trung Quốc có thể là cơ sở cho hòa bình.

Hãng hàng không Mỹ bị kiện vì mời nhóm khách da màu khỏi máy bay

Hãng hàng không Mỹ bị kiện vì mời nhóm khách da màu khỏi máy bay

08:50 30/05/2024

Hãng American Airlines bị kiện với cáo buộc phân biệt chủng tộc sau khi yêu cầu 8 hành khách da màu rời khỏi máy bay vì tiếp viên phàn nàn về mùi cơ thể của họ.

Malaysia cho phép viết lời chúc Giáng sinh lên bánh Halal

Malaysia cho phép viết lời chúc Giáng sinh lên bánh Halal

17:20 19/12/2023

Giới chức Malaysia, nước đa số theo đạo Hồi, cho phép viết lời chúc Giáng sinh lên bánh được chứng nhận Halal, đảo ngược lệnh cấm từ ba năm trước.

10 năm tìm lời giải cho bí ẩn MH370

10 năm tìm lời giải cho bí ẩn MH370

05:40 08/03/2024

10 năm trôi qua kể từ ngày MH370 biến mất, nhiều nỗ lực tìm kiếm và giả thuyết được đưa ra, nhưng chưa ai có thể trả lời câu hỏi: Máy bay đang ở đâu.

Ukraine bác tin sa thải tư lệnh quân đội

Ukraine bác tin sa thải tư lệnh quân đội

08:30 30/01/2024

Văn phòng Tổng thống Ukraine bác tin tư lệnh quân đội Valery Zaluzhny đã bị sa thải, sau khi xuất hiện hàng loạt đồn đoán trên mạng xã hội.

Co loi xay ra
Co loi xay ra