Vụ học sinh ném dép vào người cô giáo, cần xử lý nghiêm hiệu trưởng

15:00 07/12/2023
Nhóm học sinh dồn cô giáo vào góc tường, liên tục xúc phạm. Ảnh cắt từ clip

Nhiều ý kiến cho rằng, để sự việc học sinh chửi mắng, có hành vi bạo hành với giáo viên ngay tại lớp học, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm rất lớn.

Sự cô đơn của người thầy

Quá xót xa, phẫn nộ - đó là những gì thầy Nguyễn Văn Lực - giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà thốt lên khi theo dõi vụ việc cô giáo ở Tuyên Quang bị nhóm học sinh bạo hành.

"Tôi không ngờ trong chính trường học lại xảy ra sự việc như vậy. Cô giáo bất lực, đứng chịu sự hành hạ tra tấn này. Tôn sư trọng đạo còn đâu nữa..." - thầy Lực xót xa nói.

Trước đó, như Lao Động đã thông tin, chiều 4.12, xuất hiện đoạn clip dài hơn 4 phút, ghi lại cảnh một giáo viên bị nhóm học sinh tấn công. Nhóm học sinh này dồn cô giáo vào tường, ném bằng dép, giấy rác vào người cô và liên tục buông những lời thô tục.

Thậm chí, một học sinh trong lớp còn nằm lăn ra đất nhằm "vu oan" cho giáo viên có hành vi không phải với mình, kèm với đó là những tiếng chửi tục, cười đùa của nhiều học sinh.

Điều đáng nói trong suốt thời gian vụ việc diễn ra, không rõ vì lí do gì, cô giáo trong clip gần như "đứng im chịu trận". Không hề có sự xuất hiện, vào cuộc của nhà trường hay bất kì ai khác, cô giáo gần như "đơn độc" giữa nhóm học sinh.

Cần quy trách nhiệm cho hiệu trưởng

Thầy Lực nhìn nhận, vụ việc cô giáo ở Tuyên Quang bị nhóm học sinh buông lời thoá mạ, thậm chí, có những hành động bạo lực chính là một hồi chuông báo động về tình trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận học sinh. Để xảy ra vụ việc gây bức xúc dư luận xã hội như trên, cần quy trách nhiệm quản lí của Ban giám hiệu.

"Cô giáo ở Tuyên Quang đã phải chịu cảnh cô độc, sự cô đơn đến cùng cực. Khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo trường đang ở đâu? Tại sao không có động thái vào cuộc? Họ đã và sẽ làm gì để phòng chống, bảo vệ giáo viên, giúp thầy cô vượt qua khó khăn, mặc cảm những ngày này?" - thầy Lực trăn trở.

Chia sẻ về những giải pháp để ngăn chặn những vụ việc thiếu chuẩn mực đạo đức như trên, thầy Lực cho rằng, điều quan trọng là cần xử lý về mặt đạo đức xã hội đã xuống cấp trong một bộ phận học sinh.

"Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 dạy học phát huy phẩm chất học sinh đã được đặt ra là một hướng đổi mới đúng hướng của ngành giáo dục, thầy cô cần tích cực thực hiện. Đó cũng là một giải pháp quan trọng để dạy các em học sinh các hành xử, lối sống tôn sư trọng đạo, đồng thời, nâng cao vị thế của người thầy.

Trách nhiệm này cần có sự vào cuộc từ gia đình - nhà trường - xã hội. Cần chung tay hành động kịp thời ngăn ngừa thay vì chỉ là hô hào" - thầy Lực chia sẻ.

Là phụ huynh có 2 con trong độ tuổi đến trường, chị Đỗ Hải Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cảm thấy "sốc" khi xem được đoạn clip ghi lại cảnh học sinh bạo hành cô giáo.

"Hành động của nhóm học sinh là điều không thể chấp nhận. Hành động của lũ trẻ quá nguy hiểm khi tấn công cô giáo. Với những đối tượng học sinh như vậy, cần có biện pháp giáo dục đặc biệt" - chị Hải Minh chia sẻ.

Phụ huynh này quan niệm, học sinh khi đến lớp, có trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, hình thành nhân cách của các em. Còn giáo viên, khi đến trường dạy, cần được đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh để công tác, giảng dạy.

"Bạo lực học đường không chỉ xảy ra với học sinh mà cả với giáo viên nữa. Giáo viên cũng cần phải được bảo vệ. Khi nhà trường không vào cuộc kịp thời, không bảo vệ được đội ngũ giáo viên, thì cần quy trách nhiệm và xử lí cả hiệu trưởng" - chị Hải Minh nêu quan điểm.

Có thể bạn quan tâm
Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale