Vụ ám sát Thủ tướng phơi bày chia rẽ chính trị ở Slovakia

15:30 18/05/2024

Vụ Thủ tướng Fico bị bắn không chỉ làm dấy lên lo ngại về tình trạng bạo lực, mà còn phơi bày những chia rẽ chính trị nghiêm trọng ở Slovakia.

Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Matus Sutaj Estok ngày 16/5 cho biết nghi phạm 71 tuổi Juraj Cintula, người bắn ít nhất 4 viên đạn vào Thủ tướng Robert Fico ngày 15/5, đã thực hiện vụ ám sát vì "động cơ chính trị".

Bộ trưởng Estok mô tả Cintula là "sói đơn độc", không liên quan tới bất kỳ nhóm chính trị nào, nhưng có quan điểm chống chính phủ sâu sắc và đã tham gia nhiều cuộc biểu tình của phe đối lập.

Trong quá trình thẩm vấn, nghi phạm khai phản đối một số chính sách của Fico, như lời đe dọa ngừng viện trợ cho Ukraine, hạn chế tự do báo chí và động thái giải thể văn phòng công tố đặc biệt phụ trách điều tra tham nhũng.

Bộ trưởng Estok cho biết nghi phạm đã quyết định thực hiện vụ ám sát ngay sau cuộc bầu cử tổng thống, trong đó đồng minh thân cận của ông Fico kiêm lãnh đạo dân túy Peter Pellegrini chiến thắng cuộc đua thay thế Tổng thống Zuzana Caputova khi nhiệm kỳ của bà kết thúc tháng tới.

Ông Fico, từng là thủ tướng Slovakia trong nhiệm kỳ 2006-2010 và 2012-2018, trở lại nắm quyền vào năm ngoái, sau chiến dịch vận động tranh cử khoét sâu vào những rạn nứt liên quan tới xung đột Ukraine và nhập cư trong xã hội Slovakia. Kể từ đó, ông chống lại những chính sách của Liên minh châu Âu (EU) trong cả hai vấn đề này, trong khi tăng cường lập trường phản đối Mỹ và ủng hộ Nga.

"Đất nước này đang tồn tại mức độ phân cực chưa từng có. Tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ điều gì giống như vậy", Daniel Milo, cựu quan chức chính phủ Slovakia phụ trách giám sát thông tin sai lệch, nói.

Theo ông Milo, tình trạng chia rẽ ở Slovakia gia tăng khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến những tranh cãi nhỏ thành làn sóng thù địch lớn. Khoảng nửa dân số Slovakia ủng hộ vaccine, nhưng một nửa bác bỏ. Ông Fice cũng là một gương mặt nổi bật của phong trào chống khẩu trang và vaccine.

Milo cho hay sau khi Covid-19 lắng xuống, xung đột Ukraine lại nổi lên, trở thành nguồn gây chia rẽ khác trong xã hội Slovakia. "Tình hình hiện giờ chia làm hai: bạn ủng hộ hay chống lại? Bạn tin hay không tin?", ông nói.

Các mối đe dọa ở Slovakia ngày càng tăng trong bối cảnh chính trị căng thẳng đã khiến nhiều nhà chính trị và giới phân tích lo ngại. Tổng thống sắp mãn nhiệm Caputova đã từ chối tái tranh cử sau khi nhận được những lời đe dọa giết người. Sau khi Fico liên tục chỉ trích và gọi bà là con rối của Mỹ, Tổng thống Caputova đã đệ đơn kiện ông, nói rằng bà trở thành mục tiêu "bắt nạt công khai và cáo buộc vô lý".

Là nhà dân chủ xã hội nổi lên từ những năm 1990, ông Fico đã chuyển hướng sang phe cánh hữu sau cuộc khủng khoảng nhập cư của châu Âu năm 2015, cùng với Thủ tướng Hungary Viktor Orban đưa ra lập trường chính sách đối ngoại ngày càng thân Nga trong EU và NATO.

Ông Fico từ chức năm 2018, trước khi nhiệm kỳ thứ 3 kết thúc, sau nhiều cuộc biểu tình lớn bùng phát bởi vụ sát hại phóng viên chuyên đưa tin về cáo buộc tham nhũng Jan Kuciak và hôn thê của anh.

Không giống như Orban, Thủ tướng Fico đã cố gắng tránh xung đột hoàn toàn với EU hoặc Mỹ, lặng lẽ ủng hộ các lập trường đồng thuận trong EU và NATO về một số vấn đề, song lên tiếng phản đối trong những vấn đề khác.

Sự chia rẽ ngày càng tăng trong nhóm chục quốc gia khối hiệp ước Warsaw cũ gia nhập EU từ năm 2004 là điều khác biệt hoàn toàn so với những thập kỷ trước. Trong những năm đầu gia nhập khối, quyết định nộp đơn xin trở thành thành viên EU đã tạo ra sự đồng thuận rộng rãi về chính trị. Để tham gia EU, các nước phải đáp ứng yêu cầu của liên minh như thành lập cơ quan tư pháp độc lập và xây dựng thể chế chính trị toàn vẹn theo quy định pháp luật.

Bạo lực chính trị phần lớn không xuất hiện ở EU. Nhưng trong thập kỷ qua, sự đồng thuận rộng rãi đã suy giảm khi chính trị bắt đầu chia rẽ nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng nhập cư năm 2015 được xem là ngòi nổ thổi bùng chia rẽ, bất hòa ở châu Âu.

Tại Slovakia, sau khi lên nắm quyền cuối năm ngoái, ông Fico đã thúc đẩy cuộc cải cách tư pháp gây tranh cãi để hạn chế các cuộc điều tra chống tham nhũng, cải tổ hệ thống phát thanh quốc gia để thanh lọc cái mà chính phủ gọi là "thiên vị về quyền tự do ngôn luận" và kiểm soát các tổ chức phi chính phủ do nước ngoài tài trợ. Ông cũng phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, quyền LGBTQ, củng cố sức mạnh của EU, song ủng hộ quan hệ ngày càng gần gũi với Nga.

Điều này đã gây tranh cãi và mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội Slovakia, đất nước đã trải qua nhiều năm cải cách nền chính trị theo mô hình của EU.

"Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của cuộc nội chiến. Vụ ám sát Thủ tướng là minh chứng cho điều đó. Nhiều người trong số các bạn đang gieo rắc hận thù và nó đã biến thành cơn bão", Bộ trưởng Estok nói.

Các quan chức cấp cao trong đảng Smer cầm quyền của ông Fico cáo buộc những nhà báo tự do và chính trị gia đối lập thúc đẩy nghi phạm nổ súng, nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.

Lubos Blaha, phó chủ tịch đảng, cho biết phe đối lập và truyền thông tự do đã đẩy Thủ tướng vào nguy hiểm bằng cách "gieo rắc quá nhiều hận thù". Rudolf Huliak, đồng minh của chính phủ thuộc đảng cực hữu Quốc gia Slovakia, nói những người cấp tiến và nhà báo "đều phải chịu trách nhiệm" về vụ Thủ tướng bị bắn.

Pavol Hardos, nhà khoa học chính trị tại Đại học Comenius ở thủ đô Bratislava, cho rằng những cáo buộc như vậy là một phần trong chiến dịch lâu dài của chính quyền ông Fico nhằm tấn công các đối thủ chính trị. Trước khi bị ám sát, ông Fico từng chỉ trích một lãnh đạo đối lập là "tồi tệ như chuột".

Nhiều người chỉ trích đã cáo buộc chính quyền ông Fico đang tạo nền tảng cho bạo lực bằng cách gia tăng căng thẳng trong nước. Jana Solivarska, cư dân ở thị trấn Banska Stiavnica, tỏ ra không quá ngạc nhiên khi Thủ tướng Fico bị bắn, bởi Slovakia hiện là quốc gia chia rẽ nghiêm trọng và có thể thúc đẩy những kẻ cực đoan có hành động cực đoan.

Giống như ở Slovakia, chia rẽ xã hội ở nhiều nơi trong châu Âu đã dẫn tới bạo lực. Như tại Đức, ứng viên xã hội chủ nghĩa hàng đầu Matthias Ecke đã bị tấn công trong khi dán áp phích chiến dịch tranh cử ở Dresden hồi đầu tháng này.

"Thật không may khi những cuộc tấn công như vậy không phải mới. Điều đáng lo ngại là cường độ của các cuộc tấn công đang gia tăng", Bộ trưởng Nội vụ Đức Armin Schuster nói.

Peter Kellner, nhà nghiên cứu tại tổ chức Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, nói rằng châu Âu những năm gần đây trở thành môi trường chính trị đầy chia rẽ, điều có thể kích động các hành vi bạo lực cá nhân.

"Khi đắm mình vào bầu không khí chia rẽ và cực đoan, một số người sẽ làm những chuyện thực sự khủng khiếp", Keller nói.

Thanh Tâm (Theo WSJ, AFP, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Thống đốc Nga bị đâm dao

Thống đốc Nga bị đâm dao

08:10 05/04/2024

Thống đốc vùng Murmansk, tây bắc Nga, bị kẻ tấn công đâm dao vào bụng khi ông vừa kết thúc cuộc gặp với người dân địa phương.

Tham khảo chính trị Việt Nam-Canada cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần thứ ba

Tham khảo chính trị Việt Nam-Canada cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần thứ ba

00:22 15/12/2023

Sáng ngày 14/12, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc và Thứ trưởng Bộ Các Vấn đề toàn cầu Canada David Morrison đã đồng chủ trì Tham khảo chính trị Việt Nam-Canada cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần thứ ba.

Chủ tịch Triều Tiên thăm Nga: Chuyến công du phá thế cô lập

Chủ tịch Triều Tiên thăm Nga: Chuyến công du phá thế cô lập

06:50 15/09/2023

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã đến Nga để chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và là chuyến thăm Nga đầu tiên của ông Kim Jong Un kể từ sau cuộc gặp với Tổng thống Putin hồi năm 2019.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Jeonbuk và Jeonam Gwang Ju, Hàn Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Jeonbuk và Jeonam Gwang Ju, Hàn Quốc

16:10 02/04/2024

Thứ trưởng đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực của cộng đồng trong hội nhập, phát triển ở sở tại và những đóng góp cho quê hương.

Israel bị cáo buộc phạm 'tội ác chiến tranh' trong ba vụ không kích Gaza

Israel bị cáo buộc phạm 'tội ác chiến tranh' trong ba vụ không kích Gaza

10:20 27/05/2024

Tổ chức Ân xá Quốc tế đề nghị ICC điều tra 'tội ác chiến tranh' trong ba cuộc tập kích gần đây của Israel khiến 44 dân thường Gaza thiệt mạng.

Tin thế giới 7/6: Nga cũng tính phản công Ukraine? Kiev đòi kiện Moscow vụ vỡ đập Kakhovka; Mỹ khiến Israel không vui

Tin thế giới 7/6: Nga cũng tính phản công Ukraine? Kiev đòi kiện Moscow vụ vỡ đập Kakhovka; Mỹ khiến Israel không vui

01:00 08/06/2023

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine và tình hình xung quanh vụ vỡ đập Kakhovka, phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ liên quan ngành tư pháp Israel, phản ứng của Trung Quốc về tin Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Bắc Kinh... là một số sự kiện quốc tế nổi bật.

Trung Quốc diễn tập chống tên lửa, tàu ngầm ở Biển Đông

Trung Quốc diễn tập chống tên lửa, tàu ngầm ở Biển Đông

02:30 13/05/2024

Quân đội Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành diễn tập chống tên lửa và tàu ngầm ở Biển Đông, khi Mỹ - Philippines kết thúc đợt tập trận lớn.

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

12:40 09/05/2024

Trong những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7-5/2024).

Điểm tin thế giới sáng 22/3: Ukraine đón khách VIP từ NATO, Australia xuất khẩu xe bọc thép sang Đức, Nghị viện New Zealand 'gật đầu' FTA với EU

Điểm tin thế giới sáng 22/3: Ukraine đón khách VIP từ NATO, Australia xuất khẩu xe bọc thép sang Đức, Nghị viện New Zealand 'gật đầu' FTA với EU

09:10 22/03/2024

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/3.

Co loi xay ra
Co loi xay ra