Quan chức quốc phòng Ukraine cho biết nước này muốn nhận nhiều loại tiêm kích phương Tây ngoài F-16, trong đó có F/A-18, F-15 và Typhoon.
Yury Ignat, phát ngôn viên không quân Ukraine, ngày 4/7 cho biết tiêm kích F-16 mà phương Tây cam kết chuyển giao cho Ukraine không phải mẫu duy nhất nước này mong muốn.
"Ukraine sẽ xem xét và cân nhắc các loại tiêm kích khác có thể tăng cường khả năng tác chiến", ông Ignat nói, song thừa nhận không thể gây áp lực quá lớn cho các đồng minh phương Tây.
Theo ông Ignat, các mẫu tiêm kích như F-15 và F/A-18 do Mỹ sản xuất cùng Eurofighter Typhoon có tầm hoạt động lớn hơn, cũng như có thể mang theo nhiều vũ khí hơn. Tuy nhiên, Ukraine vẫn tập trung vào việc tìm cách sở hữu F-16 trước, đồng thời các phi công của họ có thể học lái những mẫu tiêm kích này sớm hơn.
Phát ngôn viên Ignat cho biết phi công Ukraine chưa bắt đầu khóa huấn luyện vận hành F-16, trong khi các quan chức nước này đang kiểm tra các căn cứ dự kiến đóng vai trò là trung tâm huấn luyện.
"Quá trình đã được khởi động, song tới nay mới dừng ở khâu lập kế hoạch", ông Ignat nói, đồng thời khẳng định Ukraine sẽ không nhận F-16 cho tới khi hoàn thành đào tạo phi công và chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng liên quan.
Ukraine trong nhiều tháng đề nghị phương Tây viện trợ tiêm kích F-16. Đan Mạch và Hà Lan hồi tháng 5 thông báo sẽ tiên phong trong xây dựng kế hoạch đào tạo phi công Ukraine vận hành tiêm kích F-16, kế hoạch được Mỹ ủng hộ.
Một số quan chức phương Tây nhận định việc chuyển giao F-16 cho Ukraine có thể bắt đầu năm 2024, song chưa rõ thời điểm cụ thể và quốc gia nào sẽ tặng mẫu tiêm kích này. Các quốc gia phương Tây cũng đánh giá Romania là địa điểm khả thi để huấn luyện phi công Ukraine và có thể bắt đầu vào mùa hè này.
Tuy nhiên, nhiều quan chức và chuyên gia phương Tây cho rằng hạ tầng tại Ukraine không đủ điều kiện để vận hành F-16, cũng như mẫu tiêm kích này khó mang lại ưu thế nổi bật hoặc thay đổi đáng kể cục diện chiến sự.
Nguyễn Tiến (Theo UA News, RT)
Trung Quốc “trục xuất” tàu Nhật Bản, Israel không kích ồ ạt Lebanon, Mỹ đề xuất thỏa thuận ngừng bắn mới tại Gaza, EU giải ngân khoản vay mới cho Ukraine, Lực lượng đặc nhiệm Mỹ triển khai khắp Philippines… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Một vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy sáng 3/5 tại đền Lairai Devi thuộc làng Shirgao, bang Goa của Ấn Độ, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương.
Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.
Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.
Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.
Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.