Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định trong học thuyết hạt nhân của Pháp, luôn có một khía cạnh châu Âu gắn liền với lợi ích sống còn.
![]() |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gợi lên chủ đề thảo luận về răn đe hạt nhân cho châu Âu. (Ảnh: Getty Images) |
Ngày 1/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẵn sàng bắt đầu thảo luận về răn đe hạt nhân cho châu Âu, ngụ ý Pháp có thể giúp bảo vệ các nước EU khác, do các mối đe dọa an ninh từ Nga.
Các nhà lãnh đạo châu Âu gặp nhau tại London trong ngày 2/3 để thảo luận về kế hoạch hòa bình cho Ukraine và tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu vào 6/3.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Bồ Đào Nha RTP mà ông đăng tải trên X, Tổng thống Pháp cho rằng nếu châu Âu muốn tiến tới "tự chủ hơn" trong các vấn đề phòng thủ và răn đe hạt nhân, thì các nhà lãnh đạo châu Âu nên bắt đầu thảo luận về điều này.
"Tôi sẵn sàng mở cuộc thảo luận này... nếu nó cho phép xây dựng một lực lượng châu Âu. Trong học thuyết hạt nhân của Pháp, luôn có một khía cạnh châu Âu gắn liền với lợi ích sống còn của chúng tôi", ông Macron nói.
Đáp lại, trong động thái phản ứng tức thì, lãnh đạo cực hữu Pháp Marine Le Pen nêu rõ: "Răn đe hạt nhân của Pháp phải vẫn là răn đe hạt nhân của Pháp. Nó không được chia sẻ, càng không được ủy thác".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu nhắc lại quan điểm của ông Macron rằng lợi ích sống còn của Pháp bao gồm "khía cạnh châu Âu", nhưng cũng khẳng định răn đe hạt nhân nằm dưới sự kiểm soát độc quyền của người đứng đầu nhà nước Pháp.
"Răn đe hạt nhân của chúng tôi là của Pháp và sẽ vẫn như vậy: Từ thiết kế và sản xuất vũ khí của chúng tôi, đến việc triển khai theo quyết định của Tổng thống. Nó bảo vệ lợi ích sống còn của Pháp, mà chỉ người đứng đầu nhà nước mới có thể xác định", ông Lecornu viết trên X.
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.