Đây là phiên xét xử mới nhất trong cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa Azerbaijan và Armenia. Hai nước đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm Công ước Quốc tế về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc.
Ngày 12/10, đại diện hai nước Armenia và Azerbaijan đã có mặt tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), trong đó Yerevan đề nghị các thẩm phán buộc Baku phải rút binh sỹ khỏi khu vực Nagorny-Karabakh và cho phép những người dân gốc Armenia đã di tản trước đó được quay trở về an toàn.
Các phiên tòa tại ICJ diễn ra chỉ vài tuần sau khi Azerbaijan triển khai chiến dịch quân sự tại Nagorny-Karabakh. Chiến dịch kéo dài một ngày này đã khiến người dân gốc Armenia tại đây di tản hàng loạt, trong đó nhiều người đến Armenia.
Armenia đã kiến nghị và kêu gọi ICJ ra phán quyết yêu cầu Azerbaijan rút toàn bộ quân đội và nhân viên thực thi pháp luật khỏi tất cả các cơ sở dân sự ở Nagorny-Karabakh.
Nước này cũng kêu gọi ICJ đảm bảo Azerbaijan tránh mọi hành động khiến những người gốc Armenia còn lại phải rời đi và đảm bảo những người di tản trước đó được trở về an toàn.
ICJ xử lý các tranh chấp giữa các quốc gia. Mặc dù các phán quyết của tòa mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng tòa này lại không có quyền thực thi các quyết định.
Phiên tòa ngày 12/10 tại La Haye (Hà Lan) là phiên xét xử mới nhất trong cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa Azerbaijan và Armenia. Hai nước đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm Công ước Quốc tế về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc (ICERD).
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan nhưng lại có đa số người dân gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập với quốc gia láng giềng Armenia. Vì thế, tại đây luôn xảy ra tình trạng tranh chấp chủ quyền dai dẳng.
Hôm 19/9 vừa qua, Azerbaijan đã bất ngờ tiến hành một chiến dịch quân sự chớp nhoáng giành lại quyền kiểm soát khu vực. Chỉ một ngày sau, chính quyền do người gốc Armenia đứng đầu tại đây đã đồng ý giao nộp vũ khí và dự kiến sẽ giải thể từ ngày 1/1/2024.
Sau các sự kiện trên, mặc dù chính quyền Azerbaijan đã kêu gọi người dân tại Nagorny-Karabakh ở lại nhưng gần như toàn bộ 120.000 cư dân tại đây đã rời đi để đến Armenia, làm dấy lên nguy cơ khủng hoảng người di cư.
Giới chức Armenia cho biết hiện có khoảng 35.000 người đang phải sống trong các khu nhà tạm./.
Ca sĩ Kasim Hoàng Vũ cho biết sức khỏe đã tạm ổn, có thể trở lại công việc nên khai trương quán bún bò Huế tại Houston, Texas.
Thủ tướng nói MV 'Bắc Bling' của Hòa Minzy tạo động lực, truyền cảm hứng, làm mới nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Diễn viên Quỳnh Lương tổ chức lễ cưới với thiếu gia Tiến Phát, sáng 21/3.
Hoa hậu Đặng Thu Thảo bày tỏ sự tiếc thương, người đẹp Hà Kiều Anh kể kỷ niệm về cố nhà thơ, nhà báo Dương Xuân Nam, hôm 25/2.
Việt Nam hiện có 63 tỉnh, thành phố (57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng và Cần Thơ). Từ năm 1975 đến nay, nước ta trải qua 9 lần chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Mô hình quản trị từng thời đại TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, thời vua Minh Mạng (1820-1841), số đơn vị hành chính cấp tỉnh là 31; dưới tỉnh có phủ, huyện và xã. Mô hình này phù hợp với...
Ca sĩ Phạm Phương Thảo vừa tổ chức đám hỏi với bạn trai lâu năm ở quê nhà Nghệ An hôm 1/3.
Diễn viên Hồ Tịnh bày tỏ nỗi sợ hãi khi cùng chồng tham gia trải nghiệm thực hành tiễn biệt, trong đó chồng cô 'thử làm người chết'.
Diễn viên gạo cội Mỹ Dung bị tai nạn xe máy khi đi đón con, phải nhập viện cấp cứu hôm 25/2, hiện sức khỏe yếu và khó khăn về tài chính vì không thể đi diễn.
Nghệ sĩ hài Bắc Hải, 55 tuổi, bị xơ gan nặng, teo thận, hở đốt sống lưng, sống trong đau đớn nhưng kiệt quệ về kinh tế, không có tiền đi viện chữa trị.