Tin thế giới 25/2: Phương Tây nêu 'kịch bản xấu' với Kiev, Hàn Quốc thử nghiệm AI trong tập trận với Mỹ, Canada viện trợ cho Ukraine từ tài sản Nga

05:45 26/02/2025

LHQ thông qua nghị quyết về xung đột Nga - Ukraine, Pháp tuyên bố có thể triển khai các máy bay chiến đấu mang vũ khí hạt nhân đến Đức, Tổng thống Phần Lan kêu gọi “chiến đấu đến cùng” với Nga vì EU… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tin thế giới 25/2: Phương Tây nêu kịch bản tồi tệ nhất với Kiev, Hàn Quốc thử nghiệm AI trong tập trận với Mỹ, Canada viện trợ cho Ukraine từ tài sản
Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết về xung đột Nga-Ukraine do Kiev soạn thảo và được các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bảo trợ. (Nguồn: UN)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Trung Quốc tuyên bố không cung cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào trong xung đột ở Ukraine: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 25/2 tuyên bố nước này luôn cam kết tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine và chưa bao giờ cung cấp vũ khí sát thương cho bất kỳ bên nào.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 24/2 đã quyết định áp đặt lệnh trừng phạt mới liên quan đến Nga đối với 76 cá nhân và tổ chức trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. 20 tổ chức từ Trung Quốc cũng phải chịu lệnh trừng phạt.

Trả lời họp báo, ông Lâm Kiếm tuyên bố: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc luôn duy trì lập trường khách quan và công bằng về vấn đề Ukraine, cam kết thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng bằng con đường chính trị và Bắc Kinh chưa bao giờ cung cấp vũ khí sát thương cho các bên trong cuộc xung đột". (RIA Novosti)

Tin liên quan
3 năm xung đột Nga-Ukraine: Cánh cửa hòa bình đã rộng mở
3 năm xung đột Nga-Ukraine: Cánh cửa hòa bình đã rộng mở

*Nga và Indonesia thảo luận về tăng cường hợp tác quốc phòng: Quan chức an ninh hàng đầu của LB Nga Sergei Shoigu ngày 25/2 đã hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Prabowo Subianto và Bộ trưởng Quốc phòng Sjafrie Sjamsoeddin tại Indonesia, trong bối cảnh Moscow và Jakarta tìm cách tăng cường mối quan hệ quốc phòng.

Tháng 11/2024, Nga và Indonesia đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên. Nga cử 3 tàu hộ tống nhỏ, một tàu chở dầu cỡ trung, một trực thăng quân sự và một tàu kéo tham gia cuộc tập trận ở phía Đông đảo chính Java của Indonesia.

Jakarta có mối quan hệ thương mại trị giá hàng tỉ USD với Moscow, tuy nhiên việc nhập khẩu vũ khí từ Nga đã bị đình trệ trong những năm gần đây sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine. (Jakarta Post)

*Hàn Quốc thử nghiệm AI trong cuộc tập trận lớn với Mỹ: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 25/2 tuyên bố nước này dự định thử nghiệm nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh độc quyền trong cuộc tập trận quy mô lớn với Mỹ vào tháng tới.

Theo Bộ Quốc phòng, nền tảng AI tạo sinh phòng thủ sẽ được tích hợp trong cuộc tập trận Freedom Shield thường kỳ của liên minh lần đầu tiên nhằm đánh giá tính khả thi cho các hoạt động thời chiến.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang phát triển AI tạo sinh bằng cách huấn luyện nó với dữ liệu thông thường, thay vì bí mật quân sự, để tạo ra các dịch vụ hỗ trợ binh sĩ trong công tác hành chính và các nhiệm vụ khác.

Cuộc tập trận Freedom Shield là một trong những cuộc tập trận chung thường niên quan trọng giữa các đồng minh và diễn ra vào khoảng tháng 3 hàng năm như một phần trong nỗ lực duy trì sự sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên. (Yonhap)

Châu Âu

*LHQ thông qua nghị quyết về xung đột Nga - Ukraine: Ngày 24/2 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết yêu cầu Nga rút toàn bộ binh sĩ khỏi Ukraine, nhân dịp tròn 3 năm ngày Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt.

Với 93 phiếu thuận, 18 phiếu chống và 65 phiếu trắng, ĐHĐ LHQ đã thông qua nghị quyết nói trên, do Ukraine soạn thảo và được các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bảo trợ. Đáng chú ý, Mỹ bỏ phiếu chống lại nghị quyết này. Nghị quyết kêu gọi thiết lập nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững tại Ukraine.

Cùng ngày, Đại hội đồng LHQ cũng bác bỏ bản dự thảo nghị quyết do Mỹ soạn thảo, do văn kiện này chỉ kêu gọi chấm dứt xung đột. (AFP)

*Điện Kremlin hoan nghênh quan điểm của Mỹ trong vấn đề Ukraine: Điện Kremlin hoan nghênh lập trường cân bằng của Washington về Ukraine, lưu ý điều này cho thấy mong muốn thực sự của Mỹ trong việc giải quyết xung đột. Đây là phát biểu của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trước báo giới ngày 25/2.

Bình luận về nghị quyết của Mỹ liên quan xung đột tại Ukraine được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua hôm 24/2, ông Peskov nói: "Chúng tôi thấy Mỹ đang có lập trường cân bằng hơn nhiều, điều này thực sự có ích cho những nỗ lực giải quyết xung đột liên quan tới Ukraine. Chúng tôi chắc chắn hoan nghênh điều này.

Hôm 24/2, HĐBA đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine. Đại sứ Mỹ tại LHQ Dorothy Shea đã gọi đây là thỏa thuận lịch sử giữa Nga và Mỹ tại LHQ. (Sputniknews)

*Pháp có thể triển khai các máy bay chiến đấu mang vũ khí hạt nhân đến Đức: Nhật báo Telegraph đưa tin, Pháp có thể sẽ triển khai các máy bay chiến đấu mang vũ khí hạt nhân đến Đức nếu như Mỹ quyết định rút quân khỏi châu Âu.

Tờ báo cho biết thêm Friedrich Merz, ứng cử viên chính cho ghế Thủ tướng Đức từ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập, "đã kêu gọi Anh và Pháp mở rộng hoạt động của lực lượng trang bị vũ khí hạt nhân khi ông tìm kiếm 'sự độc lập' của châu Âu với nước Mỹ của Donald Trump".

Ngày 20/2, kênh truyền hình NBC đưa tin Mỹ đang xem xét giảm sự hiện diện quân sự ở châu Âu do các ưu tiên của nước này đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và biên giới với Mexico.(TASS)

*Phương Tây nêu kịch bản tồi tệ nhất với Ukraine: Phương Tây cho rằng, nếu không có sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ, Kiev chỉ có thể tiếp tục chiến đấu "ở mức độ hiện tại" đến mùa Hè, sau đó Lực lượng Vũ trang Ukraine có nguy cơ cạn kiệt đạn dược và mất khả năng sử dụng một số loại vũ khí tiên tiến cũng như thực hiện các cuộc tấn công tầm xa.

Một cố vấn cấp cao của Tổng thống Zelensky tuyên bố việc ngừng hỗ trợ quân sự từ Mỹ là kịch bản tồi tệ nhất, vì điều này đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ phải tăng cường sản xuất vũ khí trong nước và phụ thuộc nhiều hơn vào châu Âu. Đồng thời, theo một quan chức phương Tây, hiện tại Kiev đang tự sản xuất khoảng 55% số thiết bị quân sự của mình, trong khi Mỹ cung cấp khoảng 20% và châu Âu là 25%.

Tuy nhiên, bài báo lưu ý rằng một số loại vũ khí do Mỹ cung cấp, bao gồm các hệ thống phòng không tiên tiến, tên lửa đạn đạo đất đối đất, hệ thống định vị và pháo tầm xa, sẽ không thể thay thế trong ngắn hạn, vì châu Âu đơn giản không sản xuất đủ hoặc không sản xuất các loại vũ khí này.(Sputnik)

*EU muốn ký thỏa thuận về tài nguyên khoáng sản với Ukraine: Truyền thông châu Âu ngày 25/2 dẫn lời Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) phụ trách chiến lược công nghiệp và thịnh vượng, ông Stéphane Sejourné, tuyên bố các nước Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận về thỏa thuận riêng với Kiev khai thác khoáng sản và đất hiếm của Ukraine.

Theo tờ Le Figaro, ông Stéphane Sejourné tuyên bố sau một hội nghị tại Kiev ngày 24/2 với sự tham dự của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen: “Có 21 trong số 30 loại khoáng sản quan trọng mà châu Âu cần có thể được Ukraine cung cấp trong khuôn khổ quan hệ đối tác cùng có lợi”.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 24/2 cũng tuyên bố nước này cùng Pháp, Anh và Đức, tương tự như Mỹ, mong muốn tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine. (AFP)

*Moscow khẳng định sẵn sàng cùng Mỹ khai thác đất hiếm ở Nga: Điện Kremlin ngày 25/2 cho biết Nga có rất nhiều mỏ kim loại đất hiếm và sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận để khai thác các mỏ này sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất khả năng ký một thỏa thuận như vậy với Mỹ.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moscow có các kế hoạch riêng của mình để khai thác các mỏ kim loại nhưng sẵn sàng hợp tác với Mỹ "khi có quyết tâm chính trị".

Tổng thống Putin ngày 24/2 tuyên bố Moscow sẵn sàng tham gia các dự án chung với các đối tác Mỹ, bao gồm cả nhà nước và tư nhân theo một thỏa thuận kinh tế giữa Nga và Mỹ trong tương lai.

Theo số liệu của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, Nga có trữ lượng đất hiếm lớn thứ 5 thế giới, sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Australia.(AFP)

*Ba Lan tăng cường an ninh sau khi Nga tấn công miền Tây Ukraine: Bộ Chỉ huy Tác chiến của lực lượng vũ trang Ba Lan cho biết máy bay của Ba Lan và các đồng minh đã được kích hoạt sáng 25/2 để đảm bảo an toàn cho không phận Ba Lan sau khi Nga không kích miền Tây Ukraine.

Trên trang mạng X, Bộ Chỉ huy tuyên bố: "Các biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo an ninh ở các khu vực giáp ranh với vùng có nguy cơ”.

Toàn bộ Ukraine đã được đặt trong tình trạng báo động không kích bắt đầu từ khoảng 3h50 (theo giờ địa phương) sau khi Không quân Ukraine cảnh báo về các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga. (Reuters)

*Tổng thống Phần Lan kêu gọi “chiến đấu đến cùng” với Nga: Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb ngày 24/2 tuyên bố Mỹ sẽ thất bại nếu Nga giành thắng lợi trong cuộc đối đầu ở Ukraine, giữa lúc châu Âu ngày càng nghi ngại về ý định của Tổng thống Donald Trump.

Trả lời phỏng vấn Reuters, Tổng thống Stubb phân tích: “Xung đột ở Ukraine không chỉ liên quan đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, mà còn liên quan đến an ninh của châu Âu, và vai trò lãnh đạo của Mỹ”.

Tổng thống Stubb khẳng định không lo ngại về sức mạnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời nhấn mạnh Phần Lan là “nhà cung cấp an ninh, chứ không phải là người tiêu thụ an ninh”. (Reuters)

Trung Đông – châu Phi

*Iraq đề xuất thỏa thuận an ninh mới với Mỹ: Ngày 25/2, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Thabit Al-Abbasi cho biết nước này đã đề xuất với Mỹ việc ký kết một thỏa thuận an ninh mới, trong đó bao gồm cả hợp tác trong lĩnh vực tình báo.

Phát biểu trên kênh truyền hình Al-Hadath của Saudi Arabia, Al-Abbasi xác nhận: “Chúng tôi đã đề xuất một thỏa thuận an ninh mới với Mỹ và chúng tôi nghĩ phía Mỹ vẫn đang xem xét”. Ông cũng giải thích rằng thỏa thuận an ninh mới sẽ dẫn đến "quan hệ đối tác an ninh bền vững và hợp tác tình báo" giữa hai nước.

Quân đội Mỹ dự kiến sẽ rút khỏi lãnh thổ Iraq vào mùa Thu năm nay, chấm dứt hơn một thập kỷ hiện diện quân sự của Mỹ tại đây. Mỹ điều quân tới Iraq năm 2014 trong khuôn khổ liên quân quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. (RIA Novosti)

*Ngoại trưởng Nga thăm Iran: Ngày 25/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến thủ đô Tehran của Iran để hội đàm với quan chức nước chủ nhà về các vấn đề song phương và quốc tế cùng quan tâm.

Truyền thông nhà nước Iran đưa tin trong chuyến thăm kéo dài 1 ngày, ông Lavorv sẽ thảo luận các vấn đề khu vực và song phương với người đồng cấp Iran Abbas Araghchi.

Chuyến thăm diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Mỹ áp đặt vòng trừng phạt mới nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran – lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập chính của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Hồi đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump khôi phục chiến dịch "gây áp lực tối đa" đối với Iran, quay trở lại chính sách cứng rắn đối với Tehran như trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. (Reuters)

*Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia thăm Mỹ: Theo báo Times of Israel ngày 24/2, Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Khalid bin Salma đã đến Washington để thảo luận với các giới chức Mỹ về quan hệ song phương và các vấn đề lợi ích chung.

Chuyến thăm diễn ra sau khi Saudi Arabia đã tổ chức cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Nga ngày 18/2 để thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine và việc khôi phục mối quan hệ giữa Nga và Mỹ. (AFP)

*Hamas yêu cầu thả tù nhân Palestine để nối lại hòa đàm: Ngày 24/2, phong trào Hồi giáo Hamas tuyên bố, việc Israel thả hơn 600 tù nhân Palestine theo thỏa thuận là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán tiếp theo nhằm củng cố lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Tân Hoa Xã dẫn lời ông Bassem Naim, một quan chức cấp cao của Hamas nhấn mạnh, các bên trung gian -Ai Cập, Qatar và Mỹ- phải đảm bảo Israel tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận, bao gồm cả việc trả tự do cho các tù nhân Palestine.

Tuyên bố này được đưa ra 2 ngày sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoãn việc trả tự do cho hơn 600 tù nhân Palestine trong khuôn khổ đợt trao đổi tù nhân-con tin thứ bảy giữa Israel và Hamas. (Al Jazeera)

Châu Mỹ-Mỹ Latinh

*Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm căn cứ Guantánamo: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth có kế hoạch thăm căn cứ hải quân nằm ở Vịnh Guantánamo của Cuba, nơi đang được sử dụng để giam giữ những người nhập cư bất hợp pháp và nghi phạm khủng bố.

Lầu Năm Góc cho biết chuyến thăm diễn ra ngày 25/2. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Pete Hegseth tới căn cứ Guantánamo kể từ khi ông nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng tháng trước.

Tuyên bố nêu bật vai trò của Căn cứ Hải quân Vịnh Guantánamo là “tiền phương quan trọng đối với sự ổn định và an ninh hàng hải trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giam giữ tạm thời những người nhập cư bất hợp pháp đang chờ hồi hương hoặc đến nơi thích hợp khác”.

Theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ gặp gỡ các quân nhân đóng tại căn cứ này và trên tàu khu trục USS Thomas Hudner vừa được sáp nhập vào Hạm đội 4 triển khai ở Caribe, trong khu vực chịu trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Miền Nam (USSOUTHCOM).(Reuters)

*Mỹ sẽ áp thuế với Canada và Mexico từ ngày 4/3: Báo chí Canada ngày 24/2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng ông vẫn có ý định áp thuế quan trừng phạt đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico trong những ngày tới.

Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Mỹ không hề có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ rút lại lời đe dọa áp thuế 25% đối với hàng hóa của Canada và Mexico vào đầu tháng 3.

Ông Trump cho biết: “Chúng tôi sẽ áp dụng thuế quan đúng thời hạn và có vẻ như quá trình này đang sắp diễn ra nhanh chóng. Chúng tôi đã bị đối xử rất tệ và không chỉ Canada và Mexico. Chúng tôi đã bị lợi dụng”.

Thủ tướng Justin Trudeau đã đe dọa sẽ đáp trả bằng cách trả đũa tương đương nếu Hoa Kỳ áp dụng mức thuế quan cao đối với Canada. (AFP)

*Canada viện trợ cho Ukraine từ tài sản của Nga: Trang mạng Global News ngày 24/2 dẫn lời Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định Ottawa sẽ gửi 5 tỷ CAD (khoảng 3,5 tỷ USD) viện trợ cho Kiev từ tài sản tịch thu của Moscow.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình và an ninh ở Kiev, Thủ tướng Trudeau cho biết số tiền nêu trên là khoản đầu tiên trong doanh thu từ các tài sản bị đóng phong tỏa của Moscow sau nhiều năm Canada hứa hẹn sẽ từ bỏ các tài sản liên quan đến Chính phủ Nga và giới tài phiệt nước này.

Tuy vậy, phát biểu của nhà lãnh đạo Canada không đề cập đến khả năng Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nội dung mà các nhà lãnh đạo khác đã nêu lêu tại hội nghị thượng đỉnh lần này. (Global News)

Có thể bạn quan tâm
Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

17:45 31/03/2025

Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.

Nỗi lo với các tòa nhà cao tầng ở Bangkok sau động đất

Nỗi lo với các tòa nhà cao tầng ở Bangkok sau động đất

16:45 31/03/2025

Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

00:45 31/03/2025

Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

06:45 28/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

06:45 28/03/2025

Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

17:45 27/03/2025

Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

04:01 27/03/2025

Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

04:00 27/03/2025

Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

04:00 27/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học