Tin thế giới 21/2: Tổng thống Nga tuyên bố về thời điểm then chốt, sẽ không bị đánh bại; Trung Quốc kêu gọi ngừng đổ lỗi; Triều Tiên làm 'nóng' HĐBA

03:00 22/02/2023

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang, tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tin thế giới 21/2:
Tổng thống Nga đọc thông điệp liên bang đầu tiên sau một năm xung đột với Ukraine lúc 12h05 (giờ Moscow, 16h05 giờ Việt Nam) ngày 21/2 . (Nguồn: Ruptly)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua:

Nga-Ukraine

* Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu trình bày Thông điệp liên bang 2023 trước Quốc hội nước này, lúc 12h05 giờ Moscow (16h05 giờ Hà Nội) ngày 21/2, tại trung tâm triển lãm Gostiny Dvor ở thủ đô Moscow.

Trong phần đầu Thông điệp, Tổng thống Putin tuyên bố, phương Tây không cố gắng che giấu mục đích gây thất bại chiến lược cho Nga hoặc ý định biến một cuộc xung đột cục bộ thành một giai đoạn đối đầu toàn cầu.

Theo ông, "đây là cách chúng tôi hiểu tất cả và chúng tôi sẽ phản ứng tương xứng. Trong trường hợp này, sự tồn tại của đất nước chúng tôi nằm trong chương trình nghị sự. Nhưng họ cũng không thể không nhận ra rằng không thể đánh bại Nga trên chiến trường".

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo khẳng định, Moscow "đã cởi mở và chân thành, sẵn sàng cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với phương Tây", song chỉ nhận lại phản ứng "không rõ ràng" và sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía biên giới Nga.

Theo nguyên thủ Nga, tình hình hiện tại là "thời điểm then chốt đối với Moscow, khi thế giới đang trải qua những thay đổi căn bản và không thể đảo ngược cùng với các sự kiện lịch sử quan trọng sẽ xác định tương lai của đất nước và người dân". (TASS)

* Tổng thống Putin tố phương Tây từ chối đề xuất của Nga: Trong Thông điệp liên bang, ông Putin cho biết: "Vào tháng 12/2021, Nga đã chính thức gửi dự thảo hiệp ước về đảm bảo an ninh cho Mỹ và NATO. Nhưng trên thực tế, chúng tôi đã nhận được sự từ chối công khai về tất cả".

Theo nhà lãnh đạo, Mỹ đã "đơn phương cắt đứt các thỏa thuận cơ bản nhằm duy trì hòa bình trên toàn cầu” và chắc chắn có lý do khiến họ làm như vậy bởi "Washington không bao giờ làm gì mà không có lý do".

Bên cạnh đó, Tổng thống Nga khẳng định, nước này sẽ buộc phải "đẩy mối đe dọa ra khỏi biên giới" của mình nếu Ukraine nhận được các hệ thống vũ khí tầm xa hơn từ phương Tây. (TASS)

* Mỹ, Ukraine bình luận về thông điệp liên bang của Tổng thống Putin: Ngày 21/2, theo cố vấn chính trị Mykhailo Podolyak của Tổng thống Ukraine, thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Putin chứng tỏ "ông ấy đang ở trong thực tại hoàn toàn khác, nơi không có cơ hội đối thoại về công lý và luật pháp quốc tế".

Trong khi đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan phản pháo lời cáo buộc của Tổng thống Putin về việc phương Tây đe dọa Nga, cho rằng: "Không một ai tấn công Nga. Có một sự vô lý trong quan điểm cho rằng Moscow đang chịu một số hình thức đe dọa quân sự từ Ukraine hoặc bất kỳ ai khác". (Reuters, AFP)

* EU cân nhắc dùng ngân sách riêng để mua vũ khí cho Ukraine: Tờ Financial Times số ra ngày 21/2 đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét khả năng sử dụng ngân sách của khối này để trả trước cho các nhà sản xuất vũ khí nhằm khuyến khích mở rộng sản xuất.

Ủy ban châu Âu (EC) nhiều khả năng sẽ phát triển đề xuất này và chia sẻ đề xuất với các quốc gia thành viên trước cuộc họp bộ trưởng quốc phòng EU dự kiến diễn ra vào ngày 7/3.

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện lo ngại về việc liệu EU có thể cung cấp đủ vũ khí cho Ukraine từ các kho dự trữ hiện có hay không.

* Ukraine có thể nhận mọi loại vũ khí nếu NATO chấp thuận, theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Pavel Yablonsky.

Ông Yablonsky nêu rõ: "Chúng tôi đang thảo luận và sẽ tiếp tục thảo luận trong ngày hôm nay (21/2) với Tổng thống Mỹ Joe Biden, cũng như trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh các nước sườn phía Đông của NATO mang tên Bucharest Nine về hoạt động hỗ trợ quân sự tiếp theo".

Ngoài ra, ông Yablonsky cam kết, Ba Lan sẽ đứng về phía Ukraine trong các cuộc đàm phán với các nước khác về việc chuyển giao vũ khí cho quốc gia Đông Âu này và làm mọi thứ để Kiev nhận được bất kỳ loại vũ khí nào họ cần để phòng thủ. (Sputnik)

* Trung Quốc quan ngại về diễn biến leo thang ở Ukraine và nguy cơ tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát, theo lời Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương ngày 21/2.

Theo ông Tần Cương, Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình cũng như góp sức để tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho vấn đề Ukraine.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế để thúc đẩy đối thoại và tham vấn nhằm giải quyết các mối quan tâm của tất cả các bên nhằm tìm kiếm an ninh chung.

Ngoại trưởng Tần Cương đồng thời kêu gọi các quốc gia liên quan "ngừng ngay lập tức đổ thêm dầu vào lửa, ngừng đổ lỗi cho Trung Quốc và ngừng kích động tình hình bằng cách sử dụng các tham chiếu" giữa Ukraine với Đài Loan. (Reuters)

* Ukraine đề nghị IMF hỗ trợ 15 tỷ USD: Ngày 20/2, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã có cuộc gặp người đứng đầu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva tại Kiev.

Sau cuộc gặp, Thủ tướng Shmyhal đã viết trên Telegram bày tỏ hy vọng rằng, IMF sẽ dành cho Ukraine một chương trình hỗ trợ nhiều năm với tổng số tiền ít nhất 15 tỷ USD.

Bán đảo Triều Tiên

* Singapore phản đối Triều Tiên thử tên lửa: Ngày 21/2, Bộ Ngoại giao Singapore ra tuyên bố phản đối các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên, trong đó có vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ngày 18/2 vừa qua.

Singapore tiếp tục kêu gọi Triều Tiên ngay lập tức chấm dứt "mọi hành động khiêu khích" và tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình. (CNA)

* Trung Quốc nói về vấn đề Triều Tiên: Ngày 20/2, Phó Đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Đới Bình cho rằng, căng thẳng và đối đầu một lần nữa trở nên nổi bật trên Bán đảo Triều Tiên.

Cảnh báo tình hình có thể leo thang hơn nữa và sẽ không có lợi cho bất cứ ai, ông Đới Bình kêu gọi tất cả các bên liên quan bình tĩnh, kiềm chế, cam kết đi theo hướng giải quyết chính trị đúng đắn, tránh những hành động có thể gây ra tính toán sai lầm.

Theo quan chức Trung Quốc, để đưa vấn đề Bán đảo Triều Tiên thoát khỏi tình trạng khó khăn, trước tiên cần tập trung vào mấu chốt của vấn đề, đó là an ninh. (THX)

* Nga phản đối mọi hành động quân sự đe dọa tới bán đảo Triều Tiên và các quốc gia Đông Bắc Á, theo lời Phó Đại diện thường trực Nga tại LHQ Dmitry Polyanskiy.

Tuyên bố nhấn mạnh việc Nga đã nhiều lần chỉ ra rằng, tất cả các bên cần kiềm chế và xác nhận việc sẵn sàng nối lại đối thoại bằng những bước đi thực tế, tuy nhiên, Moscow chỉ thấy sự gia tăng đáng kể hành động quân sự ở Đông Bắc Á, sẽ làm trầm trọng thêm tình hình và làm trì hoãn giải pháp chính trị và ngoại giao trong khu vực. (Sputnik)

* Mỹ kêu gọi HĐBA chống lại các vụ thử tên lửa của Triều Tiên: Ngày 20/2, Mỹ cho rằng, việc nước này liên tục không đáp trả đã khuyến khích Bình Nhưỡng tiến hành nhiều hơn nữa các vụ phóng tên lửa gây bất ổn, mà không sợ hậu quả.

Bên cạnh đó, những quốc gia đang “bảo vệ” Triều Tiên khỏi chịu trách nhiệm đã khiến khu vực châu Á và toàn thế giới có nguy cơ xảy ra xung đột.

Mỹ đồng thời kêu gọi HĐBA buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về các hành động khiêu khích bằng tên lửa gần đây. (Yonhap)

* HĐBA họp khẩn, nêu giải pháp về hạ nhiệt vấn đề Triều Tiên vào sáng 21/2 theo giờ Việt Nam.

Đại diện LHQ kêu gọi các thành viên HĐBA thể hiện tinh thần đoàn kết để đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán, trong khi hối thúc Triều Tiên đình chỉ ngay "các hành động leo thang căng thẳng".

LHQ cũng nêu giải pháp 3 bước giúp giảm căng thẳng trong khu vực, bao gồm: Triều Tiên cần triển khai ngay những bước đi hướng tới việc nối lại tiến trình đối thoại vì hòa bình lâu dài, phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng Bán đảo Triều Tiên; HĐBA cam kết theo đuổi giải pháp hòa bình, ngoại giao, toàn diện; Tăng cường các kênh liên lạc, đặc biệt là đường dây quân sự. (UN)

* Hàn Quốc thúc đẩy chiến lược quốc phòng toàn diện mới sâu rộng vào tháng tới để đề ra định hướng trung và dài hạn rõ ràng cho chính sách an ninh quốc gia, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.

Tài liệu này sẽ thay thế Chính sách quốc phòng hiện tại, đưa ra định hướng chính sách cho giai đoạn 15 năm và sẽ được ban hành 5 năm/lần.

Các mục tiêu lớn sẽ được đưa vào chiến lược quốc phòng trên bao gồm phòng thủ "phối hợp, tích cực", nỗ lực đối phó với các thách thức an ninh phức tạp, như mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng của Triều Tiên, cạnh tranh Trung-Mỹ ngày càng gay gắt và biến đổi khí hậu.

Một mục tiêu khác là "liên minh và đoàn kết", phản ánh nỗ lực của Seoul và Washington nhằm phát triển mối quan hệ đối tác của họ thành một liên minh chiến lược toàn cầu và củng cố tình đoàn kết giữa hai nước. (Yonhap)

Châu Âu

* HĐBA sẽ họp về vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc vào ngày 21/2, sớm hơn so với kế hoạch đã đưa ra trước đó là ngày 22/2, theo TASS đưa tin.

Cuộc họp dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết của Nga liên quan cuộc điều tra quốc tế đối với vụ nổ tại các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc hồi tháng 9/2022.

Dự thảo nghị quyết đề nghị Tổng Thư ký LHQ thành lập một ủy ban luật sư quốc tế độc lập để thực hiện cuộc điều tra.

* Ba Lan-Belarus gia tăng căng thẳng: Ngày 20/2, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ba Lan Lukasz Jasina cho biết, Belarus đã quyết định trục xuất 3 nhà ngoại giao của Warsaw trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước leo thang.

Trong số các nhà ngoại giao bị trục xuất có hai lãnh sự từ Grodno và một liên lạc viên của lực lượng Phòng vệ biên giới Ba Lan ở Minsk. Các nhà ngoại giao trên phải rời Belarus vào tối 22/2.

Đáp trả động thái trên, Ba Lan cho biết sẽ tạm thời đóng cửa cửa khẩu lưu thông hàng hóa còn hoạt động cuối cùng với Belarus.

Theo đó, các phương tiện chở hàng của Belarus sẽ không được lưu thông qua cửa khẩu Koroszczyn từ 19h ngày 21/2 (giờ địa phương). (Reuters)

Châu Á

* Trung Quốc công bố Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) tại Diễn đàn Lanting, tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh ngày 21/2.

Tài liệu trên, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất lần đầu tiên vào tháng 4/2022, phác thảo những khái niệm và nguyên tắc cốt lõi xung quanh hòa bình và an ninh toàn cầu.

GSI dài 12 trang, nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, đồng thời tôn trọng mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

Nội dung tài liệu cũng đề cập khái niệm “an ninh không thể chia cắt”, đưa ra cách tiếp cận có hệ thống và các biện pháp thiết thực hơn để giải quyết các thách thức an ninh toàn cầu. (Global Times)

* Ngoại trưởng Campuchia sắp thăm Thái Lan: Ngày 21/2, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia ngày 21/2 thông báo, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ này Prak Sokhonn sẽ có chuyến thăm chính thức Thái Lan từ ngày 23-24/2.

Đại diện Thái Lan và Campuchia sẽ thảo luận sâu rộng mọi khía cạnh của mối quan hệ tốt đẹp và hợp tác phát triển song phương trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm.

Trong chuyến thăm, Phó Thủ tướng Campuchia cũng sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. (Khmer Times)

* HĐBA ra tuyên bố về kế hoạch định cư mới của Israel: Ngày 20/2, HĐBA ra thông báo chính thức được 15 thành viên tán thành bày tỏ "quan ngại sâu sắc và thất vọng" trước việc Israel hôm 12/2 thông báo sẽ xây dựng thêm và mở rộng các khu định cư trên vùng lãnh thổ chiếm đóng của người Palestine.

Tuyên bố chung nêu rõ: "Việc Israel tiếp tục các hoạt động định cư là đẩy triển vọng về giải pháp hai nhà nước trên cơ sở các đường biên giới được công nhận từ năm 1967 vào tình trạng bị đe dọa".

Trước động thái này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng tuyên bố của HĐBA là “phiến diện”, đồng thời chỉ trích Mỹ tham gia động thái này. (Reuters)

* Quốc hội Israel họp xem xét đề xuất cải cách tư pháp do chính phủ nước này đệ trình vào ngày 20/2.

Trong phiên xem xét đầu tiên, có 2 dự luật đầu tiên trong cải cách tư pháp đã được thông qua với 63 phiếu ủng hộ, 47 phiếu chống trong tổng số 120 nghị sĩ trong Quốc hội.

Dự luật thứ nhất sẽ thay đổi thành phần ủy ban bổ nhiệm thẩm phán gồm 9 thành viên, hạn chế tầm ảnh hưởng của các chuyên gia pháp lý, tăng quyền hạn của chính phủ trong việc lựa chọn thẩm phán.

Dự luật còn lại sẽ không cho phép Tòa án Tối cao ra phán quyết bác những luật cơ bản mà Quốc hội thông qua, kể cả khi những luật này vi hiến. Quốc hội cũng có quyền bác các quyết định của Tòa án Tối cao chỉ với 61 trên tổng số 120 phiếu của Quốc hội Israel.

Ngay từ sáng sớm, hàng chục nghìn người dân Israel đã tiến hành nhiều hình thức biểu tình nhằm phản đối kế hoạch này bên ngoài trụ sở Quốc hội cũng như ở nhiều địa phương khác. (AFP)

* Iran là bên quyết định để giải quyết vấn đề hạt nhân, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 21/2.

Theo ông, Mỹ vẫn tin rằng, cách hiệu quả và bền vững nhất để đối phó với thách thức trong giải quyết vấn đề hạt nhân là thông qua hoạt động ngoại giao. Ông Blinken khẳng định: "Cánh cửa ngoại giao luôn rộng mở. Rất nhiều điều phụ thuộc vào những gì Iran nói và làm và liệu họ có tham gia hay không". (Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Đại sứ Doãn Khánh Tâm: Chuyến thăm đến ‘nước láng giềng thứ ba’ của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh

Đại sứ Doãn Khánh Tâm: Chuyến thăm đến ‘nước láng giềng thứ ba’ của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh

09:40 31/10/2023

Trả lời phỏng vấn Báo TG&VN, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Doãn Khánh Tâm cho biết: “Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra trang mới trong lịch sử quan hệ 70 năm giữa hai nước, phù hợp với chính sách đối ngoại 'nước láng giềng thứ ba' của Ulaanbaatar”.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Tổng Thư ký IORA Salman Al Farisi

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Tổng Thư ký IORA Salman Al Farisi

04:40 03/02/2024

Chiều 1/2 (giờ Bỉ), nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24 và Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ 3, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Hiệp hội các nước Vành đai Ấn Độ Dương (IORA) Salman Al Farisi.

Philippines công bố video vụ va chạm với tàu Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines công bố video vụ va chạm với tàu Trung Quốc ở Biển Đông

12:30 23/10/2023

Philippines công bố video tàu tiếp vận nước này va chạm tàu hải cảnh, dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông và triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối.

Azerbaijan chỉ trích Pháp vì bình luận về 'chiến dịch chống khủng bố'

Azerbaijan chỉ trích Pháp vì bình luận về 'chiến dịch chống khủng bố'

10:40 20/09/2023

Azerbaijan chỉ trích Pháp sau khi Paris cho rằng việc Baku mở chiến dịch quân sự tại Nagorno-Karabakh là 'phi pháp, không chính đáng'.

Tiêu điểm quốc tế năm 2023

Tiêu điểm quốc tế năm 2023

09:00 31/12/2023

10 tiêu điểm quốc tế năm 2023 do Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn.

Hàng nghìn người Hungary biểu tình phản đối Thủ tướng Orban

Hàng nghìn người Hungary biểu tình phản đối Thủ tướng Orban

08:10 06/05/2024

Khoảng 10.000 người Hungary biểu tình phản đối Thủ tướng Orban vài tuần trước cuộc bầu cử trong nước và Nghị viện châu Âu vào tháng 6.

T-80 Ukraine đánh bại ba xe tăng, thiết giáp Nga

T-80 Ukraine đánh bại ba xe tăng, thiết giáp Nga

17:20 06/05/2024

Ukraine điều một chiếc T-80 chặn mũi xung kích gồm một xe tăng, hai thiết giáp Nga, khiến đội hình đối phương rối loạn và rút lui.

Nga: Xe tải chặn đầu xe lửa, 140 người bị thương

Nga: Xe tải chặn đầu xe lửa, 140 người bị thương

23:30 29/07/2024

Ít nhất 140 người bị thương ở miền nam nước Nga sau khi xe lửa va chạm với chiếc xe tải liều mạng băng qua đường ray khi tàu đang đến gần.

Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ 1]

Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ 1]

21:20 23/09/2023

Việc Lãnh tụ Cuba Fidel Castro bất chấp hiểm nguy đến thăm Quảng Trị trong bom đạn chiến tranh 50 năm trước khẳng định vị trí tiên phong của Cuba trong phong trào thế giới đoàn kết với Việt Nam, đặc biệt là tình cảm của Fidel dành cho Việt Nam trong những năm tháng khó khăn.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới