TP - Sinh ra từ ngôi làng ở khu vực biên giới Việt-Trung có truyền thống đàn hát dân ca đậm đà bản sắc dân tộc, Lý Viết Trường đã thấm đẫm những lời hát ru của mẹ, các màn đối đáp giao duyên trong lễ hội xuân…
Lý Viết Trường (sinh năm 1994) sinh ra và lớn lên ở bản Nà Lẹng, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Ngay từ nhỏ, Trường đã có niềm đam mê và yêu thích văn hóa dân tộc Tày, Nùng. Sau khi học hết THPT, năm 2012, Trường đỗ vào khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó học Thạc sĩ tại trường rồi tiếp tục nghiên cứu chuyên ngành Dân tộc học (Học viện Dân tộc học và Xã hội học, Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc) và đã nhận bằng Tiến sỹ loại giỏi.
“Thắp sáng niềm tin”
Lý Viết Trường là con cả trong gia đình có hai anh em. Nhà có ít ruộng, nương nên cuộc sống khó khăn, vất vả. Ngoài giờ học ở trường, cậu bé người dân tộc Nùng này luôn tay chân phụ giúp công việc đồng áng, việc nhà cùng cha mẹ chăm lo bữa ăn hằng ngày. Mặc dù vậy, Trường luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi và tích cực tham gia các hoạt động Đoàn-Đội tại địa phương. Cậu còn đam mê sưu tầm, học hỏi vốn văn hóa đặc sắc của quê hương. Năm 2012, Trường tốt nghiệp THPT và đạt được ước mơ vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tuy nhiên, do nhà nghèo nên việc đi học cũng làm cho gia đình lo lắng, chần chừ… Hay tin về cậu học trò hiếu thảo, giỏi giang, phóng viên đến tận nhà Trường để tìm hiểu, viết bài đăng trên báo Tiền Phong và sau đó cậu được nhận học bổng “Thắp sáng niềm tin” (mức 5 triệu đồng/năm) suốt 4 năm học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
![]() |
Tiến sỹ Lý Viết Trường tham gia Hội thảo phát triển văn hóa - du lịch xứ Lạng. Ảnh: Duy Chiến |
Trường tâm sự: “Xuất thân là người dân tộc Nùng (Phàn Slình) nên ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được lớn lên trong không gian văn hóa, hiểu được những nếp sống, nếp nghĩ, sinh hoạt của người dân tộc thiểu số. Đó cũng là lý do khi bước vào con đường khoa học, tôi đã lựa chọn nghiên cứu về văn hóa dân tộc của người Nùng, Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc”.
Trường đã công bố hơn 30 công trình khoa học với 9 đầu sách, hơn 30 bài tạp chí và kỷ yếu hội thảo quốc tế, quốc gia. Toàn bộ các công trình khoa học đều tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu văn hóa vùng biên giới Việt - Trung nói chung và văn hóa các dân tộc Nùng, Tày nói riêng. Những nghiên cứu này đã góp phần cung cấp một góc nhìn toàn diện, chuyên sâu về các lĩnh vực đời sống văn hóa, xã hội của các dân tộc thiểu số vùng biên giới. Tiêu biểu trong đó là các công trình về di sản phi vật thể được viết chung và riêng như: “Nghi lễ cưới hỏi của người Nùng Phàn Slình” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2019), “Tri thức địa phương của dân tộc Nùng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2021), “Tương trợ cộng đồng trong nghi lễ vòng đời của người Nùng Phàn Slình ở Lạng Sơn” (Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, năm 2020), “Từ điển văn hóa Then” (Nhà xuất bản Thế giới, năm 2021)…
“Sự hỗ trợ của báo Tiền Phong khi nhập trường đại học như dòng sữa tươi mát nuôi dưỡng, bồi dưỡng cho tôi trưởng thành, tự tin đi trên con đường nghiên cứu khoa học”
Tiến sỹ Lý Viết Trường
Truyền cảm hứng
Luận án tiến sĩ của Lý Viết Trường mang tên “Đời sống thầy Tào người Nùng Phàn Slình trong bối cảnh hiện nay: Nghiên cứu trường hợp thôn Sơn Hồng, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam”. Luận án được bảo vệ thành công tại Đại học Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc), vào tháng 6/2024. Công trình không chỉ làm sáng tỏ các khía cạnh văn hóa độc đáo mà còn chứng minh sự thích nghi linh hoạt của thầy Tào trong bối cảnh hiện đại, nơi mà công nghệ và xã hội hóa đang tác động mạnh mẽ lên các cộng đồng truyền thống. Trường đã dành 4 năm để phỏng vấn, quan sát và ghi chép các nghi lễ truyền thống, từ đó hệ thống hóa vai trò của thầy Tào trong từng giai đoạn của đời sống tín ngưỡng. Anh cũng không ngừng cập nhật các xu hướng mới, như cách các thầy Tào sử dụng mạng xã hội để kết nối với cộng đồng trẻ, từ đó cho thấy sự tiếp biến văn hóa linh hoạt giữa truyền thống và hiện đại.
Ông Nguyễn Phúc Hà, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn cho biết, TS Trường có nhiều bài viết nghiên cứu đăng trên Tạp chí Văn nghệ xứ Lạng. Sự khát khao gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của người Nùng Phàn Slình và công trình khoa học về vai trò của thầy Tào đã giúp anh giành giải thưởng “Khuê Văn Các” 2024 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
“Đến với giải thưởng Khuê Văn Các, bên cạnh việc thử sức ở một giải thưởng về khoa học xã hội và nhân văn, tôi cũng muốn truyền cảm hứng tới nhiều bạn trẻ, tình yêu đối với văn hóa dân tộc của quê hương xứ Lạng. Để chuẩn bị tốt cho giải thưởng, tôi đã lựa chọn, nghiên cứu những đề tài khoa học tiêu biểu, có tính thực tiễn cao, mang đậm nét văn hoá dân tộc để dự thi”, Tiến sỹ Trường bộc bạch.
Tiến sỹ Trường cho hay, sẽ tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, mở ra những hướng phát triển mới. Anh xác định sẽ kiên trì trên hành trình nghiên cứu dân tộc học, để có nhiều hơn sự đóng góp với công cuộc bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
6 cây cổ thụ, gồm 2 cây trai, 2 cây kiền kiền Phú Quốc và 2 cây kơ nia - có tuổi đời hàng trăm năm ở Vườn quốc gia Phú Quốc hôm nay được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Ngành du lịch Khánh Hòa thắng lớn trong quý 1-2025 khi đón hơn 2,5 triệu lượt khách, thu về gần 14.000 tỉ đồng.
Với việc trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2024, 3 cá nhân được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang ký các Quyết định tuyển dụng, phong, thăng quân hàm sĩ quan.
Bình Định lên kế hoạch phát triển tour đường sắt nối ga Diêu Trì và ga Quy Nhơn.
Lãnh đạo Lixil Việt Nam kỳ vọng Trung tâm trải nghiệm Lixil đầu tiên tại Việt Nam sẽ khơi gợi ý tưởng thiết kế hiện đại, thông qua các hình mẫu thiết kế phòng tắm phong cách Đông - Tây.
Những người dì chất như nước cất mang niềm vui, tình yêu thương đến tuổi thơ sắp nhỏ.
Ter Chantavit Dhanasevi - ‘ngôi sao phòng vé’ Thái Lan kiêm người mẫu, nhà biên kịch, đạo diễn - sẽ giao lưu với người hâm mộ tại Hà Nội vào chiều 30-3, trong khuôn khổ sự kiện Thai Festival Hanoi 2025.
Hà Nội - Ngày 28.3, LĐLĐ Thành phố Hà Nội biểu dương điển hình đạt danh hiệu Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Anh mong gặp một người bạn gái từ 25 đến 35 tuổi, có cùng quan điểm về hôn nhân, hiểu chuyện, trân trọng những giá trị gia đình.