Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim: Việt Nam xuất sắc ở một số lĩnh vực

09:45 02/03/2025

Dù lịch trình trong nước bận rộn, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim vẫn dành thời gian đến Việt Nam dự Diễn đàn tương lai ASEAN.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ - Ảnh: NAM TRẦN

Sự coi trọng, đánh giá cao Việt Nam đến từ việc Malaysia là chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay và tình cảm dành cho mảnh đất hình chữ S.

Trước khi rời Hà Nội, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã trả lời một số câu hỏi của Tuổi Trẻ trong cuộc gặp báo chí chung. Trong đó, ông nói về vai trò của Việt Nam trong ASEAN và những điều hai bên có thể học hỏi, chia sẻ lẫn nhau.

Học hỏi lẫn nhau

* Ông từng nói với báo chí trong nước rằng Malaysia có thể học hỏi Việt Nam để phát triển đất nước. Hai bên có thể học tập và chia sẻ kinh nghiệm với nhau như thế nào?

- Như chúng ta đều biết, Việt Nam xuất phát chậm hơn các nước khác vì các bạn đã phải trải qua nhiều cuộc cách mạng và nhiều thách thức.

Sau cuộc chiến tranh giành độc lập thống nhất đất nước, Việt Nam đã đối mặt với một loạt lệnh trừng phạt và cấm vận. Những điều đó đã gây khó khăn cho Việt Nam và người dân của mình.

  • Thủ tướng New Zealand: Việt Nam truyền cảm hứng mãnh liệt cho tôiĐỌC NGAY

Nhưng Việt Nam đã nỗ lực, cố gắng bắt kịp các quốc gia khác. Đó là lý do tôi nói rằng Malaysia phải khiêm tốn thừa nhận các quốc gia khác bởi sự kiên trì, có mục đích và cam kết rõ ràng sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước.

Việt Nam đã thực sự xuất sắc ở một số lĩnh vực phát triển. Chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực công nghệ thực phẩm là những gì chúng ta có thể chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Việt Nam đã kêu gọi sự hợp tác với Malaysia trong ngành bán dẫn và tôi tin điều này sẽ xuất phát từ tình bạn giữa hai nước.

* Ông là người đưa ra chính sách MADANI để phát triển đất nước Malaysia. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhiều lần đề cập đến kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Hai chiến lược này sẽ tương tác ra sao?

- Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một hướng đi mới, định hướng mới cho Việt Nam mang tính nhân văn. Chiến lược đó sẽ tập trung vào phát triển kinh tế nhưng vẫn có những phần mang tính nhân văn, bao trùm, công bằng cho tất cả khi không để ai bị bỏ lại phía sau.

Những điều đó hoàn toàn được bắt gặp trong chính sách MADANI của tôi. MADANI không phải là sự theo đuổi các giá trị vật chất, kinh tế thuần túy. Đó là những giá trị hệ thống mà chúng ta chia sẻ cùng nhau.

Trong thế giới chính trị và kinh tế ngày nay, nhiều giá trị đang bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Các vấn đề về công lý, bình đẳng, chăm sóc người nghèo bị thiệt thòi… phần lớn đều bị bỏ qua, dẫn đến sự ngờ vực với giới lãnh đạo. Chiến lược mới của Việt Nam, theo tôi, rất xác đáng và mang tính bao trùm.

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN

* Malaysia là chủ tịch ASEAN 2025. Ông kỳ vọng gì vào vai trò của Việt Nam trong thời gian này?

- Với sức mạnh kinh tế và chính sách đối ngoại tích cực, Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo thành công của ASEAN. Thủ tướng Phạm Minh Chính ủng hộ và hợp tác cực kỳ chặt chẽ với Malaysia để đảm bảo chương trình nghị sự năm nay của ASEAN phát triển.

Chẳng hạn như sáng kiến Mạng lưới năng lượng ASEAN, Việt Nam với nguồn dầu khí là một phần không thể thiếu.

  • Hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam - nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộcĐỌC NGAY

Chúng ta cũng có sáng kiến số hóa ASEAN mà Việt Nam cùng Malaysia, Singapore và một số quốc gia khác đang tiên phong dẫn dắt. Hay như việc đảm bảo an ninh lương thực cho ASEAN, Việt Nam một lần nữa lại có vai trò trung tâm trong việc này.

Những cuộc thảo luận tại Diễn đàn tương lai ASEAN do Việt Nam tổ chức đã cho thấy nhiều vấn đề mang ra thảo luận có thể hỗ trợ Malaysia với tư cách là chủ tịch ASEAN 2025.

Diễn đàn không chỉ củng cố và tăng cường các ưu tiên chung của ASEAN mà còn đưa ra thêm thông tin đầu vào, ví dụ về sự tham gia và nỗ lực giải quyết vấn đề Myanmar.

Quan trọng hơn nữa, diễn đàn cũng phác họa cách làm thế nào chúng ta có thể hợp tác về đầu tư thương mại nội khối ASEAN, cụ thể hóa sáng kiến Mạng lưới năng lượng ASEAN.

Điều đặc biệt quan trọng hơn trong diễn đàn này là chúng ta hiểu được các tác động và hậu quả địa chính trị, bởi vì bất cứ điều gì xảy ra bên ngoài khu vực đều tác động đến khu vực, từ đó chuẩn bị chương trình nghị sự.

Không giống các năm trước, năm nay sẽ có hai đợt hội nghị cấp cao quan trọng với các đối tác của ASEAN như các nước vùng Vịnh, Trung Quốc. Malaysia cũng kỳ vọng một hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ trong dịp này.

Tiếp đến vào tháng 10 sẽ có cuộc họp của ASEAN với các đối tác đối thoại, có thể có Nam Phi hoặc Liên minh châu Phi. Rất nhiều cơ hội cho ASEAN sẽ được khai mở.

* Khi đưa ra chủ đề của năm ASEAN 2025, ông đã gọi đây là thời kỳ phục hưng thứ hai của khối. Trong bối cảnh hiện nay, làm thế nào để thúc đẩy đoàn kết nội khối để cùng phát triển?

- Nền tảng cơ bản vẫn là kinh tế. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói về tính bền vững trong chủ đề của ASEAN năm nay, tức là bền vững về kinh tế. Về khía cạnh bao trùm, chúng ta phải tự vấn mình nhiều vấn đề: bất bình đẳng thì sao, đói nghèo và sung túc thế nào? Quyền của các nhóm thiểu số? Nếu ASEAN muốn thành công, chúng ta phải bao trùm hơn nữa. Phải tìm cách để mọi quốc gia thành viên tự cường.

Vì các quyết định trong quá khứ, chúng ta có các thành viên có tốc độ phát triển khác nhau. Bây giờ, nếu chúng ta chỉ tập trung vào các nền kinh tế thành công, chúng ta sẽ có những nước và khu vực tiếp tục tụt hậu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng cần có một nỗ lực chung để cố gắng đưa ASEAN và cơ chế song phương hoặc tiểu vùng đến hợp tác hiệu quả.

Ví dụ với Thái Lan, chúng ta có cơ chế hợp tác giữa Bắc Malaya (Malaysia) và Nam Thái Lan vốn tương đối nghèo. Hay với Malaysia và Singapore, chúng ta có khu kinh tế Johor - Singapore và tương tự như vậy là giữa Brunei với Indonesia.

Theo ý của tôi, cần phải cố gắng và nâng cao điều kiện kinh tế của người dân để thông qua đó mang lại bản chất và ý nghĩa cho tính bao trùm, thể hiện ý nghĩa đầy đủ của tính bền vững.

Hợp tác để cùng thành công

Malaysia là nước đầu tiên trong ASEAN có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam vào tháng 11-2024.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết Đối tác chiến lược toàn diện là mối quan hệ đặc biệt, cho thấy hai nước thật sự tin tưởng nhau ở mức cao và muốn hợp tác ở mọi lĩnh vực từ tình báo, an ninh mạng, quốc phòng đến kinh tế.

"Tôi hài lòng với cấp độ quan hệ đang có cùng Việt Nam và mong muốn nỗ lực để hợp tác hơn nữa, tăng cường hơn nữa mối quan hệ này để chúng ta cùng thành công" - ông nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm
Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

17:45 31/03/2025

Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.

Nỗi lo với các tòa nhà cao tầng ở Bangkok sau động đất

Nỗi lo với các tòa nhà cao tầng ở Bangkok sau động đất

16:45 31/03/2025

Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

00:45 31/03/2025

Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

06:45 28/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

06:45 28/03/2025

Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

17:45 27/03/2025

Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

04:01 27/03/2025

Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

04:00 27/03/2025

Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

04:00 27/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học