Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nói tên gọi chương trình chấn hưng văn hóa còn nhiều ý kiến khác nhau và khó khăn nhất là nguồn lực.
Chiều 22-10, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Bản trình bày tóm tắt của phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng nêu thường trực Ủy ban đề nghị các bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được giao tổ chức triển khai các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế.
Đồng thời, đề nghị quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa; ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao; bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá.
Tập trung thực hiện công tác xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật; thực hiện các chương trình, kế hoạch, chiến lược, đề án đã được phê duyệt và các dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 bảo đảm chất lượng, khả thi.
Nêu ý kiến sau đó, thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết bộ đang phối hợp tích cực với các bộ, ngành để tham mưu cho Chính phủ sớm trình các cấp có thẩm quyền về chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
Theo bà Thủy, hiện nay chương trình đã có chuẩn bị bước đầu và hiện nay đã có một số đề án mà bộ đang tích cực nghiên cứu.
Trong đó, có một số vấn đề cần quan tâm. Như phạm vi cũng rất nhiều ý kiến băn khoăn là văn hóa con người rất rộng, nếu chúng ta không đề cập một cách hài hòa, phù hợp thì vấn đề con người trong chương trình, mục tiêu có sự mờ nhạt nên bộ đang nghiên cứu.
Về tên gọi, theo bà Thủy, hiện cũng có nhiều ý kiến băn khoăn như tên gọi Bộ Chính trị đã giao hay tên gọi mà hiện đang cố gắng nghiên cứu, đề xuất là chấn hưng, phát triển văn hóa, con người; hay chỉ đơn giản là chương trình, mục tiêu quốc gia về văn hóa.
"Chúng tôi đang có nghiên cứu", bà Thủy nói. Song theo bà vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay chính là nguồn lực. Bà nói có nhiều ý kiến băn khoăn và cho rằng chưa có đủ căn cứ để quy định trình nguồn lực.
"Tất cả các vấn đề, bộ cũng đang rất tích cực nghiên cứu để sớm đề xuất các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện", bà Thủy thông tin thêm.
"Đọc báo mới biết con số 350.000 tỉ đồng chứ cũng chưa biết, chưa hình dung thế nào"
Nêu ý kiến về nội dung xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nói nguồn lực nhiều hay ít sẽ có sự cân đối.
Nhưng quan trọng nhất, theo ông Vinh, cần làm rõ là ưu tiên cho việc gì, tập trung việc gì, giải quyết việc gì.
Ông nói khi có các nội dung cụ thể phía Ủy ban sẽ có ý kiến nhưng mong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Chính phủ để tránh dư luận hiểu hơi nặng về kinh phí.
Cụ thể, ông cho rằng cần trao đổi thêm để dư luận hiểu các yêu cầu văn hóa. Ví dụ có di tích văn hóa, quần thể di tích, khu di tích chỉ duy tu bảo trì cái lõi thì kinh phí ít nhưng muốn làm toàn diện hơn, cải tạo toàn bộ khuôn viên, phát triển hạ tầng để sau này còn làm du lịch... sẽ ra kinh phí rất khác.
"Tôi cho rằng với vấn đề này lớn nhất gần đây là thiếu thông tin. Ngay cả chúng tôi đọc báo mới biết con số 350.000 tỉ đồng chứ cũng chưa biết, chưa hình dung nó thế nào.
Như vậy, người dân cũng vậy thôi. Đọc, tiếp cận thông tin đâu đó và nhìn vào. Do vậy, ở đây, thay vì con số tổng thì chúng ta nên giải thích rõ những việc cần làm, cần giải quyết. Khi đó, xã hội sẽ ủng hộ bởi văn hóa là vấn đề lớn", ông Vinh nêu ý kiến.
Chính phủ ban hành Nghị định số 43 ngày 28/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/3/2025, thay thế Nghị định số 01 ngày 16/1/2023 của Chính phủ. Theo đó, Bộ VHTTDL là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục - thể thao, du lịch, báo chí, phát thanh và truyền hình, thông tấn, xuất bản - in -...
Quảng Ninh - Sau nhiều năm tổ chức với quy mô cấp xã, Hội làng Bằng Cả đã được nâng cấp lên quy mô cấp thành phố theo đề án...
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đề nghị kiểm tra, nhắc nhở hoạt động kinh doanh các bè nổi trên chợ nổi Cái Răng và xử lý nếu xảy ra vi phạm.
Tối 7/2, ông Trần Minh Chiến - Chủ tịch UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, đã có thông cáo báo chí liên quan vụ quán ăn Aroma Beach (đường Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Tiến, TP Nha Trang) bị tố 'chặt chém' khách Trung Quốc. Sau khi kiểm tra các tài liệu liên quan, đoàn kiểm tra xác định cơ sở kinh doanh của ông Hồ Văn Tâm có các vi phạm: Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng...
Một quán ăn trên quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị khách tố 'chặt chém' khi bán 2 dĩa gà kho với giá 600.000 đồng.
Đoàn kiểm tra liên ngành của TP Nha Trang đã đến kiểm tra quán ăn bị tố chặt chém khách, tuy nhiên quán 'cửa đóng then cài', chủ quán cũng vắng mặt.
Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Nha Trang đã đến làm việc với chủ quán Aroma Beach ở Nha Trang. Tuy nhiên đoàn không gặp được chủ quán này.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1-2/2), cả nước có 8 tỉnh, thành phố đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng.
Một quán cơm nằm trên quốc lộ 1, đoạn qua xã An Hiệp (huyện Tuy An, Phú Yên) bị khách tố “chặt chém”. Thậm chí khi khách thắc mắc, nhân viên quán này còn thách thức cho rằng ngày Tết không lì xì thì thôi sao lại so bì giá.