Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 44 năm là sự kiện có tầm vóc lịch sử. Tiếng vọng đèo Khau Chỉa (Nhã Nam và NXB Phụ Nữ Việt Nam) là một trong những cuốn sách mang tính hồi ức về sự kiện khốc liệt ấy.
Tác giả là Nguyễn Thái Long - cựu binh trực tiếp tham chiến trong vai trò y sĩ thuộc Trung đoàn 567. Đơn vị này bám trụ đèo Khau Chỉa (Cao Bằng) suốt 12 ngày đêm, kìm chân bước tiến ào ạt của cả một sư đoàn đối phương.
Khó nói hết được mọi chuyện xảy ra trên cái đèo quanh co dài 6km, cách cửa khẩu Tà Lùng chừng 8km. Những gì tác giả kể lại chỉ là phần nhỏ còn in đậm trong ký ức. Làm sao có thể biết đầy đủ một trận chiến đầy cam go?
Nguyễn Thái Long viết về những cuộc đọ súng giằng co ở đèo Khau Chỉa như huyền thoại của người sống, như tiếng vọng của người chết. Sống hay chết họ đều rất đỗi bình dị, đôi khi ngờ nghệch, thô ráp. Nhưng họ chung một chiến hào, chung một đội hình, số phận tương tác lẫn nhau, cùng xoay quanh cái trục: Tổ quốc là tất cả!
Cơn ác mộng năm xưa hình như xa rồi, nước mắt và vị đắng đã mờ nhạt, chỉ có những nỗi nhớ khắc sâu nơi tâm khảm của người trong cuộc là còn nguyên vẹn, được tích lũy và giữ gìn.
Nó cũng là tư liệu nóng bỏng, bất chấp thời gian, bất chấp thỏa ước, luôn có thể xuất hiện ở mọi thời kỳ. Đó là giá trị thực của Tiếng vọng đèo Khau Chỉa và của cả những cuốn sách tương tự khác.
Tác giả viết sách khi ngoài 60 tuổi. Vốn là người lính từng trải, rồi sau đó trở thành một bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, nên tác phẩm của ông đậm hơi thở đời thường.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Thái Long, chiến sĩ biên cương được tái hiện rất chân quê. Cuộc sống, cái chết, tình yêu, ước mơ... luôn trong sáng, rõ ràng, không hề có "phần chìm của tảng băng".
Hết thảy đều lộ ra trong từng tính cách, từng câu nói, lối suy nghĩ và hành động nghĩa hiệp. Họ là thế, nhưng tuyệt nhiên không ai tầm thường, mỗi góc khuất đều tỏa sáng khí phách của một thế hệ vào sinh ra tử.
Dân tộc nào cũng có quyền chống lại sự xâm lăng. Cái quyền ấy vẫn tồn tại và mãi mãi tồn tại! Nhân dân, bạn bè, chiến hữu không bao giờ quên những người hy sinh vì chủ quyền của đất nước.
Mùa xuân đang đến, chúng tôi sẽ chỉ cho các anh thấy hoa nở như thế nào trên đèo Khau Chỉa. Đấy là thông điệp mà tác giả Nguyễn Thái Long muốn truyền tới thế hệ hôm nay và cả mai sau.
Chiều 8/5, nhiều tăng ni, phật tử bất ngờ khi chứng kiến hai đám mây ngũ sắc xuất hiện phía sau tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn.
Hồi yêu, tôi tin tưởng em nên để em đứng tên sổ tiết kiệm 50 triệu đồng, giờ em lấy chồng rồi, tôi đòi em bảo không có để trả.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 6 đến 8/5 tại TP Hồ Chí Minh với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững.'
29 gương mặt trẻ, tài năng trẻ tiêu biểu được tuyên dương đại diện thế hệ trẻ Quảng Ninh trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh, quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, thể dục-thể thao, văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội…
Trước rằm tháng Giêng, nhiều người dân, du khách thập phương tới Phủ Tây Hồ để cầu bình an, may mắn trong dịp đầu xuân năm mới.
Thu hút du khách đến với Ninh Bình mùa lễ hội, hàng loạt sự kiện văn hóa nghệ thuật đậm chất cố đô sẽ diễn ra trong dịp lễ 30-4 và 1-5 này.
Phù nề bàn chân là tình trạng sưng tấy thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Thư viện Quân đội phối hợp với Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM và Cục Chính trị Quân khu 7 tổ chức triển lãm sách, báo với chủ đề 'Đại thắng mùa xuân 1975 - 50 năm thiên anh hùng ca giải phóng'.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất cơ sở thẩm mỹ có thông tin quảng cáo 'Changwon International Clinic', phát hiện nhiều vi phạm trong khám chữa bệnh; quảng cáo trái phép.