Tại sao người lại mắc cúm gia cầm H5N1 và bệnh dễ tử vong?

14:50 25/03/2024

Nam bệnh nhân (21 tuổi) ở Khánh Hòa đã tử vong vì mắc cúm A/H5N1 chỉ sau 12 ngày xuất hiện các triệu chứng. Tại sao bệnh này dễ tử vong đến vậy, phòng bệnh bằng cách nào?

Người nhiễm cúm A/H5N1 nhanh chuyển biến nặng, với nguy cơ tử vong cao và phải cách ly như bệnh COVID-19 - Ảnh: XUÂN MAI

Theo Bộ Y tế, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Bộ này nhận định trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Cúm A/H5N1 có độc lực cao

Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa nhiễm khuẩn tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vi rút gây H5N1 là một chủng cúm A có độc lực cao, có đến 50% người mắc diễn tiến nặng và tử vong.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, từ tháng 12-2003 đến 6-2008 đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở Châu Á. Tại nước ta, từ 2003 đến nay, ghi nhận 128 người nhiễm cúm A/H5N1, trong đó có 65 người tử vong (50,8%).

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - trưởng khoa nhiễm D Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho biết thêm cúm A có nhiều chủng, trong đó chủng H5N1 có độc lực cao nhất, với tỉ lệ tử vong lên rất cao lên đến 50%.

  • Khi nào xét nghiệm xác định cúm gia cầm H5N1?

  • Campuchia phát hiện ca tử vong do cúm gia cầm A/H5N1, Việt Nam chỉ đạo khẩn

"Nhiễm cúm gia cầm ở người rất nguy hiểm. Bệnh nhân dễ diễn tiến thành viêm phổi, suy hô hấp rất nhanh, dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong rất cao", bác sĩ Phong chia sẻ.

Về triệu chứng nhiễm cúm gia cầm, bác sĩ Phong cho biết chúng cũng gần giống như nhiễm siêu vi khác, gồm: sốt cao, ho, đau họng, đau cơ, đau khớp, đặc biệt bệnh nhân bị khó thở và diễn biến xấu rất nhanh sau đó.

Về nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ Thiệu cho hay chim nước di trú, mà hầu hết là các loài vịt, là ổ chứa tự nhiên của vi rút cúm gia cầm. Tuy nhiên, loài động vật hoang dã này thường có đề kháng với nhiễm vi rút, có nghĩa là chúng mang vi rút mà không bị bệnh.

Trong khi đó, các gia cầm nuôi đặc biệt cảm thụ với vi rút cúm A(H5N1). Tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với loài chim nước di cư là nguyên nhân phổ biến của dịch. Những chợ chim sống cũng đóng vai trò quan trọng làm lan truyền dịch.

Cẩn trọng phòng bệnh, tuyệt đối không chủ quan

Theo bác sĩ Thiệu, chim có thể đào thải vi rút ít nhất là 10 ngày theo đường miệng và phân do đó làm tăng lan truyền theo các đàn chim di cư. Vi rút có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất.

Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền chính.

Về con đường lây truyền, vi rút có thể lây truyền qua không khí (qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm) hay qua ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm vi rút...) và tiếp xúc với dụng cụ và đồ vật nhiễm vi rút.

Con người có thể bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh.

"Hiện chưa có bằng chứng cho thấy bệnh lây từ người sang người. Tuy nhiên, vẫn có lo ngại vi rút có thể biến đổi để lây từ người sang người", bác sĩ Thiệu thông tin thêm.

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết cúm A/H5N1 thường lưu hành ở đàn chim và trên các đàn gia cầm. Vi rút gây bệnh này có thể lây lan cho người tiếp xúc gần, tỉ lệ tử vong lên tới 50%.

Các nước ở khu vực Đông Nam Á, châu Á hàng năm vẫn có các chủng cúm A/H5N1 lưu hành.

Ông Phu cảnh báo con đường lây nhiễm dễ nhất sang người đó là tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc chất thải của gia cầm nhiễm bệnh. Ngoài ra, thói quen ăn tiết canh, hoặc sử dụng trứng sống cũng làm tăng nguy cơ nhiễm cúm gia cầm.

Kể cả thực phẩm gia cầm chế biến không kỹ, nên thực hiện tốt an toàn vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm là gia cầm. Thực hiện ăn chín uống chín, rửa tay với xà phòng…

Bên cạnh đó, vi rút cũng có thể lây truyền qua dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm.

"Do đó, người dân tuyệt đối không chủ quan với cúm A/H5N1, phải chú ý phòng dịch, không để lây lan dịch bệnh trên đàn gia cầm", ông Phu khuyến cáo.

Theo Cục Y tế dự phòng, đặc điểm dịch tễ học dịch cúm A/ H5N1 trên người tại Việt Nam đa số có liên quan tới cúm gia cầm. Dịch chủ yếu tập trung vào các tháng mùa đông - xuân (khi thời tiết lạnh, ẩm). Tuy nhiên vẫn có các ca bệnh xảy ra vào các thời gian khác trong năm.

Việt Nam từng nghiên cứu sản xuất vắc xin ngừa cúm gia cầm H5N1 trên người và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong quá trình nghiên cứu, nhưng do nhiều lý do, trong đó có tính đến số người mắc vi rút này trong những năm qua.

Tuy nhiên, độc lực vi rút này rất cao, số tử vong chiếm 1/2 số mắc là vấn đề đáng lưu tâm.

Có thể bạn quan tâm
Ung Thư Đầu Và Cổ : Nó Là Gì & Cách Điều Trị

Ung Thư Đầu Và Cổ : Nó Là Gì & Cách Điều Trị

08:00 15/02/2024

bài viết cung cấp thông tin về ung thư đầu và cổ, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dinh dưỡng. bài viết cũng đề cập đến các liên kết hữu ích để tìm hiểu thêm và hỏi bác sĩ.

Ngã từ tầng 5, nam thanh niên bị ba cọc sắt đâm xuyên khắp người

Ngã từ tầng 5, nam thanh niên bị ba cọc sắt đâm xuyên khắp người

21:00 11/05/2023

Ngã từ tầng 5 xuống, nam thanh niên 19 tuổi bị ba cọc sắt phía dưới đâm xuyên nhiều vị trí trên cơ thể làm cố định tư thế nằm, mông và chân.

Kiến nghị khẩn xây mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM

Kiến nghị khẩn xây mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM

23:10 07/03/2024

Xây dựng mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là hai nội dung quan trọng vừa được giám đốc Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM xem xét.

Lấy 15 viên sỏi trong bàng quang bệnh nhân, viên to nhất bằng trứng gà

Lấy 15 viên sỏi trong bàng quang bệnh nhân, viên to nhất bằng trứng gà

02:50 07/04/2024

Một người đàn ông 65 tuổi ở Bạc Liêu được phẫu thuật lấy ra 15 viên sỏi. Viên to nhất bằng trứng gà ta.

Việt Nam có bệnh viện y học cổ truyền đầu tiên đạt chuẩn GMP-WHO

Việt Nam có bệnh viện y học cổ truyền đầu tiên đạt chuẩn GMP-WHO

15:30 19/04/2023

Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, giúp kiểm soát chặt chẽ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, đến khâu sản xuất, bảo quản sản phẩm đầu ra đạt chuẩn.

Tháng 9-2024, dự kiến Việt Nam sẽ có vắc xin sốt xuất huyết

Tháng 9-2024, dự kiến Việt Nam sẽ có vắc xin sốt xuất huyết

15:30 17/05/2024

Theo Sở Y tế TP.HCM, dự kiến vắc xin sốt xuất huyết vừa được Bộ Y tế phê duyệt sẽ có mặt tại một số trung tâm tiêm chủng từ tháng 9-2024.

Cơ sở massage bị bắt quả tang chữa bệnh nam khoa trái phép

Cơ sở massage bị bắt quả tang chữa bệnh nam khoa trái phép

18:30 16/04/2024

Thanh tra Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất, phát hiện cơ sở UCI International đang 'tăng size dương vật' cho khách dù chỉ đăng ký dịch vụ tắm hơi, massage.

Rối Loạn Lo Âu Tổng Quát: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

Rối Loạn Lo Âu Tổng Quát: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

05:10 27/05/2024

Tóm tắt Một tình trạng căng thẳng phóng đại, lo lắng và lo lắng về các sự kiện cuộc sống hàng ngày. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng bao gồm: Lo lắng và hồi hộp không kiểm soát được Dễ bị giật mình Khó ngủ Amnesia Không có khả n...

Làm gì để tránh những 'tai nạn phòng the'?

Làm gì để tránh những 'tai nạn phòng the'?

09:20 31/01/2024

'Yêu' quá mạnh, sai tư thế, lớn tuổi, dùng 'đồ chơi quá khủng'… là nguyên nhân khiến cho không ít chị em gặp các 'tai nạn phòng the'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra