Tái định cư thủy điện Sông Tranh 2, sau 15 năm vẫn chưa an cư

08:30 05/05/2023
Sau nhiều năm tái định cư, người dân vùng Dự án thủy điện Sông Tranh 2, Bắc Trà My, Quảng Nam vẫn chưa thể an cư. Ảnh: HOÀNG BIN

Hơn 15 năm trước, người dân miền núi Bắc Trà My, Quảng Nam nhận được khoản tiền “cả đời không dám mơ” để nhường đất cho dự án thủy điện Sông Tranh 2. Những tưởng cuộc đời họ sẽ được sang trang, nhưng hiện tại lại đối mặt với tương lai mờ mịt. Vì đâu nên nỗi?

Tiêu hết tiền đền bù rồi thất nghiệp

Theo Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bắc Trà My, năm 2006, Dự án thủy điện Sông Tranh 2 được triển khai trên địa bàn huyện Bắc Trà My. Tổng cộng 834 hộ dân của 3 xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Giác ảnh hưởng bởi dự án này được di dời đến nơi tái định cư (TĐC) mới. Khi TĐC, người dân được cấp 1.000 m2 đất và 1 căn nhà cấp 4, mỗi hộ nhận tiền đền bù ít nhất 300 triệu đồng, cao nhất hơn 1 tỉ đồng.

Đây là số tiền rất lớn, được ví như cả gia tài đối với người dân miền núi cách đây hơn 15 năm và họ bắt đầu giấc mơ đổi đời…

Ngay khi nhận số tiền đền bù hơn 300 triệu đồng, nhà bà Hồ Thị Đường (60 tuổi, trú xã Trà Đốc) bắt đầu mua sắm đồ đạc “hàng hiệu”, mua 2 chiếc xe máy, còn lại lo cho con ăn học, chi tiêu hàng ngày nên dần cạn kiệt. Đến khi hết tiền, bà Đường mới đi làm, nhưng vì thiếu đất sản xuất nên lúa thu hoạch không đủ ăn. Nhà ở xuống cấp cũng không có tiền để tu sửa lại.

Đây là thực trạng đáng buồn của hầu hết người dân vùng TĐC dự án thủy điện Sông Tranh 2.

Ngồi trong căn nhà sàn chưa đầy 15 m2, dựng sát bên ngôi nhà cấp 4 bỏ hoang, ông Nguyễn Văn Dũng (61 tuổi, trú xã Trà Bui) buồn rầu kể: “Năm 2007, gia đình tôi nhận căn nhà TĐC ở được vài năm thì tường hỏng, bong ra mảng lớn rộng hơn 2 m. Tôi có báo chính quyền địa phương nhưng không thấy họ sửa nên dựng nhà sàn bên cạnh để ở hơn 10 năm nay rồi”.

Những ngôi nhà TĐC qua nhiều năm sử dụng, bị xuống cấp, hư hỏng nhưng người dân không có tiền sửa sang nên bỏ hoang phế hoặc tận dụng làm khu nuôi nhốt gia súc hoặc chấp nhận sống chung với nguy hiểm tiềm ẩn khi mùa mưa bão đến.

Theo ông Hồ Cao Quý, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, khí hậu miền núi mưa nhiều khiến nhà xây nhanh hư hỏng, cùng với thói quen xưa nay của người đồng bào sử dụng nhà sàn gỗ nên không quan tâm, tu sửa căn nhà xây. Một phần lỗi chủ quan nữa là người dân nhận số tiền đền bù lớn, nhưng không biết chi tiêu hợp lí dẫn đến hết tiền, không có điều kiện sửa nhà.

“Toàn xã Trà Đốc có 74 hộ dân được di dời về nơi TĐC. Lúc mới nhận tiền, UBND xã đã tuyên truyền bà con nên gửi tiền ngân hàng lấy lãi tiêu dần. Người dân cũng thực hiện nhưng chỉ được mấy hôm thì ra ngân hàng rút tiền về mua sắm đồ đạc, tiêu xài hết. Chỉ có số ít người sử dụng tiền mua đất, mở rộng đầu tư chăn nuôi thu lợi nhuận cao, vươn lên làm giàu” - ông Quý cho biết thêm.

Loay hoay vì thiếu đất sản xuất

Từng là nông dân sản xuất giỏi tại địa phương, không lo cái ăn, cái mặc, nhưng từ khi về ở khu TĐC, gia đình ông Hồ Văn Thương (67 tuổi, trú xã Trà Bui) đối mặt với rất nhiều khó khăn. Số tiền 300 triệu đồng được đền bù 14 năm về trước, ông Thương lo cho con cái ăn học, chi tiêu đã hết sạch.

“Từ ngày về đây, không còn đất canh tác, đến mùa người dân khai thác rẫy keo, tôi xin họ làm 1 vụ lúa được vài bao gạo ăn. Gia đình đông người, cuộc sống túng thiếu, mới đây, tôi đành phải cho đứa út học lớp 8 nghỉ học để phụ giúp gia đình” - ông Thương ngậm ngùi.

Do ở nơi TĐC không có đất canh tác nên hầu hết người dân đành vượt đường xa gần 10 km quay lại dựng trại chăn nuôi trên phần đất còn lại dưới lòng hồ thủy điện để tìm kế sinh nhai. Tuy nhiên, mới đây có thông tin BQL rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My sẽ thu hồi diện tích này vì thuộc phạm vi đất rừng phòng hộ, khiến người dân hoang mang, lo lắng.

Lí giải về việc người dân TĐC thủy điện Sông Tranh 2 thiếu đất sản xuất, ông Nguyễn Hồng Vương - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Bắc Trà My - cho biết, theo chính sách di dời dân, địa phương và BQLDA Thủy điện 3 sẽ thu hồi đất bị ảnh hưởng dự án, sau đó cấp lại đất từ 1,2 - 1,8 ha sản xuất tại nơi ở mới. Tuy nhiên, thời điểm đó, hầu hết người dân đều có nhu cầu nhận tiền đền bù và UBND tỉnh đã có văn bản thống nhất, đồng ý cho người dân nhận tiền.

Đây chính là nguyên nhân khiến đa số các hộ dân di dời theo kế hoạch bị thiếu đất sản xuất, quay về sản xuất trên diện tích còn lại tại lòng hồ.

Có thể bạn quan tâm
Ông Dmitry Medvedev: Nga đang thử nghiệm công nghệ mới trên chiến trường

Ông Dmitry Medvedev: Nga đang thử nghiệm công nghệ mới trên chiến trường

05:10 29/05/2024

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết công nghệ tiên tiến do các nhà khoa học Nga phát triển đang được thử nghiệm trên chiến trường, đánh bại vũ khí của đối phương và mang chiến thắng đến gần hơn.

Bộ Ngoại giao đang xác định nguồn xá lợi tóc Đức Phật tại chùa Ba Vàng

Bộ Ngoại giao đang xác định nguồn xá lợi tóc Đức Phật tại chùa Ba Vàng

19:10 05/01/2024

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi văn bản tới Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar để xác định nguồn gốc về “ xá lợi tóc Đức Phật ”...

Sẽ có chuyển tiếp sinh một số ngành của Trường Đại học Công đoàn

Sẽ có chuyển tiếp sinh một số ngành của Trường Đại học Công đoàn

20:20 16/10/2023

Hà Nội – Chiều 16.10, Trường Đại học Công đoàn với Trường Đại học Mokwon (Hàn Quốc) ký Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2023 – 2028.

Bắt 2 thanh niên lạng lách 'thông chốt' nồng độ cồn ở Hải Phòng

Bắt 2 thanh niên lạng lách 'thông chốt' nồng độ cồn ở Hải Phòng

11:40 15/09/2023

Sáng 15.9, Công an TP.Hải Phòng thông tin, Công an quận Hồng Bàng tạm giữ phương tiện của 2 trường hợp điều khiển mô tô lạng lách đánh võng.

Đắk Nông ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Đắk Nông ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

18:50 08/08/2023

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên đã ký quyết định ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục.

UBND huyện Hoằng Hóa giải trình về các bàn tay khổng lồ ở biển Hải Tiến

UBND huyện Hoằng Hóa giải trình về các bàn tay khổng lồ ở biển Hải Tiến

10:30 04/05/2023

Thanh Hóa - Theo UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), do biển Hải Tiến không phải là di tích danh lam thắng cảnh, nên việc xây dựng các công trình...

Bất ngờ lời khai của nữ nhân viên trộm 160 lượng vàng

Bất ngờ lời khai của nữ nhân viên trộm 160 lượng vàng

11:20 11/01/2024

Châu Thị Thúy Kiều (SN 1992) là nhân viên tiệm vàng đã nhiều lần trộm, tổng cộng 160 lượng vàng. Kiều khai đã đưa vàng trộm được cho chồng là Huỳnh Hải Quang (SN 1986) - kẻ đã dùng súng cướp tiệm vàng ở Trà Vinh.

Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ và thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C

Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ và thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C

13:50 27/04/2024

Ngày 27-4, UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C.

Khởi tố đối tượng làm gần 4 tấn lúa giống giả bán cho nông dân Lai Châu

Khởi tố đối tượng làm gần 4 tấn lúa giống giả bán cho nông dân Lai Châu

10:30 31/03/2024

Sáng 31.3, Công tỉnh Lai Châu thông tin về việc khởi tố vụ án , bắt tạm giam Dương Ngọc Duy để điều tra về hành vi sản xuất gần...

Co loi xay ra
Co loi xay ra