Sự hồi sinh của súng trường chiến đấu

08:10 02/05/2024

Thay đổi trong môi trường chiến tranh hiện đại khiến súng trường chiến đấu dùng đạn cỡ lớn xuất hiện phổ biến trở lại, dù từng được coi là lỗi thời.

Tuy không được sử dụng trong các tài liệu quân sự chính thống, thuật ngữ "súng trường chiến đấu" thường được dùng để phân biệt loại súng trường sử dụng đạn cỡ lớn 7,62x51 mm với các loại súng trường dùng đạn cỡ trung 5,56x45 mm.

Súng trường chiến đấu bắt đầu được được dùng từ thời Thế chiến II, với sự xuất hiện của các dòng như M1 Garand của Mỹ, SVT-40 của Liên Xô, Gewehr 41 và 43 của Đức. Loại khí tài này trở nên phổ biến hơn trong Chiến tranh Lạnh, khi NATO chấp nhận sử dụng đạn cỡ lớn 7,62x51 mm, cũng như súng trường M14 và FAL.

Súng trường chiến đấu dần biến mất trước việc NATO đưa vào sử dụng đạn cỡ trung 5,56x45 mm từ cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, loại khí tài này đã "hồi sinh" trong thế kỷ 21, khi nhiều quốc gia quay lại sử dụng những dòng súng trường có sức công phá mạnh hơn.

Sau Thế chiến II, quân đội Liên Xô biên chế súng trường AK-47 dùng đạn cỡ trung 7,62x39 mm làm vũ khí tiêu chuẩn cho bộ binh. Được phân loại là súng trường tấn công, dòng AK có trọng lượng nhẹ hơn các loại súng trường khác, cho phép binh sĩ Liên Xô có thể khai hỏa với tốc độ lớn hơn và mang theo nhiều đạn hơn.

Trong khi đó, súng trường FAL mà phần lớn các nước NATO sử dụng có chiều dài lớn hơn AK, đồng thời có thể khai hỏa đạn 7,62 mm chuẩn NATO với sức công phá mạnh hơn. Tuy nhiên, kích thước lớn của đạn khiến FAL chỉ được trang bị băng đạn 20 viên, so với 30 viên của dòng AK. Đây cũng là hạn chế của dòng súng trường M14 của quân đội Mỹ, do nó cũng sử dụng đạn 7,62 mm chuẩn NATO.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhược điểm này đã khiến binh sĩ Mỹ gặp bất lợi trước các đối thủ sử dụng súng trường AK. Tuy đạn 7,62 mm chuẩn NATO giúp M14 có sức công phá mạnh hơn và tầm bắn hiệu quả xa hơn, tốc độ nhả đạn vượt trội của AK giúp người sử dụng chiếm ưu thế hỏa lực trong các cuộc giao tranh tầm gần, tình huống thường xảy ra trong môi trường rừng rậm mà binh sĩ Mỹ hay phải tác chiến trong giai đoạn này.

Nhận thức được vấn đề, quân đội Mỹ đã biên chế thêm mẫu súng trường M16 sử dụng đạn cỡ trung .223 Remington. Loại đạn này sau đó được NATO chuẩn hóa thành đạn 5,56x45 mm.

Việc NATO chấp nhận sử dụng đạn cỡ trung vào cuối thế kỷ 20 khiến súng trường chiến đấu nhanh chóng không còn được trọng dụng. Các quốc gia có đủ tiền đã thay hết súng FAL, M14 và G3 dùng đạn 7,62 mm chuẩn NATO bằng súng M16, AUG và G36 sử dụng đạn 5,56 mm.

Binh sĩ Mỹ cầm súng trường M110 (trước) và M14 tại Afghanistan tháng 1/2013. Ảnh: Lục quân Mỹ

Nhẹ và cơ động hơn, các loại súng trường tấn công dạng này đã trở thành vũ khí bộ binh tiêu chuẩn của hầu hết các quân đội lớn trên thế giới. Một số quốc gia như Đan Mạch và Thụy Điển vẫn tiếp tục sử dụng súng trường chiến đấu, song chỉ biên chế cho lực lượng cảnh vệ, còn bộ binh chính quy thì chuyển sang dùng súng trường tấn công.

Sang thế kỷ 21, đặc biệt là sau khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, những nhược điểm của súng trường tấn công và loại đạn cỡ trung mà nó sử dụng bắt đầu thể hiện rõ hơn.

Súng trường tấn công không có độ chính xác và tầm bắn xa như súng trường chiến đấu, nên phải được sử dụng kèm với các dòng súng trường thiện xạ như M14 và M110 dùng đạn 7,62 mm chuẩn NATO để có thể đáp ứng nhu cầu tác chiến. Đặc biệt là các khu vực đồi núi, nơi súng trường dùng đạn cỡ lớn được cho là lựa chọn hợp lý hơn so với súng dùng đạn cỡ trung.

Quân đội Ấn Độ hồi năm 2021 đã mua hơn 140.000 khẩu súng trường chiến đấu dùng đạn 7,62 mm chuẩn NATO từ tập đoàn vũ khí SIG Sauer của Đức. Việc Ấn Độ, quốc gia sở hữu lực lượng vũ trang có quy mô lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, đầu tư mạnh vào súng trường dùng đạn cỡ lớn cho thấy loại khí tài này đang dần lấy lại được vị thế.

Năm 2022, quân đội Mỹ đã trao cho tập đoàn SIG Sauer hợp đồng thực hiện chương trình Vũ khí Phân đội Thế hệ Tiếp theo (NGSW), nhằm thay thế súng carbine M4 và súng máy hạng nhẹ M249 sử dụng đạn 5,56 mm chuẩn NATO được biên chế cho quân đội Mỹ từ nhiều thập kỷ trước.

Súng trường XM7 và súng máy hạng nhẹ XM250, hai vũ khí thuộc dòng NGSW, đều dùng đạn cỡ lớn 6,8x51 mm Fury có kích thước tương tự đạn 7,62 mm chuẩn NATO, đánh dấu sự trở lại của súng trường chiến đấu trong biên chế quân đội mạnh nhất thế giới.

Mỹ cho biết các cuộc giao tranh tầm xa ở Afghanisgtan và sự xuất hiện ngày càng nhiều của áo giáp chống đạn trên chiến trường là nguyên nhân khiến Lầu Năm Góc quay lại với dòng súng trường dùng đạn cỡ lớn.

Lục quân Mỹ lên kế hoạch đặt mua khoảng 107.000 khẩu XM7 và 13.000 khẩu XM250 để trang bị cho binh sĩ. Tổng trị giá hợp đồng gồm súng và đạn ước tính khoảng 4,7 tỷ USD.

Phạm Giang (Theo WATM)

Có thể bạn quan tâm
Đại sứ Đặng Minh Khôi viếng và ghi sổ tang chia buồn tại Bộ Ngoại giao Nga

Đại sứ Đặng Minh Khôi viếng và ghi sổ tang chia buồn tại Bộ Ngoại giao Nga

20:50 26/03/2024

Ngày 26/3, tại thủ đô Moscow, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã đến Bộ Ngoại giao Nga để viếng và ghi sổ tang chia buồn về vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall xảy ra ngày 22/3 ở ngoại ô Moscow, khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương.

Moscow chính thức lên tiếng vụ Ecuador chuyển thiết bị của Nga cho Mỹ đổi lấy đồ hiện đại

Moscow chính thức lên tiếng vụ Ecuador chuyển thiết bị của Nga cho Mỹ đổi lấy đồ hiện đại

07:50 03/02/2024

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, Ecuador quyết định chuyển thiết bị của Moscow sang Mỹ là một việc làm liều lĩnh và chịu sức ép nghiêm trọng từ các phía liên quan bên ngoài.

Trung Quốc: Quan hệ với Nam Phi ‘có ý nghĩa chiến lược quan trọng’

Trung Quốc: Quan hệ với Nam Phi ‘có ý nghĩa chiến lược quan trọng’

14:50 10/06/2023

Khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ song phương, lãnh đạo Trung Quốc và Nam Phi cũng kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột Nga-Ukraine.

Ukraine bác tin đồn Tổng thống hục hặc với quân đội

Ukraine bác tin đồn Tổng thống hục hặc với quân đội

16:00 29/11/2023

Chủ tịch quốc hội Ukraine bác tin đồn về căng thẳng giữa Tổng thống Zelensky với chỉ huy quân đội, cho rằng đây là 'hoạt động tuyên truyền' của Nga.

Xa dần 'vòng tay' Nga, Armenia tuyên bố muốn gần gũi với EU nhất có thể, công khai dọa 'tuyệt tình' với CSTO

Xa dần 'vòng tay' Nga, Armenia tuyên bố muốn gần gũi với EU nhất có thể, công khai dọa 'tuyệt tình' với CSTO

07:50 13/03/2024

Ngày 12/3, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan có cuộc họp báo, trong đó đề cập quan hệ hiện tại giữa Yerevan với Liên minh châu Âu (EU) cũng như Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).

Đảo chính ở Gabon: Biên giới đã mở lại, phe đối lập hy vọng một điều

Đảo chính ở Gabon: Biên giới đã mở lại, phe đối lập hy vọng một điều

20:40 02/09/2023

Ngày 2/9, quân đội Gabon tuyên bố sẽ mở trở lại các cửa khẩu biên giới, vốn bị đóng sau cuộc đảo chính lật đổ cựu Tổng thống Ali Bongo.

Iran phóng hơn 100 UAV tập kích Israel

Iran phóng hơn 100 UAV tập kích Israel

07:00 14/04/2024

Iran phóng hơn 100 UAV vào Israel trong đòn tấn công trực tiếp quy mô lớn nhằm đáp trả vụ không kích tòa lãnh sự ở Syria.

Vợ kiện chồng ra tòa vì tội cưỡng hiếp

Vợ kiện chồng ra tòa vì tội cưỡng hiếp

12:00 07/05/2024

Người vợ nộp đơn lên tòa án, kiện chồng tội cưỡng hiếp vì ép cô 'quan hệ tình dục trái tự nhiên', nhưng bị thẩm phán bác bỏ.

Ukraine tuyên bố 'chắc như đinh đóng cột', sẵn sàng bảo vệ Anh trong vòng 24h nếu Nga tấn công

Ukraine tuyên bố 'chắc như đinh đóng cột', sẵn sàng bảo vệ Anh trong vòng 24h nếu Nga tấn công

04:10 15/01/2024

Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal tuyên bố thỏa thuận an ninh được ký kết gần đây giữa Tổng thống Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Anh Rishi Sunak mang tính “song phương” và khẳng định Kiev sẽ đảm bảo hoạt động hỗ trợ quân sự cho London nếu Moscow tấn công.

Co loi xay ra
Co loi xay ra