Lo lắng con không theo kịp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 nháo nhác tìm lớp học thêm cho con.
Chị Lê Minh Hằng (31 tuổi, Thanh Hoá) có con chuẩn bị vào lớp 1. Đầu tháng 7, chị đã tham khảo và tìm cho con lớp học thêm, chuẩn bị cho năm học mới. Mỗi tuần, con trai chị Hằng sẽ có 4 buổi đến lớp, gồm 3 buổi học tiếng Việt và 1 buổi học Toán.
Lí do chị Minh Hằng cho con đi học tiền tiểu học là sợ con không theo kịp Chương trình mới lớp 1.
"Chương trình mới, sách mới khác rất nhiều so với trước kia bố mẹ được học. Tôi nghe các mẹ đi trước chia sẻ, chương trình mới khá nặng, nếu không học trước các mặt chữ, cách ghép vần sẽ không theo kịp" - chị Minh Hằng than thở.
Người mẹ trẻ đánh giá, so với bạn bè cùng trang lứa, con trai chị đi học thêm khá muộn. Sở dĩ chị lựa chọn tháng 8 mới cho con đi học vì thời điểm này sát với năm học mới. Con vừa có thời gian nghỉ ngơi trước đó, lại có thể chuẩn bị tâm lí cho bậc học mới.
Khác với gia đình chị Minh Hằng, chị Phan Thu Thảo (Hà Nội) lại cho con học tiền tiểu học ngay từ đầu năm. Sau hơn nửa năm học thêm, mặc dù con đã thuộc mặt chữ, ghép vần và làm các phép tính đơn giản, nhưng chị Thu Thảo vẫn rất lo lắng.
"Chữ viết của con rất xấu và con khó tập trung được lâu. Tôi sợ con không theo kịp các bạn trên lớp" - chị Thảo nói.
Không riêng chị Hằng, chị Thảo, từ khi thực hiện chương trình Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nhiều phụ huynh lo ngại con chịu áp lực, chương trình lớp 1 nặng, tốc độ bài học nhanh (nhất là môn Tiếng Việt) nên đã dẫn tới phong trào cho con luyện chữ, làm toán trước khi vào lớp 1.
Theo nhiều giáo viên, việc phụ huynh cho con học tiền tiểu học, học trước chương trình không những không tốt, mà còn có thể gây ảnh hưởng đến việc học.
Cụ thể, khi đã được học trước kiến thức, trẻ lên lớp sẽ không còn sự tập trung, mất đi sự hào hứng khi được đón nhận bài học mới, kiến thức mới.
Trao đổi với Lao Động, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, bộ GDĐT khẳng định, ở Chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa mới tăng thời lượng, không tăng nội dung kiến thức, nội dung các bài học được thiết kế không phải quá nhanh nên không tạo áp lực cho học sinh.
"Trẻ 5 tuổi được ra lớp học mẫu giáo, trong chương trình được làm quen với bảng chữ cái, các con số, phụ huynh có thể yên tâm, tự tin cho con bước vào lớp 1" - ông Tài nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh.
9h14 hôm nay 16-2, Điện lực tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo 2 tổ thực hiện theo lệnh sản xuất để cắt cáp của SCTV trên tất cả các địa bàn.
Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 quy định từ năm học 2022-2023 môn Tin học trở thành môn học bắt buộc được tổ chức dạy học từ lớp 3. Tuy nhiên, tại Thanh Hóa, hiện nay điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực thiếu đang là trở ngại để dạy học tốt môn học này.
Đoạn hội thoại trong chương trình Táo Quân 2025 liên quan đến bàn thắng của Supachok đã nhận được sự quan tâm của truyền thông Thái Lan...
Trong lúc ông Trump đang chuẩn bị nhậm chức tổng thống Mỹ tại Washington, Tổng thống Nga, ông Putin cho biết Nga chào đón mong muốn của ông Trump về việc nối lại liên lạc trực tiếp với Nga.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố thông tin cuối cùng về cách họ đã giúp Ukraine: Hỗ trợ bí mật cho ngành công nghiệp thiết bị không người lái (UAV) quân sự của Kiev.