Sinh viên về các bản làng phía Bắc tìm hiểu chất liệu tự nhiên cũng như cách thức dệt vải của các nhóm dân tộc thiểu số.
Nhóm sinh viên ngành thời trang Trường đại học RMIT Việt Nam vừa có chuyến học tập thực tế tại Hà Nội, Hòa Bình, sinh sống cùng người dân tộc Mường, Dao và Mông, tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống của họ.
Bằng cách giao lưu với các nghệ nhân trong quá trình lưu trú tại nhà dân và các dự án hợp tác, sinh viên sẽ hiểu sâu hơn về ý nghĩa văn hóa của các sản phẩm dệt và cuộc sống thường ngày của những người tạo ra chúng.
Chuyến đi thực tế kéo dài hai tuần, tạo cơ hội cho sinh viên đến thăm các nhóm dân tộc thiểu số, nghệ nhân, các nhà máy hiện đại và doanh nghiệp thời trang, kết hợp tham quan theo nhóm nhỏ với trải nghiệm văn hóa.
Sinh viên Đinh Ngọc Gia Bảo coi chuyến đi này là "một trong những trải nghiệm học tập lôi cuốn và mở mang tầm mắt nhất" mà cô từng có. Bảo rất thích thú với cơ hội được "di chuyển liên tục và học hỏi từ các cộng đồng dân tộc thiểu số, gặp gỡ các chủ thương hiệu và nghệ nhân, cũng như thử sức làm những sản phẩm dệt thủ công xuyên suốt hành trình này".
Đối với sinh viên Bùi Hoàng Tiến Dũng, khóa học là hành trình khám phá lại những giá trị trong môi trường xung quanh và thoát khỏi lối suy nghĩ thông thường.
"Quan trọng nhất, khóa học đã dạy tôi rằng những nguồn tài nguyên và nguồn cảm hứng quý giá nhất nằm ngay trong tầm tay của chúng ta, chỉ chờ ta chú ý và sử dụng" - Dũng nói.
Nói về chuyến học tập thực tế, bà Titi Rylander, giảng viên thời trang và điều phối viên môn học, cho rằng việc tìm hiểu về chất liệu thời trang không nên giới hạn trong phạm vi lớp học.
Sinh viên cần cảm nhận, chạm vào và tận mắt nhìn thấy chất liệu, cũng như trò chuyện với những người trực tiếp làm nên chúng.
Thông qua hướng tiếp cận mang tính thực tiễn này, sinh viên có được hiểu biết sâu sắc về truyền thống, cũng như các thách thức và sáng kiến đổi mới đang định hình ngành dệt may Việt Nam.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển kinh tế tư nhân , với gần 5 triệu hộ kinh doanh cá thể và 1 triệu doanh nghiệp...
UBND tỉnh Yên Bái vừa quyết định, từ ngày 1/4 tới đây, 6 bệnh viện trên địa bàn được hợp nhất thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
Huế - Điện lực TP Huế công bố lịch cắt điện ngày 3.4, dự kiến diễn ra tại một số khu vực trên địa bàn quận Thuận Hóa, thị xã...
Những giao lộ tại TP.HCM có thêm nhiều đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ. Nhưng lắm khi được phép rẽ song không thể nào quẹo được.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Kỳ Nguyễn Văn Hoa cùng đoàn công tác đã trực tiếp đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao hỗ trợ cho các gia đình có người thân tử vong do vụ sập giếng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nêu, khi xử lý thủ tục 'phi địa giới hành chính', thì người dân 'cứ chỗ nào gần giải quyết thủ tục hành chính là đến; gặp trụ sở ở đâu là có thể giải quyết được thủ tục hành chính'. 'Như vậy mới là xã hội văn minh', ông Thanh nói.
Nhóm của Nguyễn Thành Đông dùng súng, dao tự chế tấn công Lê Quốc Đạo. Đến khi có người tri hô 'công an tới' thì nhóm của Đông lên xe bỏ trốn.
Trước tình trạng nhiều vị trí trên Quốc lộ 1A qua Khu kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh đã sử dụng thời gian dài, mãn tải dẫn đến xuống cấp, nứt gãy, không đảm bảo an toàn lưu thông, địa phương này đã đề xuất nâng cấp với số vốn hơn 1.500 tỷ đồng.
Lãnh đạo huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn cho biết, chính quyền tính đến phương án di dời 21 hộ dân trong trường hợp hiện tượng sụt lún lan rộng, tiến sát đến nhà dân.