Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến quy đổi tương đương điểm thi các phương thức về cùng một thang điểm và xét tuyển chung.
Ông Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TP.HCM - cho rằng yêu cầu này "thiếu căn cứ khoa học".
* Ông có thể nói rõ hơn thiếu khoa học như thế nào?
- Mỗi một kỳ thi có cách đánh giá kiến thức, kỹ năng khác nhau. Đánh giá tức thời hay cả quá trình. Mức độ khó dễ, phạm vi kiến thức kiểm tra, mức độ đánh giá khác nhau nên không có cơ sở đối sánh tương đương giữa kết quả các kỳ thi.
Hiện tại các trường chưa có số liệu cũ làm cơ sở phân tích vì kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay mới hoàn toàn so với các năm trước, thậm chí nếu vẫn giữ kỳ thi như cũ nhưng đề thi khác kết quả cũng sẽ khác.
* Cụ thể sự khác biệt này ra sao, thưa ông?
- Hiện có nhiều phương thức xét tuyển. Trong đó, việc xét tuyển kết quả học bạ 3 năm THPT về nguyên tắc là tốt nhất vì đánh giá cả quá trình của học sinh. Tuy nhiên kết quả này không chuẩn, mức độ tin cậy thấp khi mỗi trường THPT có cách đánh giá khác nhau. Thậm chí có thể có trường hợp thầy cô cố tình đánh giá sai theo hướng có lợi cho học sinh của mình.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đánh giá kiến thức, phần lớn ở mức nhận biết, có kiến thức vận dụng nhưng không nhiều và mục đích là để xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên mức độ tin cậy cao do là kỳ thi toàn quốc, học sinh thi chung đề, chung đợt.
Các kỳ thi đánh giá năng lực bao gồm nhiều kiến thức khác nhau, hướng đến đánh giá năng lực để học đại học. Mức độ đánh giá từ nhận biết đến vận dụng, tư duy. Những bài thi dạng này do Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức có thể quy đổi tương đương với nhau.
Các kỳ thi đánh giá chuyên biệt theo từng môn lại có các đánh giá khác nhưng mức độ tin cậy khá cao vì các trường có sự chuẩn bị nghiêm túc về ngân hàng đề, cách tổ chức thi và đánh giá.
* Để quy đổi về một thang điểm chung một cách chính xác và công bằng, theo ông cần điều kiện gì?
- Để có thể quy đổi tương đương tương đối chính xác cần phải có phổ điểm các kỳ thi. Trên cơ sở này, các trường đối sánh, đưa ra các công thức và hệ số quy đổi gần đúng nhất. Chẳng hạn trường có thể so sánh mức điểm của nhóm 10% cao nhất, 10% kế tiếp... như thế nào, tương đồng bao nhiêu.
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM rất hiếm thí sinh đạt 1.000/1.200 điểm. Trong khi đó số thí sinh đạt 28, 29 điểm 3 môn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT rất nhiều. Do đó rất khó xác định thí sinh thi đánh giá năng lực 900 điểm tương đương với bao nhiêu điểm thi tốt nghiệp THPT.
Như vậy, ít nhất phải sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT có kết quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi dữ liệu phổ điểm cho các trường, họ mới có số liệu để làm việc đó. Dĩ nhiên tùy vào đặc điểm và phương thức tuyển sinh của mình, các trường sẽ có công thức quy đổi khác nhau. Đừng hy vọng kết quả đối sánh giống nhau.
Nếu vội vàng đưa ra phương pháp quy đổi phổ biến nhất, thiếu sự tính toán, đối sánh, kết quả quy đổi tương đương sẽ rất thiếu chính xác, thiệt thòi cho thí sinh khi xét tuyển.
* Vậy theo ông, sự công bằng giữa các nhóm thí sinh sử dụng các kết quả khác nhau khi quy đổi để xét tuyển sẽ như thế nào?
- Tôi cho rằng sự công bằng chỉ ở mức tương đối chứ không thể tuyệt đối. Một bài toán có nhiều nghiệm đã thấy sự khác biệt giữa các trường khi quy đổi điểm.
Hiện nay Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) sử dụng nhiều điểm khác nhau cho phương thức xét tuyển tổng hợp từ điểm học bạ, thi tốt nghiệp đến đánh giá năng lực chứ không sử dụng riêng loại điểm nào. Mỗi thí sinh được tính điểm như nhau nên mức độ chênh lệch nếu có cũng được tính toán ở mức thấp nhất.
Hiện Đại học Quốc gia TP.HCM khuyến khích các trường thành viên sử dụng công thức này để xét tuyển.
GS.TS Nguyễn Đình Đức (thành viên hội đồng trường Trường đại học Khoa học và Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội):
Việc buộc các trường quy đổi tương đương về cùng một thang điểm và xét tuyển chung không có cơ sở khoa học. Vì không có cơ sở khoa học nên sẽ tạo ra sự bất bình đẳng lớn, có lợi cho các phương thức dễ hơn như học bạ, thi tốt nghiệp THPT trong khi thiệt thòi cho thí sinh sử dụng các phương thức khó hơn như đánh giá năng lực.
Mỗi kỳ thi có một mục đích, cách thức đánh giá, phạm vi kiến thức và mức độ phân loại rất khác nhau. Do đó yêu cầu quy đổi tương đương là không phù hợp. Việc phân chỉ tiêu cho từng phương thức là cần thiết bởi các thí sinh của mỗi phương thức tham gia cùng kỳ thi, có cùng thang đo cạnh tranh sòng phẳng với nhau. Như vậy mới công bằng.
Chẳng hạn số thí sinh đạt 120/150 điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội rất hiếm trong khi thí sinh thi tốt nghiệp THPT đạt 29 điểm trở lên rất nhiều.
Trưởng phòng đào tạo một trường đại học tại TP.HCM:
Tôi cũng cho rằng không có cơ sở khoa học, không có điểm chung nào giữa các kỳ thi để thực hiện quy đổi tương đương. Việc quy đổi sẽ dẫn đến sai số lớn và gây mất công bằng cho một số nhóm thí sinh. Đó là chưa kể việc để các trường quy đổi sẽ dẫn đến thiếu thống nhất, một thí sinh có nhiều điểm số khác nhau ở mỗi trường.
Trong trường hợp vẫn thực hiện quy đổi, bộ cần quy định các đơn vị tổ chức thi thực hiện quy đổi và cung cấp điểm quy đổi cho thí sinh để các trường xét tuyển. Như vậy thí sinh sẽ có điểm thống nhất. Với các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, bộ cũng nên có thang điểm quy đổi để các trường thực hiện tránh trường cộng 1 điểm, trường cộng 6 điểm.
Cần thiết phải có chỉ tiêu cho từng phương thức, từng tổ hợp để đảm bảo công bằng, cạnh tranh sòng phẳng và thống nhất giữa các thí sinh. Một trường đại học có thể không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển bởi luật quy định tuyển sinh là việc của trường. Các trường có thể chọn phương thức tuyển sinh phù hợp, trong khuôn khổ pháp luật không cấm.
Chen Zhao, chủ một studio thư pháp (ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) bắt đầu học môn nghệ thuật truyền thống từ 5 tuổi. Khi lớn lên, Chen càng trở nên say mê với loại hình nghệ thuật này, cha mẹ anh thường bảo rằng anh không nên trông chờ vào nghề thư pháp để kiếm sống, Changjiang Daily đưa tin. Chen cho biết, anh đã tranh cãi với bố mẹ về việc chọn trường đại học và ngành học để đăng ký sau khi tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia ở...
Ngày 3/4, UBND tỉnh Bình Định cho biết đã có thông báo về việc phân công lãnh đạo UBND tỉnh theo dõi và lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Những hình ảnh vệ tinh gần đây đã tiết lộ các chi tiết mới về thiết bị quân sự của Nga đang được bố trí tại cảng Tartus ở Syria.
Trong phiên tòa xét xử vụ cháy chung cư mini 9 tầng ở phố Khương Hạ, nhiều bị hại bức xúc về thái độ, trách nhiệm bồi thường của các bị cáo.
Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025) đã đến rất gần, và thành phố Đông Hà những ngày này đã phủ kín những băng rôn, khẩu hiệu, cờ phướn về giải đấu, sẵn sàng cho ngày hội lớn.
XSDNA 29/3. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay 29/3/2025 được quay thưởng vào lúc 17h15 bởi Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đà Nẵng. Kết quả các giải thưởng XSDNA 29/3/2025 được công bố lần lượt từ giải nhất đến giải tám, cuối cùng là giải đặc biệt. XSDNA 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay 29/3/2025 - Xổ số Đà Nẵng thứ 7 ngày 29/3/2025 Xem lại KQXSDNA các kỳ trước - XSDNA 26/3/2025 - XSDNA 22/3/2025 - XSDNA 19/3/2025 - XSDNA 15/3/2025...
Có 26 cán bộ, công chức, viên chức thuộc 7 đơn vị ở Thanh Hóa có sai phạm trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính bị xử lý kỷ luật.
Bảo mẫu ở Tiền Giang liên tục dùng tay đánh vào đầu, vào mặt bé gái trong giờ ngủ, sau đó nắm tay xách ngược bé ném qua một bên.
Tiếng Việt khiến nhiều người bối rối khi viết vì nhiều chữ được phát âm giống nhau. Không ít người lúng túng, không biết phải viết 'giỏi giang' hay 'giỏi dang' mới đúng chính tả. Từ này thường dùng để miêu tả người có tài năng, thông minh, khéo léo và thành công trong công việc hoặc các lĩnh vực khác. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời ở box bình luận bên dưới. Đáp án câu hỏi trước: 'Trạm sá' hay 'trạm xá'? 'Trạm sá' là từ...