Pháp gắn 'kíp nổ' vào nỗ lực tiến tới hòa bình giữa Armenia-Azerbaijan, Baku nổi giận

12:50 20/06/2024

Thương vụ mua bán pháo tự hành CAESAR giữa Pháp và Armenia đã gây nên căng thẳng giữa quốc gia Kavkaz này với quốc gia nhiều duyên nợ Azerbaijan.

Pháp gắn 'kíp nổ' vào nỗ lực tiến tới hòa bình giữa Armenia-Azerbaijan, Baku nổi giận
Pháp đã ký hợp đồng bán pháo tự hành CAESAR cho Armenia. (Nguồn: Pinterest)

Ngày 18/6, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết, nước này đã ký hợp đồng bán pháo tự hành CAESAR cho Armenia, trong bối cảnh Yerevan tăng cường quan hệ quân sự với phương Tây và rời xa đồng minh truyền thống Nga.

Tin liên quan
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Pháp vốn có cộng đồng lớn người Armenia sinh sống và theo truyền thống, là một trong những nước châu Âu ủng hộ Yerevan mạnh mẽ nhất.

Trước động thái này, hãng tin Reuters cho hay, ngày 19/6, Armenia và Azerbaijan - hai nước láng giềng tại khu vực Kavkaz đang nỗ lực hướng tới mục tiêu ký kết hiệp định hòa bình sau 3 thập kỷ xung đột - ngày 19/6 đã công kích lẫn nhau.

Phát biểu với báo giới Azerbaijan, ông Hikmet Hajiyev, cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Ilham Aliyev, nêu rõ: “Chúng tôi đánh giá chính sách của Pháp đối với khu vực Nam Caucasus là vô hiệu. Đó là chính sách gây hại. Là đòn giáng mạnh vào mối quan hệ đang được hàn gắn giữa Baku và Yerevan”.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Armenia cho rằng, vấn đề mua bán vũ khí là “quyền chủ quyền của mọi quốc gia nhằm duy trì năng lực chiến đấu của các lực lượng vũ trang thông qua việc trang bị các tài sản quân sự hiện đại”.

Tuyên bố của phía Armenia đã khiến Bộ Ngoại giao Azerbaijan đáp trả mạnh mẽ hơn, cáo buộc động thái của Yerevan là “bất hợp pháp và gây ra mối đe dọa đối với Baku”.

Những tháng gần đây, hai nước láng giềng ở khu vực Nam Kavkaz đã cố gắng đạt được tiến bộ trong tiến trình hướng tới hiệp định hòa bình, trong đó có vấn đề phân định biên giới.

Trong một phản ứng về thương vụ của Pháp-Azerbaijan, cũng trong ngày 19/6, hãng tin Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho rằng, động thái này sẽ không giúp ổn định tình hình trong khu vực.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích: "Paris đang kích động một đợt đối đầu vũ trang nữa ở Nam Kavkaz... Chính quyền Pháp không tuân theo lợi ích của Armenia".

Bà Zakharova lập luận rằng, Pháp "tìm cách lợi dụng những bất đồng, mâu thuẫn hiện có giữa các quốc gia như một công cụ để đạt được các mục tiêu cơ hội của riêng mình".

Armenia chính thức là đồng minh của Nga, nhưng trong những năm gần đây đã chuyển hướng ngoại giao và quân sự sang các nước phương Tây.

Armenia bắt đầu nhận viện trợ quân sự từ Pháp vào năm 2023. Lô xe bọc thép đầu tiên được chuyển giao qua Gruzia.

Vào cuối tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu xác nhận nước này có ý định bán ba hệ thống radar GM200 cho Armenia và ký với nhà sản xuất vũ khí MBDA để cung cấp hệ thống tên lửa phòng không di động Mistral (MANPADS). Pháp cũng sẽ cung cấp huấn luyện phòng không cho quân đội Armenia.

Có thể bạn quan tâm
Binh sĩ Ukraine thừa nhận Nga có 2 lợi thế này; Tổng thống Zelensky nói về ‘con đường ngoại giao đang theo đuổi’

Binh sĩ Ukraine thừa nhận Nga có 2 lợi thế này; Tổng thống Zelensky nói về ‘con đường ngoại giao đang theo đuổi’

00:50 29/06/2024

Sau nhiều tháng thiếu hụt nghiêm trọng, các nguồn tin trong lực lượng vũ trang Ukraine ngày 28/6 cho biết, nguồn cung cấp đạn dược của phương Tây đang tăng mạnh.

Ukraine phát cảnh báo toàn quốc, hàng loạt vụ nổ rung chuyển nhiều thành phố; Nga hành động ở Belgorod

Ukraine phát cảnh báo toàn quốc, hàng loạt vụ nổ rung chuyển nhiều thành phố; Nga hành động ở Belgorod

16:20 08/01/2024

Ngày 8/1, truyền thông Nga và phương Tây đồng loạt đưa tin, giới chức quân sự ở các thành phố của Ukraine thông báo về nhiều vụ nổ lớn làm rung chuyển các khu vực này.

Lính Nga kể nỗ lực thu thiết giáp Bradley dưới làn đạn pháo Ukraine

Lính Nga kể nỗ lực thu thiết giáp Bradley dưới làn đạn pháo Ukraine

00:50 09/12/2023

Binh sĩ Nga tiếp cận thiết giáp Bradley bị bỏ lại gần Avdeevka, kéo nó đi trong lúc UAV và pháo binh Ukraine liên tục công kích.

Điểm tin thế giới sáng 22/2: Nhật Bản triệu Đại sứ Hàn Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Pháp, Nga thể hiện thiện chí với châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 22/2: Nhật Bản triệu Đại sứ Hàn Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Pháp, Nga thể hiện thiện chí với châu Phi

11:20 22/02/2024

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/2.

Phản ứng mới nhất của Iran về lệnh trừng phạt từ EC liên quan cáo buộc xuất khẩu UAV sang Nga

Phản ứng mới nhất của Iran về lệnh trừng phạt từ EC liên quan cáo buộc xuất khẩu UAV sang Nga

07:40 13/12/2023

Ukraine và một số nước phương Tây đã cáo buộc Iran xuất khẩu UAV cảm tử sang Nga để sử dụng trong cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine.

Liên quân của Mỹ tại Iraq, Syria bị tập kích

Liên quân của Mỹ tại Iraq, Syria bị tập kích

07:40 12/12/2023

Các căn cứ quân sự tại Iraq và Syria, nơi liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu đồn trú, bị tập kích bằng UAV và rocket.

Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

13:30 12/06/2024

Ở vị trí điều hành, Việt Nam sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thông qua các quyết định quan trọng của UNESCO về văn hóa, đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu của Công ước 2003.

Việt Nam-Trung Quốc: Câu chuyện hai đất nước núi sông liền một dải

Việt Nam-Trung Quốc: Câu chuyện hai đất nước núi sông liền một dải

09:40 01/12/2023

'Thực tiễn cho thấy, không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung là phù hợp với nhu cầu và lợi ích, là hòa bình, hợp tác và phát triển lâu bền của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế lớn của thời đại...', nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với TG&VN.

Ấn Độ khai trương tàu điện ngầm dưới nước

Ấn Độ khai trương tàu điện ngầm dưới nước

05:20 07/03/2024

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khánh thành một số dự án tàu điện ngầm trên khắp Ấn Độ, gồm cả đoạn đi ngầm dưới nước đầu tiên của nước này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra