Nỗ lực 'đánh thức' ngành điện hạt nhân của Ấn Độ

09:45 03/03/2025

"Đi trước về sau" trong ngành điện hạt nhân, Ấn Độ đang tháo gỡ chính sách, mời gọi hợp tác quốc tế để xây thêm lò phản ứng mới.

Ấn Độ - quốc gia phát thải nhiều thứ ba thế giới và nhà tiêu thụ than lớn - đang bắt tay phi carbon hóa ngành năng lượng, đáp ứng các nghĩa vụ về khí hậu. Tại COP26 ở Glasgow năm 2021, New Delhi cam kết đạt sản xuất 500 GW điện từ nhiên liệu không phải hóa thạch vào 2030 và trung hòa carbon vào năm 2070.

Song song với phát triển năng lượng tái tạo, những tuần gần đây, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi quyết định tập trung vào năng lượng hạt nhân. Ngày 1/2, ông công bố khởi động một sứ mệnh hạt nhân, với mục tiêu sản xuất 100 GW vào năm 2047.

Ấn Độ là quốc gia châu Á thứ hai xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào năm 1969, sau Nhật Bản và trước Trung Quốc. Tuy nhiên, sau các cuộc thử nghiệm quân sự vào 1974 và 1998, họ bị cấm hợp tác hạt nhân dân sự khiến ngành năng lượng này tại đây không phát triển.

Động lực phát triển điện hạt nhân của New Delhi còn liên tục bị cản trở trong nhiều năm do rào cản pháp lý và thiếu đầu tư, tranh chấp lập pháp cũng như khả năng xảy ra các cuộc biểu tình của công chúng, vốn đã nổ ra trong quá khứ.

Do đó, tính đến ngày 30/1, năng lượng này chỉ chiếm 3% tổng sản lượng điện quốc gia, với công suất lắp đặt là 8.180 MW và vận hành bởi Tổng công ty Điện hạt nhân Ấn Độ (NPCIL), đơn vị do Nhà nước sở hữu. "Lịch sử năng lượng nguyên tử ở Ấn Độ thật bi thảm", nhà phân tích Raja Mohan nói trên Le Monde.

Trong khi đó, Trung Quốc đến nay có công suất điện hạt nhân khoảng 58.000 MW và Hàn Quốc là 32.000 MW. Trên toàn cầu, nhiều chính phủ bắt đầu xem nguồn điện này là một trong các giải pháp để đạt mục tiêu giảm phát thải của ngành năng lượng. Số lượng các dự án loại nguồn điện này được xây dựng đang tiến gần đến mức cao nhất 30 năm qua, với hơn 40 quốc gia có kế hoạch khởi động hoặc mở rộng sản xuất.

Lò phản ứng hạt nhân 700 MW đầu tiên do Ấn Độ tự phát triển tại Nhà máy điện nguyên tử Kakrapar (KAPP). Ảnh: Reuters

Vì vậy, quyết trở mình sau hàng thập niên trì trệ, New Delhi định hướng điện hạt nhân là một trong các trụ cột tương lai của ngành năng lượng. Họ muốn đầu tư thêm lò phản ứng mới, bổ sung thêm 14,3 GW công suất hoạt động vào 2032. Về công nghệ, họ có hai lựa chọn được ưu tiên.

Một là, loại lò phản ứng module nhỏ Bharat công suất 220 MW, triển khai gần các khu công nghiệp thép, nhôm và kim loại. Hai là, lò phản ứng module nhỏ (SMR) có công suất nhỏ và trung bình để thay thế nhà máy nhiệt điện than đã hết vòng đời, nhằm đáp ứng nhu cầu điện ở khu vực hẻo lánh.

Theo Bộ Khoa học và Năng lượng nguyên tử Ấn Độ, SMR mang lại giải pháp linh hoạt, có thể mở rộng và tiết kiệm chi phí so với các lò phản ứng hạt nhân truyền thống quy mô lớn. "SMR có thể đóng vai trò đột phá trong việc bổ trợ các nguồn năng lượng tái tạo và ổn định lưới điện", cơ quan này nhận xét.

Công nghệ này cũng có lợi thế thời gian và chi phí sản xuất. Các lò có thể được sản xuất hàng loạt tại nhà máy và vận chuyển đến địa điểm để lắp đặt. Chúng không yêu cầu diện tích đất hoặc cơ sở hạ tầng lớn. Mục tiêu của quốc gia Nam Á là có ít nhất 5 lò phản ứng SMR tự chế tạo, hoạt động năm 2033. Hai tỷ USD đã được dành cho nghiên cứu và phát triển lò phản ứng SMR trong gói chi ngân sách năm nay.

Các doanh nghiệp quốc doanh cũng xung phong. NPCIL đặt mục tiêu nâng công suất điện hạt nhân từ 8,1 GW hiện tại lên 20 GW vào 2032. Trong khi, công ty điện lực Nhà nước NTPC lên kế hoạch xây dựng 30 GW trong hai thập kỷ tới, gấp ba lần mục tiêu trước đó, với chi phí 62 tỷ USD.

NTPC đang xây dựng hai cơ sở điện hạt nhân công suất 2,6 GW mỗi nhà máy tại Madhya Pradesh và Rajasthan, hợp tác với NPCIL. Họ cũng trong quá trình xin phê duyệt sơ bộ để nghiên cứu chi tiết việc đặt cơ sở phát triển tại 27 địa điểm thuộc 8 bang. Một lãnh đạo NTPC cho biết đang đàm phán với nước ngoài về xây dựng các lò SMR.

Các đối tác tiềm năng gồm EDF (Pháp), General Electric và Holtec International của Mỹ. EDF nói sẵn sàng hợp tác phát triển lò phản ứng module nhỏ. Holtec International xác nhận đang đàm phán giai đoạn đầu với NTPC và chờ sự chấp thuận từ chính phủ Mỹ và Ấn Độ. Công ty kỳ vọng sẽ bán được ít nhất 200-300 lò phản ứng module nhỏ cho Ấn Độ vào 2047.

Các tập đoàn tư nhân lớn của Ấn Độ như Tata Power, Vedanta, Reliance Industries và Adani Power cũng bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực này. Nhưng để mở đường cho giai đoạn phát triển năng lượng nguyên tử mới, New Delhi phải xem xét lại khung pháp lý của mình.

"Mục tiêu này sẽ cần các cải cách lập pháp đáng kể, đặc biệt là cho phép khu vực tư nhân tham gia thông qua sửa đổi Đạo luật Năng lượng nguyên tử và Đạo luật Trách nhiệm dân sự về thiệt hại hạt nhân", tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember (Anh) nhận định.

Đạo luật Năng lượng nguyên tử năm 1962 của Ấn Độ cấm tư nhân đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân. Bên cạnh đó, các điều khoản nghiêm ngặt trong Đạo luật Trách nhiệm dân sự về thiệt hại hạt nhân năm 2010 khiến các nhà cung cấp nhiên liệu và thiết bị nước ngoài ngần ngại ký kết thỏa thuận.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã đề xuất sửa đổi cả hai luật trên. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Jitendra Singh mô tả đây là sửa đổi mang tính cách mạng. Trước đó, họ đàm phán với Pháp về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới, gồm 6 lò phản ứng EPR (European Pressurized Reactor) tại Jaitapur, đã đình trệ từ 2008, chủ yếu xoay quanh vướng mắc trách nhiệm pháp lý.

Tương tự, Ấn Độ và Mỹ từng có thỏa thuận mang tính bước ngoặt cách đây 20 năm, nhất trí vào năm 2019 sẽ xây dựng 6 nhà máy điện hạt nhân. Nhưng kế hoạch không thành, một phần là do các vấn đề liên quan đến luật trách nhiệm pháp lý của Ấn Độ. Đến gần đây, Nhà Trắng bắt đầu gỡ bỏ các rào cản để xây dựng mối quan hệ năng lượng sâu sắc hơn với New Delhi.

Tháng 2, Thủ tướng Modi đã lần lượt mở các cuộc đàm phán liên quan đến điện hạt nhân với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong các chuyến thăm. Một ghi nhớ đối tác trong lĩnh vực lò phản ứng module được Paris và New Delhi ký kết.

"Chúng tôi có ý định hợp tác thiết kế, phát triển và sản xuất chung các lò phản ứng. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp giải quyết những khó khăn gặp phải trong dự án truyền thống khác", Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri cho biết.

Nhu cầu năng lượng của Ấn Độ dự báo sẽ bùng nổ do dân số ngày càng tăng và mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047. Theo nghiên cứu của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nước này có thể cần tới 4.000 GW công suất phát điện lắp đặt vào năm 2050.

Theo nhà nghiên cứu Ashley J. Tellis của quỹ này, công suất tiềm năng từ các nguồn tái tạo ước chỉ tối đa 1.000 GW. Do đó, khoảng 3.000 GW còn lại - tương đương 7 lần công suất lắp đặt hiện tại - phải đến từ nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân, nếu Ấn Độ muốn đạt các mục tiêu kinh tế và giảm khí thải vào giữa thế kỷ.

Phiên An (theo Le Monde, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Một vé trúng Jackpot 2 trị giá hơn 12 tỷ đồng

Một vé trúng Jackpot 2 trị giá hơn 12 tỷ đồng

21:45 01/04/2025

Theo Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott), ở kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1171 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra vào tối nay, hệ thống của Vietlott đã tìm được 1 vé số trúng giải Jackpot 2 trị giá 12.264.960.500 đồng (hơn 12 tỷ đồng). Dãy số may mắn trong kỳ quay thưởng này của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra vào hôm nay là 14 - 15 - 29 - 33 - 39 - 47 và cặp số vàng để so giải Jackpot 2 là 04. Vé trúng Jackpot 2 là tấm vé trùng 5...

Nhiều rủi ro khi giá đất Quảng Nam, Đà Nẵng tăng nóng

Nhiều rủi ro khi giá đất Quảng Nam, Đà Nẵng tăng nóng

09:00 01/04/2025

Chuyên gia cảnh báo nhiều rủi ro trước hiện tượng tăng giá đất khu vực giáp ranh Đà Nẵng - Quảng Nam gần đây.

Gọi vốn tư, Nhà nước phải là 'tay chơi lớn'

Gọi vốn tư, Nhà nước phải là 'tay chơi lớn'

17:45 31/03/2025

Hơn chục năm trước từng có sóng tư nhân đầu tư vào hạ tầng (các tuyến quốc lộ, đường tránh...) qua hình thức BOT.

Động thái của Bí thư Bình Dương với các dự án trọng điểm

Động thái của Bí thư Bình Dương với các dự án trọng điểm

16:45 31/03/2025

Trước nguy cơ các dự án trọng điểm chậm tiến độ, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan phải toàn lực gỡ vướng, thực hiện nghiêm cam kết, giải ngân hết vốn được giao.

Chứng khoán khu vực chao đảo vì động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar

Chứng khoán khu vực chao đảo vì động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar

16:45 31/03/2025

Trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar xảy ra chiều nay (28.3, giờ địa phương) gây ảnh hưởng mạnh đến Thái Lan và các quốc gia trong khu vực.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo đền bù mức cao nhất cho dân hồ Hoàn Kiếm

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo đền bù mức cao nhất cho dân hồ Hoàn Kiếm

19:00 30/03/2025

Chủ tịch UBND TP chỉ đạo áp dụng cơ chế, chính sách đền bù cao nhất theo quy định cho hộ dân thuộc phạm vi dự án cải tạo phía Đông hồ Hoàn Kiếm.

Lâm Đồng thu hồi 14.172m² đất ở Công ty lâm nghiệp Đạ Huoai

Lâm Đồng thu hồi 14.172m² đất ở Công ty lâm nghiệp Đạ Huoai

22:45 29/03/2025

Lâm Đồng - UBND tỉnh vừa ban hành thông báo thu hồi 14.172m² đất do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đạ Huoai tự nguyện trả lại.

Thịt heo tiếp tục neo cao, có loại vượt mốc 200.000 đồng/kg

Thịt heo tiếp tục neo cao, có loại vượt mốc 200.000 đồng/kg

14:45 28/03/2025

Cần Thơ - Giá thịt heo neo cao khiến người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu hoặc tìm kiếm thực phẩm thay thế để không ảnh hưởng đến kinh...

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP

06:45 28/03/2025

Nhiều doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh mẽ, không chỉ làm chủ thị trường nội địa mà còn khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học