Sóc Trăng - Bãi rác là nguồn sống duy nhất của hàng chục hộ dân, thậm chí có hộ đã 3 đời sống nhờ nghề nhặt rác.
3 đời bám trụ bãi rác
Tại Liên hiệp Xử lý Chất thải rắn Sóc Trăng, mỗi ngày có khoảng 200 tấn rác thải đổ về. Bên cạnh núi rác khổng lồ, bãi rác còn là nguồn sống duy nhất của khoảng 20 hộ dân nghèo khó, không đất đai, không nghề nghiệp. Họ bám trụ nơi đây, kiếm sống bằng nghề nhặt rác.
Hàng ngày, từ 4 - 5 giờ sáng, tại bãi rác này đã rộn tiếng bước chân của hàng chục con người mưu sinh. Khi những chiếc xe tải vừa đổ rác xuống, họ nhanh chóng quây quanh, tranh thủ nhặt nhạnh những thứ có thể bán được như bọc nilon, chai nhựa, giấy vụn… Tùy theo chủng loại, phế liệu thu gom được sẽ được bán với giá dao động từ vài trăm đến vài nghìn đồng mỗi kg.
Năm nay 63 tuổi nhưng bà Sơn Kiên ở phường 7 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) đã có hơn nửa đời người gắn bó với bãi rác. Hiện nay, cả con và cháu bà cũng nối nghiệp. Bà Kiên chia sẻ, trước đây, gia đình bà nhặt rác ở bãi rác phường 7, sau này bãi rác dời về Liên hiệp Xử lý Chất thải rắn Sóc Trăng thì cả gia đình cũng chuyển đến đây để tiếp tục mưu sinh.
“4 - 5 giờ sáng là cả nhà cùng nhau di chuyển đến bãi rác để nhặt. Trung bình mỗi người cũng được khoảng vài chục đến cả trăm kg rác/ngày, thu nhập khoảng 150.000 đồng”, bà Kiên nói.
Bà Kiên cho biết, do tuổi cao, không nghề nghiệp, không đất đai nên bà chỉ có thể nương nhờ vào bãi rác mà sống. "Nghề này hôi thối, dơ bẩn lắm! Cực nhọc là vậy nhưng quá nghèo, lớn tuổi không ai thuê làm gì nên mới vào đây bới móc rác tìm chén cơm manh áo", bà Kiên nói.
Tương tự như bà Kiên, bà Trà Thị Thái cũng đã có hơn 10 năm gắn bó với công việc nhặt rác. Vợ chồng bà có mặt ở bãi rác từ 5 - 6 giờ sáng đến 3 giờ chiều, bất kể ngày lễ, Tết. Bà Thái cho hay, trung bình mỗi ngày nhặt khoảng trăm kilogram túi nilon, chai nhựa các loại. Khoảng 10-15 ngày, thương lái sẽ thu mua, thu nhập khoảng 2 triệu đồng.
"Cũng nhờ nghề này mà vợ chồng tôi nuôi được 2 đứa con đi học và mong sau này các con có việc làm ổn định, không phải ngửi mùi hôi từ rác như cha mẹ", bà Thái cho hay.
Cách đó không xa, bà Thạch Thị Sà Khum (53 tuổi) cũng đang cặm cụi bới móc trong đống rác vừa đổ xuống, cố gắng tìm kiếm những thứ có thể bán được. Bà không quên để ý đến đứa cháu gái vừa tròn 4 tuổi đang ngồi chơi ở lều được dựng tạm bợ cạnh bờ ao.
"Con tôi ly hôn để 2 đứa cháu cho tôi nuôi. Vợ chồng tôi già không có nghề gì nên vào đây nhặt rác. Đứa cháu gái mới 4 tuổi không dám bỏ ở nhà nên mang vào bãi rác để trông coi luôn. Tôi chỉ mong sao có sức khỏe để nuôi cháu đi học, sau này đừng làm nghề giống ông bà", bà Khum nghẹn ngào nói.
Đánh đổi sức khỏe để mưu sinh
Công việc bới rác ẩn chứa vô vàn nguy cơ bệnh tật. Mùi hôi thối nồng nặc, tay chân dễ bị thương bởi kim loại, mảnh vỡ thủy tinh, thậm chí là kim tiêm đã qua sử dụng.
"Tay chân hầu như mỗi ngày đều đứt hết. Nhẹ thì mình lấy vải băng lại rồi nhặt tiếp, nặng quá đau nhức thì mua thuốc uống. Làm rồi cũng quen", anh Danh Sơn, người đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề nhặt rác, chia sẻ.
Chị Ly, một người nhặt rác khác, cho biết: "Nghề này cực lắm, mùa nắng thì nóng hầm hập còn mùa mưa thì bốc mùi ghê gớm, nước chảy xuống rác khó nhặt. Mà giá cả thì bấp bênh, như bọc nilon mùa nắng giá khoảng 800 - 900 đồng/kg còn mùa mưa chỉ 750 đồng/kg thôi. Nhưng không nghề nghiệp thì phải chấp nhận làm nghề này".
Bà Thạch Thị Sà Khum chia sẻ, bà thường ngất xỉu mỗi khi trời nắng gắt cộng với mùi hôi thối bốc lên xộc thẳng vào mũi. Những lúc mệt mỏi, bà nghỉ ngơi vài ngày rồi lại tiếp tục quay trở lại bãi rác, bởi đó là kế sinh nhai duy nhất của bà và gia đình.
Video: Dự báo thời tiết ngày 6/4 Dự báo thời tiết cả nước 10 ngày tới Đêm qua và sáng sớm nay (6/4), vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to. Lượng mưa từ 19h ngày 5/4 đến 3h ngày 6/4 có nơi trên 40mm như: Pa Thắng (Lai Châu) 81,4mm, Bản Khoang (Lào Cai) 44,8mm, Quảng Lâm (Điện Biên) 42mm… Ngày và đêm 6/4, vùng núi Bắc Bộ duy trì hình thái thời tiết mưa, mưa rào và rải rác dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30mm,...
Đảng trung hữu đối lập Demokraatit ủng hộ Greenland độc lập chiến thắng cuộc bầu cử nghị viện, giữa lúc ông Trump muốn sáp nhập hòn đảo này.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh về đoàn siêu xe nối đuôi nhau vượt đèn đỏ ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, cảnh sát giao thông đã vào cuộc làm rõ.
Quyết chiến điểm Buôn Ma Thuột Nửa thế kỷ đã trôi qua, những người lính từng tham gia trận đánh Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) năm xưa nay tóc đã bạc. Thế nhưng, mỗi khi nhắc đến trận chiến lịch sử ấy, lòng họ vẫn bừng lên niềm tự hào. Những ký ức về cuộc chiến hào hùng vẫn in đậm trong tâm trí các nhân chứng lịch sử. Lật giở từng trang ký ức, ông Tô Tấn Tài (tên thường gọi là Ama H’Oanh, SN 1932, trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), nguyên...
Sáng 17/2, Công an tỉnh Nam Định tổ chức lễ công bố quyết định nghỉ công tác đối với các cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Đến nay, Công an tỉnh Nam Định có 13 lãnh đạo xung phong xin nghỉ hưu trước hạn tuổi (gồm 6 Trưởng phòng, 1 Trưởng Công an huyện, 4 Phó Trưởng phòng và 2 Phó Trưởng Công an huyện). Trong đó, 5 cán bộ còn thời gian công tác từ 30 đến dưới 60 tháng (2 Trưởng phòng, 1 Trưởng Công an huyện và 2 Phó Trưởng phòng). Bên cạnh đó, 55...
Trong không khí mừng Đảng mừng xuân của những ngày đầu Xuân năm mới, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), 65 năm Ngày Bác Hồ phát động Tết trồng cây; sáng nay (5/2) tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm về dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Cùng đi với Tổng Bí thư có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Chủ tịch Ủy ban...
Các nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, gắn với yêu cầu thực tiễn phát triển của địa phương và sự mong đợi của cử tri, góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Long An.
Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đã có những giây phút trải nghiệm văn hóa thủ đô Việt Nam, khi dạo hồ Hoàn Kiếm và uống cà phê trứng tại một quán cà phê phong cách tái chế.
Những quả chuối trồng sau vườn nhà được nhóm học sinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chế biến thành một loại nước mắm chay đặc biệt.