Những lỗi thường gặp hằng ngày như vượt phải trong trường hợp không được phép, dừng đỗ xe dưới lòng đường, xe thiếu đèn còi...đều có thể bị phạt nặng.
Theo nghị định 168/2024 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2025), một số lỗi vi phạm giao thông thường gặp đối với tài xế xe máy có thể bị phạt nặng. Có thể kể các lỗi sau:
Nghị định 168 quy định phạt tiền 200.000 - 400.000 đồng đối với tài xế xe máy vi phạm hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe.
Các lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép, hoặc không có tín hiệu báo trước, hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề"... cũng cùng mức phạt trên.
Mức phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng đối với người dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.
Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép.
Mức phạt trên cũng áp dụng với các lỗi không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy", hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.
Chở người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy", hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật).
Nghị định quy định phạt tiền 600.000 - 800.000 đồng đối với người điều khiển xe máy vượt bên phải khi không được phép.
Mức phạt này cũng áp dụng với các lỗi điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều), điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy.
Chạy xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; chở theo từ 3 người trở lên trên xe; dừng xe, đỗ xe trên cầu cũng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người đi xe ngược chiều, đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan), không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng đối với người điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; đi thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Mức phạt tiền 8 - 10 triệu đồng đối với cá nhân, 16 - 20 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe máy vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện.
Mức phạt với người lái xe mô tô, xe máy tham gia giao thông sử dụng rượu, bia cũng tăng mạnh.
Mức phạt tiền "kịch khung" áp dụng cho lỗi này lên đến 10 triệu đồng. Tùy thuộc mức vi phạm nồng độ cồn, tài xế sẽ bị trừ điểm bằng lái hoặc bị tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.
Một lỗi vi phạm khác tài xế xe máy thường vô tình mắc phải đó là lái xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng. Mức phạt của lỗi này là từ 400.000 - 600.000 đồng.
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 10 - 14 triệu đồng với tài xế bị các lỗi sau:
- Gây tai nạn giao thông do không quan sát, không giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn, xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.
- Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
- Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo cấm đi, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" gây tai nạn giao thông...
Máy bay VJ1149 trượt khỏi đường băng và va vào đèn lề khiến hai lốp bị hỏng sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Đặng Đình Bình, tổng giám đốc nhiều công ty dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ ở TP HCM và Bình Dương, bị cảnh sát bắt sau 24 năm trốn truy nã vì bỏ trốn khỏi trại giam.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 hàng năm không chỉ là dịp để tôn vinh những đóng góp của tầng lớp công nhân mà còn là cơ hội để nhắc nhở chúng ta về những cuộc đấu tranh lịch sử của phong trào lao động quốc tế. Mặc dù đây là ngày lễ quan trọng được mong đợi vì mọi người được nghỉ làm và hưởng nguyên lương nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tại sao ngày 1/5 lại được chọn làm Ngày Quốc tế Lao động. Nguồn gốc Ngày Quốc tế Lao động Vào cuối thế kỷ 19, thời...
Nghệ An - Các trụ sở công dôi dư sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc khai thác hiệu quả, tránh lãng phí.
TPHCM - Công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 cơ bản đã hoàn tất các hạng mục trọng điểm như hội trường, khu lễ hội...
Trưa 3/5, anh Đinh Văn Kiên (43 tuổi, trú tại xã Tiên Hoàng, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) tử vong do bị bò tót tấn công trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng.
Cựu giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai cùng thuộc cấp bị xét xử về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
KTS Hoàng Thúc Hào trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu 2025 do có nhiều công trình kiến trúc nhân văn và bền vững.
HUẾ - Dùng danh nghĩa môi giới bất động sản, người đàn ông ở Huế dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt gần 5 tỉ đồng của nhiều người.