Với việc chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc thì việc TP.HCM triển khai hoàn thành 355km metro trong 10 năm là khả thi.
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đang thảo luận về dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển để phát triển mạng lưới metro tại TP Hà Nội và TP.HCM.
6 nhóm cơ chế, chính sách đặc biệt sẽ là chìa khóa để TP.HCM hoàn thành 355km metro và TP Hà Nội hoàn thành 397,8km trong 10 năm. Sau khi nghị quyết thông qua, các địa phương có thể khởi công các dự án vào năm 2027.
Tại tờ trình, Chính phủ nhấn mạnh hiện nay, kinh tế của hai thành phố đều liên tục tăng trưởng nên nguồn lực đầu tư đồng bộ, nhanh chóng các tuyến metro không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, phải có cơ chế đặc thù, đặc biệt để giải quyết "điểm nghẽn" về thể chế.
Về nguồn lực, tại đề án TP.HCM đã đề xuất các cơ chế để huy động vốn làm metro như như tăng trần bội chi, phát hành trái phiếu, thu từ TOD, nếu cần sẽ vay các tổ chức tín dụng…TP.HCM sẽ cân đối được bao nhiêu sẽ triển khai đến đó, làm càng nhanh các tốt chứ không như trước đây.
Để làm 355km metro, TP.HCM cần khoảng 40,2 tỉ USD, được huy động từ nhiều nguồn. Đầu tiên là vốn ngân sách trung ương gồm nguồn tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia ngân sách trung ương và ngân sách TP.HCM; nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu. Tổng vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 8,379 tỉ USD, chiếm 20,7% so với tổng mức đầu tư.
Thứ hai là nguồn thu từ phát triển đô thị theo mô hình TOD xung quanh các nhà ga metro và các khu đất dọc tuyến vành đai. Nguồn này mang về 7,799 tỉ USD chiếm 19,3%..
Để có nguồn ngân sách huy động tăng thêm, TP đề xuất được giữ lại 100% tiền sử dụng đất để bổ sung cho ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện đề án theo chủ trương của Bộ Chính trị. TP sẽ cân đối và bố trí vốn đầu tư công khoảng 11,372 tỉ USD, chiếm 28,1% so với tổng mức đầu tư.
Về nguồn huy động từ các nguồn vốn vay, TP.HCM được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại.
Dự kiến huy động vốn từ trái phiếu địa phương khoảng 10.000 tỉ đồng đến 25.000 tỉ đồng trong 1 năm cho giai đoạn 2026 đến 2033 để dành riêng cho phát triển metro. Ước tính số vốn huy động từ trái phiếu cho cả giai đoạn từ nay đến 2035 là 6,312 tỉ USD, chiếm 15,6% tổng mức đầu tư.
Đối với nguồn vốn khác (như hợp đồng BT,..) TP dự kiến huy động khoảng 6,651 tỉ USD chiếm 16,2%.
Bên cạnh nguồn vốn, dự thảo nghị quyết có các cơ chế, chính sách đặc biệt về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư. Cụ thể như TP.HCM không phải lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư mà thực hiện ngay thủ tục lập dự án đầu tư, có thể rút ngắn thủ tục trung bình từ 3-5 năm.
Đồng thời, không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án trong trường hợp kéo dài thời gian thực hiện mà không làm tăng tổng mức đầu tư. Cơ chế này giúp giảm các thủ tục qua nhiều khâu làm kéo dài thời gian thực hiện. Trong trường hợp này, UBND TP rà soát, ban hành quyết định điều chỉnh riêng về tiến độ dự án.
Cùng với đó, TP.HCM sẽ được quyết định đầu tư các tuyến metro trên địa bàn và có trách nhiệm triển khai chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Việc phân cấp phân quyền mạnh mẽ nhằm tạo sự chủ động cho địa phương, với phương châm "một đầu mối, một địa điểm chịu trách nhiệm"...
Sau khi có nghị quyết của Quốc hội, TP.HCM sẽ thực hiện các thủ tục tiếp theo và dự kiến sẽ khởi công các tuyến vào năm 2027-2028. Đối với giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật, kinh nghiệm từ vành đai 3 TP.HCM và một số dự án cao tốc cho thấy khi được áp dụng các cơ chế đặc thù thì thời gian triển khai rất nhanh, chỉ khoảng 1,5-2 năm.
Đường găng của quá trình triển khai thực hiện chính là thi công các công trình ngầm, cầu cạn, nhà ga ngầm và ga trên cao... Từ kinh nghiệm thi công các tuyến metro hiện nay, kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng (khoan hầm TBM, kết cấu lắp ghép, ứng dụng BIM...), thời gian thi công xây dựng các hạng mục này dự kiến khoảng 6 năm. Song song với đó là mua sắm, lắp đặt thiết bị và phương tiện dự kiến khoảng 4 năm.
"Như vậy, với việc chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc thì việc triển khai đầu tư, hoàn thành 355km metro trong 10 năm là khả thi", đề án metro của TP.HCM nêu.
Sáng 28/4, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng nhớ Người tại Nhà 67 trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.
Ngày 9/5, trong khuôn khổ tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp với Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
Khói lửa bùng lên tiệm điện lạnh ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, người đàn ông 33 tuổi mắc kẹt, tử vong.
Mundo Obrero ca ngợi sau 50 năm thống nhất đất nước và 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cho thấy tầm nhìn của một quốc gia đã biến những vết sẹo chiến tranh thành nền tảng của sự tiến bộ.
Đồng Nai - 6 cây cầu nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Dương được thống nhất phương án đầu tư, dự kiến khởi công trong năm 2025 và 2026.
Tỉnh Nghệ An chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý ngay khi phát hiện cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ, công chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Quảng Bình - Chương trình tôn vinh 40 điển hình công nhân , cán bộ công đoàn tiêu biểu của LĐLĐ tỉnh đã khơi dậy khát vọng tiên phong trong...
Ngày 27/4, thông tin từ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, công an đã tạm giữ hình sự tài xế gây ra vụ tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ N2, đoạn qua huyện Tân Thạnh để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015. “Đây là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng làm nhiều người chết. Theo đó, Cơ quan điều tra đang tích cực...
Ủy viên ban thường vụ hoặc Thành ủy viên có thể được Thành ủy TP HCM phân công làm bí thư phường, xã đông dân, là động lực phát triển kinh tế.