PGS.TS Phan Thanh Dẫn là một người thầy thuốc, nhà giáo, đảng viên mẫu mực với lối sống giản dị, khiêm nhường, say mê nghiên cứu khoa học.
Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Phan Thanh Dẫn nguyên là giảng viên, bác sĩ chuyên ngành về nhãn khoa nổi tiếng cả nước - là “cây đại thụ” ngành Nhãn khoa Việt Nam.
Tin liên quan |
![]() |
Ông sinh ngày 27/2/1933 tại làng Văn Lâm, xã Đức Lâm (nay là xã Lâm Trung Thuỷ), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, lại được nuôi dưỡng, giáo dục trong gia đình “trâm anh, khoa bảng” nên ông sớm nổi tiếng về con đường học hành.
Năm 1948, ông thi đậu vào Trường Trung học Phan Đình Phùng (lúc này là trường chuyên của tỉnh Hà Tĩnh) cùng với các bạn Phan Huy Lê, Đinh Ngọc Cử, Trần Biên Thuỳ, Nghiêm Trung, Nguyễn Phan Oánh, Hoàng Xuân Liễn,…
Năm 1951, ông tốt nghiệp cấp ba và thi đậu vào ngành Y. Năm 1953, ông tham gia cách mạng tại An toàn khu Tuyên Quang.
Trong quá trình hoạt động cách mạng tại đây, ông đã tham gia nhiều hoạt động như: tham gia đội nghiên cứu lưu động xuống các địa phương thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ điều tra vụ máy bay của địch rải vật lạ và côn trùng; tham gia phát động quần chúng giảm tô ở Phú Thọ; tham gia tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954,… Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1957.
![]() |
PGS. TS Phan Thanh Dẫn (1933-2016) |
Ông là tấm gương về sự tự học, tự nghiên cứu khoa học, thành thạo ba ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp; công tác và tham dự nhiều cuộc hội thảo, tập huấn tại nước ngoài như: chuyên gia Y tế Việt Nam tại Algérie (1964-1966), thực tập sinh tại Đức (1975-1976), thực tập sinh tại Pháp (1984-1985),…
Năm 1989, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Y khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội, ngành Y Dược với đề tài “Một số giải pháp để đẩy mạnh công tác chống mù loà do bệnh đục thể thuỷ tinh”.
Năm 1955-1956, ông phụ trách công tác “Phòng bệnh-phòng dịch”, phụ trách Đội chống dịch đậu mùa, chống dịch sốt rét tại Sở Y tế Hà Nội, làm Uỷ viên thư kí Ban Chấp hành Công đoàn Sở Y tế Hà Nội. Tháng 8/1956, ông làm Trưởng phòng Y tế Quận 6, Hà Nội.
Từ năm 1957, ông tiếp tục theo học tại Trường Đại học Y khoa Hà Nội chuyên ngành về “nhãn khoa”. Năm 1961, ông tốt nghiệp và trở thành cán bộ giảng dạy bộ môn “Mắt” của trường.
Năm 1984, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm bộ môn Mắt của Trường Đại học Y Hà Nội và được Nhà nước phong hàm Phó Giáo sư.
PGS.TS Phan Thanh Dẫn được biết đến là một trong những chuyên gia đầu ngành của nhãn khoa Việt Nam, là một người thầy giáo mẫu mực đào tạo hướng dẫn cho hàng trăm các bác sĩ nhãn khoa, trong đó có những người nổi tiếng trong ngành nhãn khoa trong và ngoài nước sau này.
Ông đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới áp dụng vào công tác khám, điều trị cho bệnh nhân về mắt.
Bên cạnh công tác nghiên cứu và giảng dạy, ông còn tham gia viết giáo trình, sách, tài liệu chuyên ngành về nhãn khoa; là tác giả, đồng tác giả của gần 70 đề tài nghiên cứu, thông tin khoa học đã được công bố bằng ba thứ tiếng: tiếng Việt, Pháp, Đức.
![]() |
Một trong những cuốn sách nổi tiếng của PGS.TS Phan Thanh Dẫn. |
Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách về nhãn khoa nổi tiếng của ông được giới y học đánh giá cao như: Nhãn khoa (viết chung, 1970 và 1972), Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt (chủ biên, 1973), Thực hành Nhãn khoa (chủ biên, 1981 và 1983), Tổng quan về ứng dụng lạnh đông trong nhãn khoa (1985), Bài giảng Mắt - Tai Mũi Họng (chủ biên, 1987), Vi phẫu thuật bán phần trước mắt và ứng dụng Lazer trong nhãn khoa (1987), Nhãn khoa giản yếu (tập 1, 2), Giác Mạc (Giải phẫu - Sinh lý - Miễn dịch - Phẫu thuật)…
Ông Phan Thanh Dẫn là một người thầy thuốc, thầy giáo, đảng viên mẫu mực.
Với lối sống giản dị, khiêm nhường, ham thích nghiên cứu khoa học, ông từng nói “chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm lãnh đạo, vì cảm thấy công việc quản lý rất phức tạp, rắc rối”.
Nhưng rồi bằng năng lực và uy tín của mình, ông được tín nhiệm bầu giữ các chức vụ: Trưởng phòng Y tế Quận 6 (Hà Nội), Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Y Hà Nội (1980-1983), Trưởng khoa Mắt của Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội (1984), Phó Chủ nhiệm Bộ môn Mắt của Trường Đại học Y Hà Nội, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhãn khoa Việt Nam.
Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp, bạn bè và học trò tin yêu và mến phục.
Tháng 12/1993, sau khi nghỉ hưu, ông được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý, tiêu biểu như: Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; Nhà giáo Ưu tú.
Cuộc đời và sự nghiệp của PGS.TS Phan Thanh Dẫn là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ noi theo; sống chân tình, nhân ái, bao dung, coi thường danh lợi, là người con hiếu thảo, người học trò nghĩa tình.
Chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương mong muốn các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ cùng quyết tâm học tập tốt, rèn luyện chăm, chuẩn bị cho mình hành trang tri thức vững vàng, kỹ năng toàn diện, luôn đoàn kết, yêu thương, sẻ chia và làm việc tốt mỗi ngày để trở thành những công dân số bản lĩnh, có ước mơ vươn lên... để chinh phục những đỉnh cao trong kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện các Nghị quyết về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại...
Do Huỳnh Hùng A, 17 tuổi, bị tố giác liên quan việc cố ý gây thương tích, cha cậu nhờ người đưa ví để con 'diễn' màn kịch nhặt được của đánh rơi, nhằm lập công giảm tội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can với 3 cán bộ của xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Các bị can gồm: Nguyễn Xuân Phiến, Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Phích, Phó Chủ tịch UBND xã; Trần Thị Thu Trang, cán bộ địa chính. Còn Nguyễn Văn Thăng, Trưởng cụm dân cư số 5 xã Tự Nhiên bị điều tra về hành vi môi giới hối lộ. Theo cơ quan điều tra, từ tháng 11/2024 đến nay, 3 bị can trên có...
Đêm 11-5, Nga đã phóng 108 drone vào Ukraine và tấn công cơ sở hạ tầng đường sắt khiến tài xế tàu chở hàng bị thương.
Trà Vinh - Hơn 150 cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN Long Đức được tuyên truyền về BHXH.
Quảng Trị - Lập lán và ăn ở giữa rừng Vĩnh Ô, vàng tặc được một số người dân được cho là 'chủ mỏ' cung cấp lương thực và các loại nhiên liệu để khai thác vàng trái phép.
Khu Di tích Lịch sử Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947) được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan với du khách trong ngoài nước.
Sáng 28/4, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng nhớ Người tại Nhà 67 trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.