Người dân quan tâm 'nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện'

10:00 21/02/2025

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Bản đồ: Trung tâm Thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

Cùng với đó, nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện).

Trao đổi với Tuổi Trẻ, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia đều cho rằng đây là thời điểm chín muồi để thực hiện việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh và bỏ cấp huyện. Tuy nhiên việc này cần có nghiên cứu, đánh giá toàn diện và làm từng bước, chặt chẽ, hiệu quả.

Việc sáp nhập tỉnh, theo tôi nghiên cứu nên chia theo vùng tương đồng về thổ nhưỡng, khí hậu, tiểu khí hậu, kinh tế. Việc chia theo vùng cũng giúp không cần phải có cơ chế liên kết vùng mà còn tạo sự quản lý dễ dàng.
Ông VŨ TRỌNG KIM (chủ tịch Trung ương Hội cựu Thanh niên xung phong Việt Nam)

Đại biểu Quốc hội VŨ TRỌNG KIM (chủ tịch Trung ương Hội cựu Thanh niên xung phong Việt Nam):

Nên nghiên cứu chia theo vùng

Người dân quan tâm 'nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện' - Ảnh 2.

Đến thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh và bỏ cấp huyện. Nếu bây giờ không làm thì sau này sẽ rất khó làm. Bởi hiện nay công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh, các điều kiện về hạ tầng, đường sá đã rất tốt.

Chưa kể, hiện nay vấn đề biên chế, chi ngân sách cho bộ máy của chúng ta quá lớn. Do vậy, trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang được tiến hành, cần nghiên cứu và thực hiện quyết liệt việc này.

Việc sáp nhập tỉnh, theo tôi nên chia theo vùng. Trong đó, có thể nghiên cứu chia theo 7 vùng, cùng với đó xác định giữ một số thành phố lớn - khu vực đặc biệt trực thuộc trung ương. Như vậy, chỉ hơn chục tỉnh, thành phố, khu vực đặc biệt là được.

Đồng thời, nếu làm như thế sẽ cần xây dựng bộ tiêu chí để thực hiện. Theo đó, không cần căn cứ quá nhiều vào diện tích, dân số mà căn cứ vào các yếu tố chính bên trong, tạo động lực phát triển để hình thành các vùng.

Thực tế, hiện nay vấn đề liên kết vùng của chúng ta làm chưa hiệu quả. Ví dụ, cầu Cát Lái nối kết TP.HCM và Đồng Nai được đưa ra từ nhiều năm nhưng đến nay chưa làm được. Phía tỉnh Đồng Nai rất muốn làm mà chưa làm được, trong khi sân bay Long Thành đang làm rồi. Khi phân theo vùng sẽ giải quyết được vấn đề này.

Hay như Tây Nguyên đi thẳng một đường là đến, đâu cần nhiều tỉnh như vậy. Nếu tính toán theo vùng sẽ giải quyết được bài toán liên kết vùng. Bản thân cấp ủy, chính quyền vùng phải tạo ra, phát huy được lợi thế của vùng về nông nghiệp, lâm nghiệp như thế nào và việc này cũng giúp không phải liên kết với ai cả, có thể phát huy ngay.

Với nghiên cứu sáp nhập cấp tỉnh cần nghiên cứu đưa ra các tiêu chí cụ thể. Trong đó, ngoài dân số, diện tích là cơ bản đầu tiên thì phải lưu ý yếu tố văn hóa, truyền thống...
TS NGUYỄN TIẾN DĨNH (nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ)
Đồ họa: TUẤN ANH

Đại biểu Quốc hội PHẠM VĂN HÒA (thành viên Ủy ban Pháp luật và Tư pháp):

Có thể đưa đơn vị cấp tỉnh về 40 hoặc dưới 40

Người dân quan tâm 'nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện' - Ảnh 4.

Thực tế nhiều quốc gia trên thế giới và ngay Trung Quốc, dù có diện tích, dân số lớn hơn rất nhiều nhưng số tỉnh của họ ít hơn chúng ta.

Vì thế có ý kiến rằng Việt Nam có 63 tỉnh, thành và số đơn vị cấp huyện nhiều nhất thế giới. Chính vì việc có quá nhiều đơn vị hành chính dẫn đến biên chế cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương quá cồng kềnh và chi ngân sách quá lớn.

Tôi cho rằng các cơ quan nên nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể để thực hiện, trong đó có thể xem xét, đánh giá xem các tỉnh có diện tích, dân số không đảm bảo, có những điểm tương đồng có thể sáp nhập với nhau để tạo nguồn lực, không gian mới cho phát triển. Việc quyết định cụ thể sẽ phải dựa trên nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các yếu tố, tiêu chí và do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Nhưng nên nghiên cứu để có thể đưa số đơn vị cấp tỉnh về mốc 40 hoặc dưới 40 tỉnh là phù hợp. Bởi thực tế hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là đường sá, đã phát triển mạnh, hệ thống thông tin liên lạc cũng đầy đủ, thông suốt, đảm bảo cho việc quản lý địa bàn rộng, dân số đông.

Đối với việc nghiên cứu bỏ cấp huyện thì đây là vấn đề liên quan mô hình chính quyền quốc gia 3 cấp hay 4 cấp. Như Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu ở thảo luận tổ trong kỳ họp Quốc hội, 80% các nước có mô hình chính quyền 3 cấp, tức là cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp xã.

Đây là vấn đề rất mới, sẽ có nhiều động chạm, nhất là liên quan con người, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá cụ thể để có phương án phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta đang tinh gọn bộ máy thì việc cắt giảm đơn vị trung gian như cấp huyện cũng là cần thiết.

Cùng với việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì cấp trung ương sẽ giao thẩm quyền mạnh hơn cho các tỉnh, thành, để thực hiện tốt nhất tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Ông PHẠM VĂN HÒA (thành viên Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Quốc hội)

TS NGUYỄN TIẾN DĨNH (nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ):

Nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh là tất yếu

Người dân quan tâm 'nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện' - Ảnh 5.

Đã có thời kỳ Việt Nam tiến hành sáp nhập các địa phương nhưng sau đó lại tách ra dẫn đến nhiều địa phương diện tích nhỏ, dân số ít. Tuy nhiên sau 7 năm thực hiện việc sắp xếp tổ chức, bộ máy theo nghị quyết 18, đến nay việc sắp xếp đơn vị hành chính mới chỉ thực hiện ở cấp xã, huyện, chưa xem xét đến cấp tỉnh.

Chủ trương nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh là tất yếu, bởi chúng ta đã phải làm trong cả hệ thống chính trị, tức theo các cấp hành chính. Trung ương đã làm rồi, ở bộ, ngành đang thực hiện và đã làm ở các thôn, tổ dân phố, xã, phường, quận, huyện thì tất yếu phải đến cấp tỉnh. Với các tiêu chí, thực tế có thể nghiên cứu giảm một nửa số tỉnh hiện nay.

Còn việc nghiên cứu bỏ cấp huyện tức là hướng sau này bộ máy hành chính có thể chỉ còn 3 cấp gồm trung ương, tỉnh, xã, bỏ cấp huyện. Đây là thông lệ của nhiều nước trên thế giới vì đa số họ chỉ có mô hình hành chính 3 cấp. Trong thực tiễn của Việt Nam nghiên cứu thấy cấp huyện là cấp trung gian và nếu tính về chức năng, nhiệm vụ, vai trò có hạn chế. Qua cấp huyện có 2 vấn đề đặt ra.

Thứ nhất là dễ có độ trễ, bởi phải bàn, ra văn bản rồi mới tổ chức thực hiện. Mà thực ra cấp này không làm khác gì được ngoài ý kiến chỉ đạo về ngân sách, chính sách đều do tỉnh quyết rồi.

Thứ hai, không chỉ có độ trễ mà nhiều khi còn là lực cản nữa vì trong quá trình thực hiện anh không triển khai hay triển khai không đúng thì có khi còn chậm trễ và là lực cản. Vì vậy bỏ cấp trung gian sẽ thông suốt luôn xuống dưới cấp xã.

Cũng cần nói thêm, nếu như trước kia chúng ta đặt ra các lộ trình, nhưng lần này thể hiện quyết tâm, là cuộc cách mạng chứ không còn là cuộc cải cách hay đổi mới nữa. Là cuộc cách mạng thì phải triệt để, quyết tâm bứt phá để vươn mình, vì vậy không còn lộ trình nữa mà là tiến độ làm, tiến độ công việc.

Ông NGUYỄN TÚC (ủy viên đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam):

Cần có nghiên cứu, thí điểm

Người dân quan tâm 'nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện' - Ảnh 6.

Chủ trương "vừa chạy vừa xếp hàng" nói lên tính cấp bách, nhanh, mạnh của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy lần này.

Tuy nhiên, để tránh những vấp váp đã gặp phải trong việc sáp nhập, tách tỉnh thời gian trước thì cố gắng cần có nghiên cứu, đánh giá, thí điểm. Đồng thời, cần tham khảo ý kiến nhân dân xem dân đồng thuận không vì dân là gốc, mọi việc làm về tinh gọn bộ máy, xây dựng pháp luật đều nhằm phục vụ người dân.

Về vấn đề nghiên cứu bỏ cấp huyện thì khi bầu Quốc hội thống nhất cả nước thì TP.HCM và các tỉnh phía Nam không có cấp quận mà chỉ có cấp thành phố, tỉnh xuống phường, xã.

Tuy nhiên Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thì có cấp huyện. Hồi đó mình đề nghị "hai cấp rưỡi" như quận Hai Bà Trưng hiện nay thì thành khu phố thôi. Bây giờ với đề xuất nghiên cứu bỏ cấp huyện cũng phải tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng, không duy ý chí được.

Nhưng với việc chi cho bộ máy rất lớn như hiện nay, đến 70% chi thường xuyên, thì việc có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, bỏ các cấp trung gian là rất cần thiết nhằm tạo động lực cho sự phát triển, tạo thông thoáng, giảm thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp phát triển.

Các tỉnh không đủ tiêu chuẩn đơn vị hành chính

1- Các tỉnh có dân số dưới mức quy định tối thiểu (cho một đơn vị hành chính cấp tỉnh là 900.000 người): Hòa Bình, Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Quảng Trị, Đắk Nông, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nam, Phú Yên, Hậu Giang và Lào Cai, Yên Bái.

2- Các tỉnh thành có diện tích dưới mức quy định tối thiểu (cho một đơn vị hành chính cấp tỉnh 5.000km2): Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

3- Các tỉnh thành không đáp ứng yêu cầu về số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc (từ 9 đơn vị trở lên): Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Quảng Bình, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long.

Có thể bạn quan tâm
Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh thuế với đất bỏ hoang

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh thuế với đất bỏ hoang

20:45 22/05/2025

Ông Nguyễn Quốc Hận, phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau, chỉ ra bất cập khi tồn tại lượng lớn diện tích đất hoang hóa tại các địa phương.

Sân bay Buôn Ma Thuột được quy hoạch đón 5 triệu khách/năm tới năm 2030

Sân bay Buôn Ma Thuột được quy hoạch đón 5 triệu khách/năm tới năm 2030

18:00 22/05/2025

Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được quy hoạch nâng công suất khai thác cho các giai đoạn tiếp theo sẽ là tiền đề để phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đắk Lắk.

Gần 1.700 chiến sĩ CSCĐ diễn tập bắn súng chống khủng bố và trấn áp tội phạm

Gần 1.700 chiến sĩ CSCĐ diễn tập bắn súng chống khủng bố và trấn áp tội phạm

18:00 22/05/2025

Sau 3 tháng huấn luyện, gần 1.700 chiến sĩ thuộc Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc đã luyện tập võ thuật, sử dụng súng và các vũ khí quân dụng sẵn sàng tham gia chống khủng bố, trấn áp tội phạm để bảo vệ sự yên bình cho Tổ quốc và nhân dân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam

07:45 22/05/2025

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai phối hợp Tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề 'Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt ở Việt Nam' tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

7 người bị lũ cuốn khi tắm suối

7 người bị lũ cuốn khi tắm suối

07:45 22/05/2025

Ngày 21/5, một nhóm gồm 7 thanh niên và học sinh đi tắm suối thì bất ngờ gặp lũ, người dân kịp thời cứu được 3 người.

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu Top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu Top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu

04:00 22/05/2025

Theo báo cáo công bố chính thức của tổ chức StartupBlink, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1 bậc để lên vị trí 110 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

00:00 22/05/2025

Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Đại học duy nhất ở Việt Nam có doanh thu khoa học công nghệ hơn 500 tỷ đồng

Đại học duy nhất ở Việt Nam có doanh thu khoa học công nghệ hơn 500 tỷ đồng

08:45 21/05/2025

Theo công bố mới nhất của Đại học Kinh tế TP.HCM, doanh thu nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ năm 2023-2024 đạt 526,6 tỷ. Số tiền này chiếm khoảng 30% doanh thu của trường. Năm 2023-2024, Đại học Kinh tế TP.HCM có doanh thu 1.721,4 tỷ đồng. Trong đó thu từ ngân sách là 7,3 tỷ đồng; từ học phí là 1.068,8 tỷ đồng, từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là 526,6 tỷ đồng; từ nguồn hợp pháp khác là 118,7 tỷ đồng. Đại học Kinh tế...

Nỗi lòng người phụ nữ bị anh tạt xăng đốt

Nỗi lòng người phụ nữ bị anh tạt xăng đốt

07:00 21/05/2025

Khóc nghẹn khi trình bày với tòa, bà Tám nói 'không một chút oán hận' anh trai dù bị tạt xăng đốt phải mang thương tật nặng, tha thiết xin giảm án cho bị cáo.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale