Theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, Thủ đô Hà Nội là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước (các vị trí tiếp theo là Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh). Vậy thực tế chi phí sinh hoạt tại Hà Nội đắt đỏ như thế nào?
Chị Bùi Thị Ngọc Ánh (26 tuổi) ngụ tại quận Hà Đông chia sẻ - so với quê nhà Hà Nam, giá cả ở thủ đô thực sự vô cùng đắt đỏ. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều được tính bằng tiền và chi phí cao gấp nhiều lần tỉnh nhà.
"Tôi thấy thuê nhà cửa là đắt đỏ nhất, mỗi tháng nếu ở riêng phải trả từ 3 - 5 triệu đồng. Kể cả bạn có mua nhà cũng là một con số khổng lồ ít người dám nghĩ đến. Tùy từng khu vực, giá nhà gấp từ 5 đến 10 lần so với ở quê, khu vực ngõ sâu rẻ nhất trong nội thành đã từ 80 triệu đồng/m2" - chị Ánh cho hay.
Bên cạnh đó, chị Ánh cũng nhận xét thực phẩm ở Hà Nội đắt gấp đôi ở quê. Một mớ rau muống ở quê chỉ có 3.000 đồng nhưng trên Hà Nội ít nhất 7.000 đồng. Đôi khi ở quê không bán hết người ta còn cho. Ngoài ra, theo chị, ở quê cũng dễ dàng trồng hoặc xin hàng xóm nên đỡ tốn kém hơn.
Chi phí ăn uống ngoài hàng thực sự là một khoản vô cùng “xót ví”. Một suất ăn trưa hiện tại có giá ít nhất từ 40.000 đến 50.000 đồng, ăn uống giao lưu chia đầu người bây giờ cũng hơn 200.000 đồng/người. Các khoản này mỗi tháng đã tiêu tốn của chị Ánh tối thiểu gần 3 triệu đồng.
Ngoài ra, theo chị Ánh, tại Hà Nội cũng có một số dịch vụ khác phải tính bằng tiền mà ở quê không có. Điển hình như phí trông, gửi xe, thấp nhất 3.000 đồng, tại một số khu vực như phố đi bộ vào ngày cuối tuần lên đến 20.000 đồng/xe.
Vì đã có con nhỏ nên gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Thư (26 tuổi) tại quận Hà Đông tốn kém hơn rất nhiều so với các cặp vợ chồng trẻ khác. Tổng thu nhập của hai vợ chồng khoảng 25 triệu đồng/tháng nhưng sau khi trừ các chi phí còn dư chưa đến 10 triệu đồng.
Mỗi tháng, tiền cho bé đi học trường mầm non tốn gần 3 triệu đồng. Đây mới là tiền đi học ở trường công lập, chưa kể tiền ăn uống, sữa bỉm ở nhà cho con gần 2 triệu đồng nữa.
Theo chị Thư, con số này gấp khoảng 3 lần so với những đứa trẻ khác đang theo học tại tỉnh nhà Nam Định. Do đó, hai vợ chồng chị chưa dám nghĩ đến việc cho con đi học trường tư thục và học thêm các kỹ năng quan trọng.
Chị Vũ Thị Thủy (21 tuổi) - sinh viên năm cuối Học viện Thanh Thiếu Niên (quận Đống Đa) cảm thấy vô cùng áp lực với chi phí sinh hoạt tại thủ đô. Mỗi tháng, sinh viên này tính nhẩm tiêu hết 3 đến 4 triệu đồng - gần bằng cả tháng lương của mẹ tại Nam Định.
Chị Thủy cho biết - chi phí thuê nhà ở thủ đô thực sự rất đắt đỏ khiến nữ sinh phải thuê phòng nhỏ đơn giản, ít tiện nghi hoặc ở ghép với bạn bè để tiết kiệm. Mỗi ngày 3 bữa ăn, nếu ăn dè sẻn cũng phải tốn 50.000 đồng trong khi ở quê chi phí chỉ bằng một nửa.
Cầm 50.000 đồng ra chợ, chị Thủy chỉ mua được nửa cân cà chua, 5 bìa đậu và 5 quả trứng vịt. Khi chị thắc mắc đắt gấp đôi ở quê thì được trả lời: "Hà Nội cái gì chả đắt đỏ, muốn mua rẻ thì về quê mà mua" khiến chị không khỏi chạnh lòng.
Giá điện nước sinh viên và người thuê trọ thường phải trả trung bình 4.000 đồng/số điện, 30.000 đồng/khối nước. Ngoài ra còn phải tốn thêm chi phí vệ sinh, điện thắp sáng ban công, tiền mạng internet, gửi xe khoảng 250.000 đồng/tháng.
"Khi muốn mua quần áo, sinh viên chúng tôi chỉ dám đến các chợ có niêm yết giá phù hợp để lựa chọn chứ rất ít khi vào shop. Muốn ăn uống, vui chơi đều phải tìm hiểu giá trên internet trước khi đến, luôn ưu tiên các quán vỉa hè, bình dân vì có giá phải chăng hơn để tiết kiệm chi phí" - chị Thủy tâm sự.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.