Mới đây, Iran thông báo, đại diện nước này đã có cuộc gặp với đại diện của Đức, Pháp và Anh để thảo luận về chương trình hạt nhân Tehran, đồng thời nêu rõ lập trường về cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ.
![]() |
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov gặp nhau tại Tehran ngày 25/2. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Nga) |
Hãng thông tấn AFP đưa tin, bên lề chuyến thăm của phái đoàn Iran tới Geneva (Thụy Sỹ) tham dự Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc (LHQ) và Khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền LHQ, đại diện Iran đã có cuộc gặp với đại diện từ 3 cường quốc châu Âu gồm Đức, Pháp và Anh (hay còn được gọi là nhóm “E3”) để thảo luận về chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Tin liên quan |
![]() |
Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề quốc tế của Iran Kazem Gharibabadi xác nhận về vòng đàm phán mới trong bài đăng trên X, theo đó, các bên đã có cuộc gặp mang tính xây dựng, trao đổi quan điểm về các vấn đề hạt nhân và dỡ bỏ lệnh trừng phạt, cũng như nhất trí tiếp tục đàm phán.
Vòng đàm phán với nhóm E3 diễn ra trong bối cảnh chương trình hạt nhân của Tehran trở thành tâm điểm mới sau khi ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng hồi tháng trước. Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã khôi phục chiến dịch "gây sức ép tối đa" lên Iran, bao gồm các động thái đưa xuất khẩu dầu của nước này về mức 0, tái áp dụng chính sách cứng rắn đối với Tehran đã được thực hiện trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Trong ngày 25/2, tại họp báo chung với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đang có chuyến thăm Tehran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã bác bỏ khả năng đàm phán trực tiếp với Mỹ về chương trình hạt nhân của Tehran nếu "chính sách gây áp lực tối đa vẫn tiếp tục được duy trì như hiện nay".
Ông Araqchi khẳng định: "Lập trường của Iran liên quan các cuộc đàm phán hạt nhân rất rõ ràng và chúng tôi sẽ không đàm phán dưới áp lực và lệnh trừng phạt".
Về phần mình, Ngoại trưởng Lavrov cho biết, Moscow tin chắc rằng các biện pháp ngoại giao vẫn khả thi nhằm giải quyết các vấn đề liên quan chương trình hạt nhân của Tehran.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.
Pakistan nói đã hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, trong đó có mẫu Rafale trị giá hơn 100 triệu USD, khi đối phó cuộc không kích của nước láng giềng.
Quân đội Israel tuyên bố đang triển khai lực lượng ở miền nam Syria nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số Druze sau các cuộc giao tranh gần đây.
Vatican sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y, quy trình có thể kéo dài nhiều ngày, để bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Francis trong tuần này.
Ngày 3/5, tại Công viên Trung tâm Hanazono, thành phố Higashi Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, lễ hội văn hóa 'Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp' đã chính thức khai mạc.
Trang Indonesiawindow ngày 30/4 đăng bài viết nhận định Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau dấu mốc lịch sử 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
5 tiêm kích KF-16 Hàn Quốc huấn luyện bắn đạn thật sáng 6/3, trong đó hai chiếc đầu tiên thả loạt bom nhầm vào khu dân cư ở tỉnh Gyeonggi.
Trung Quốc “trục xuất” tàu Nhật Bản, Israel không kích ồ ạt Lebanon, Mỹ đề xuất thỏa thuận ngừng bắn mới tại Gaza, EU giải ngân khoản vay mới cho Ukraine, Lực lượng đặc nhiệm Mỹ triển khai khắp Philippines… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Một vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy sáng 3/5 tại đền Lairai Devi thuộc làng Shirgao, bang Goa của Ấn Độ, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương.