Tổng thư ký NATO Rutte tuyên bố liên minh sẽ không bình thường hóa quan hệ với Nga sau khi chiến sự Ukraine kết thúc vì Moskva vẫn là "mối đe dọa".
"Điều đó sẽ không xảy ra. Sẽ mất hàng thập kỷ để chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Nga, vì hoàn toàn thiếu tin tưởng. Mối đe dọa từ Nga vẫn còn đó, ngay cả sau khi chiến sự kết thúc", Tổng thư ký NATO Mark Rutte nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại Warsaw ngày 26/3.
Theo ông, toàn bộ 32 quốc gia đồng minh trong NATO đều ở trên cùng một con thuyền, trong khi Nga vẫn là "mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của chúng ta".
"Với công nghệ tên lửa mới nhất từ Nga, cách biệt giữa một cuộc tấn công vào Warsaw hoặc một cuộc tấn công vào Madrid, Tây Ban Nha chỉ là 10 phút", ông nói thêm.
Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Tusk cho biết điều quan trọng là phải chuẩn bị cho bất kỳ kết quả nào từ các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga nhằm chấm dứt chiến sự Ukraine. Các thành viên NATO dọc theo sườn đông của liên minh, đặc biệt là Ba Lan và các quốc gia Baltic, lo ngại đàm phán có thể kết thúc bằng giải pháp có lợi cho Nga. Theo họ, kết quả như vậy sẽ giúp Tổng thống Nga Vladimir Putin xây dựng lại lực lượng và "đe dọa các quốc gia khác trong khu vực những năm tới".
Tổng thư ký Rutte khẳng định liên minh sẽ luôn sát cánh cùng Ba Lan hoặc bất kỳ nước thành viên nào.
"Nếu ai đó tính toán sai lầm và nghĩ có thể chẳng hề hấn gì khi tấn công Ba Lan hoặc bất kỳ đồng minh nào khác, họ sẽ phải đối mặt với toàn bộ sức mạnh của liên minh mạnh mẽ này. Phản ứng của chúng tôi sẽ rất tàn khốc. Tổng thống Nga Putin và những người khác muốn tấn công chúng tôi phải hiểu rõ điều này", ông Rutte nói.
Nga hiện chưa lên tiếng về những phát biểu của Tổng thư ký NATO.
Chuyến thăm Ba Lan của ông Rutte diễn ra khi Mỹ đang thúc đẩy chấm dứt chiến sự Ukraine bằng những cuộc đàm phán không có sự tham gia của đối tác châu Âu. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong cuộc họp gần đây với Rutte tại Nhà Trắng rằng ông không tin giải pháp hòa bình cho Ukraine sẽ dẫn đến việc Nga tấn công các quốc gia khác.
Huyền Lê (Theo Reuters, AP, AFP)
Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.
Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.
Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.
Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.
“Chúng tôi muốn xem xét loại hình dự án nào có thể cùng nhau thảo luận và triển khai. Đây là đề xuất từ phía Mỹ. Nga chưa bao giờ từ chối các sáng kiến hợp tác kinh tế hay giải quyết xung đột”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.
Quân đội Lebanon được cho là đã kiểm soát và phá dỡ hầu hết cơ sở quân sự của Hezbollah ở miền nam nước này, cho thấy lệnh ngừng bắn đang được thực thi.
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Tạ Văn Thông cho rằng, thông điệp quan trọng mà Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là yếu tố “con người” trong quá trình chuyển đổi xanh và bền vững, thể hiện sự tiếp cận thiết thực, hiệu quả của chủ nhà Việt Nam.
Ngày 7/3, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu Đại sứ Anh tại Tehran, ông Hugo Shorter liên quan đến lập trường chống Iran gần đây của các quan chức cấp cao nước này.