Nạn quấy rối tình dục trong quân đội Nhật

12:50 13/05/2024

Nhật Bản tăng cường kêu gọi phụ nữ nhập ngũ để bảo vệ tổ quốc, nhưng quân đội nước này lại chưa có biện pháp hiệu quả để bảo vệ các nữ quân nhân khỏi nạn quấy rối tình dục trong quân đội.

Các binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia buổi tập huấn phòng chống quấy rối tình dục tại căn cứ Asaka, thủ đô Tokyo ngày 16-4-2024 - Ảnh: REUTERS

Sau hàng loạt bê bối về quấy rối tình dục, số phụ nữ đăng ký gia nhập Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã giảm 12% vào tháng 3-2023, sau nhiều năm tăng trưởng ổn định.

Giải thích cho sự suy giảm trên, một số nạn nhân cho biết nguyên nhân có thể đến từ văn hóa quấy rối, khiến phụ nữ không muốn cống hiến trong quân đội.

Phụ nữ chỉ chiếm 9% số lượng quân nhân ở Nhật Bản, trong khi đó ở Mỹ - đồng minh an ninh quan trọng của Tokyo, tỉ lệ này cao gần gấp đôi với 17%.

Hãng tin Reuters dẫn lời hai quan chức không nêu tên thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết bất chấp những cam kết thực hiện các biện pháp ngăn chặn vấn nạn quấy rối từ 9 tháng trước, Bộ Quốc phòng hiện vẫn chưa có hành động cụ thể nào để nâng cao chất lượng các buổi tập huấn về phòng chống quấy rối tình dục.

Theo một báo cáo công bố hồi tháng 8-2023, hội đồng do Chính phủ Nhật Bản chỉ định cho hay quân đội đã triển khai các chương trình đào tạo về phòng chống quấy rối tình dục một cách qua loa và hời hợt. Đây là một trong nhiều yếu tố góp phần hình thành vấn nạn quấy rối trong tổ chức.

Trả lời phỏng vấn Hãng tin Reuters, một nạn nhân bị quấy rối tình dục chia sẻ cô cảm thấy các chương trình tập huấn phòng chống quấy rối mà cô từng tham gia trong 10 năm qua hầu như không giúp ích được gì.

  • Nữ quân nhân Ukraine có đồng phục mới sau thời gian mặc tạm của nam

  • Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc: Nữ quân nhân gìn giữ hòa bình là hình mẫu đặc biệt

“Thay vì đưa ra lý thuyết suông về quấy rối tình dục, các diễn giả có thể sử dụng những tài liệu thiết thực và mang tính ứng dụng hơn”, nữ quân nhân này nói thêm.

Trả lời các câu hỏi của Reuters, Bộ Quốc phòng Nhật Bản khẳng định hành vi quấy rối bị nghiêm cấm vì nó khiến các quân nhân mất đi sự tin tưởng lẫn nhau, từ đó làm suy yếu sức mạnh của quân đội Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng cho biết họ đã triển khai các chương trình đào tạo từ năm 2023, tổ chức các buổi hội thảo, đồng thời dự kiến mời nhiều chuyên gia để cải thiện chất lượng các buổi tập huấn.

Tuy nhiên Bộ Quốc phòng không trả lời câu hỏi về việc liệu tổ chức này có quyết tâm thực hiện các khuyến nghị và giải pháp được đưa ra trong hội thảo hay không.

Sau vụ cựu quân nhân Rina Gonoi bị tấn công tình dục vào năm 2022, Bộ Quốc phòng đã tiến hành điều tra trong cùng năm và phát hiện hơn 170 vụ quấy rối tình dục trong SDF.

Một số sĩ quan lo ngại việc tập trung quá nhiều vào một chủ đề nhạy cảm như quấy rối tình dục có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nội bộ và phát sinh các vấn đề trong việc giải quyết khiếu nại.

Chia sẻ về cách giải quyết tình trạng quấy rối tình dục, giáo sư luật Tadaki cho biết Nhật Bản có thể học hỏi từ quân đội các nước khác.

“Mỹ, Anh và Pháp ngăn chặn hành vi quấy rối từ trong gốc rễ. Cụ thể, các chương trình tập huấn phòng chống quấy rối tình dục tại các quốc gia này tập trung vào việc cải thiện môi trường và xây dựng văn hóa tổ chức nhiều hơn”, ông Tadaki lập luận.

Có thể bạn quan tâm
Israel chưa dám tiến xuống đường hầm dài 55m dưới bệnh viện Al Shifa

Israel chưa dám tiến xuống đường hầm dài 55m dưới bệnh viện Al Shifa

13:40 21/11/2023

Dù đã tìm thấy đường hầm dài 55m trong lòng Bệnh viện Al Shifa, quân đội Israel vẫn chưa dám tiến sâu dưới lòng đất để khám phá thêm.

Gabon: Đề xuất hỗ trợ quá trình chuyển giao trở lại chính quyền dân sự

Gabon: Đề xuất hỗ trợ quá trình chuyển giao trở lại chính quyền dân sự

19:20 07/09/2023

Liên hợp quốc đề xuất sẽ hỗ trợ Gabon trong quá trình chuyển giao quyền lực từ chính quyền quân sự sang dân sự ngay khi chính quyền của ông Oligui Nguema có hành động mới.

25 hải quân mạnh nhất thế giới: Đông Nam Á có 3 đại diện

25 hải quân mạnh nhất thế giới: Đông Nam Á có 3 đại diện

06:30 07/08/2023

Tổ chức Danh mục thế giới về tàu chiến hiện đại (WDMMW) công bố danh sách 25 nước có hải quân mạnh nhất thế giới, trong đó có 3 đại diện đến từ Đông Nam Á.

Tỉ lệ người Đức phản đối cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraina

Tỉ lệ người Đức phản đối cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraina

18:20 20/08/2023

Hơn 50% số người Đức được hỏi không muốn Đức cung cấp tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 cho Ukraina.

Ủy ban ASEAN tại Bangladesh nỗ lực vì mục tiêu hòa bình và thịnh vượng

Ủy ban ASEAN tại Bangladesh nỗ lực vì mục tiêu hòa bình và thịnh vượng

15:40 09/08/2023

Ủy ban ASEAN tại Bangladesh cam kết tiếp tục gắn kết với các đối tác và các bên liên quan ở Bangladesh, khu vực Nam Á nhằm theo đuổi việc hiện thực hóa các mục tiêu chung là hòa bình và thịnh vượng.

Bộ Y tế đề nghị bệnh viện cả nước rà soát, ngăn trục lợi từ thiện sau điều tra của Tuổi Trẻ

Bộ Y tế đề nghị bệnh viện cả nước rà soát, ngăn trục lợi từ thiện sau điều tra của Tuổi Trẻ

05:30 15/04/2023

Chiều 14-4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn đề nghị bệnh viện cảnh giác và rà soát các hoạt động kêu gọi gây quỹ từ thiện sau khi báo Tuổi Trẻ đăng phóng sự điều tra “Tiền của nhà hảo tâm rơi rụng dần”.

EU tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga

EU tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga

09:00 04/12/2023

EU cần nhiên liệu hạt nhân của Nga để duy trì một số lò phản ứng.

Chữa bệnh cho dân là danh dự của Quảng Ngãi chứ không phải riêng y tế

Chữa bệnh cho dân là danh dự của Quảng Ngãi chứ không phải riêng y tế

15:00 09/04/2023

Quảng Ngãi - Đó là quan điểm của ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ông Minh cho rằng người có điều kiện, thu nhập cao, muốn...

Cặp vợ chồng xây trang trại, dùng flycam để buôn bán ma túy

Cặp vợ chồng xây trang trại, dùng flycam để buôn bán ma túy

18:20 01/06/2024

Công an thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) đã bắt quả tang Đỗ Tá Vinh dùng thiết bị flycam để buôn bán ma túy.

Co loi xay ra
Co loi xay ra