Nam giới bị bạo lực gia đình tăng: Phụ nữ không còn dễ bị bắt nạt

07:10 03/06/2024
Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, trong 3.193 nạn nhân của bạo lực gia đình năm 2023, có 2.628 nữ và 565 nam.

Chính phủ đánh giá, so với năm 2022 số vụ và số nạn nhân của bạo lực gia đình đều giảm, tuy nhiên, tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình là nam giới có dấu hiệu tăng hơn so với năm trước.

Thành công về bình đẳng giới

TS, chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang nhìn nhận, thống kê về bạo lực gia đình cho thấy nam giới bị bạo lực gia tăng, phần nào thể hiện sự thành công về bình đẳng giới.

Vì vốn dĩ, đàn ông hay đàn bà đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, việc nhìn nhận đàn ông cũng có thể là nạn chân, người đàn ông được bảo vệ là một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền được bảo vệ.

Theo bà Giang, sự bình đẳng về mọi mặt của nam giới so với nữ giới thể hiện ở việc người đàn ông dần thoát khỏi khuôn mẫu, định kiến là "đàn bà chân yếu tay mềm", "phái yếu mới là phái bị bắt nạt".

"Hiện nay, nhiều người đàn ông dám đứng lên nhận mình là nạn nhân của bạo lực gia đình, cũng có khả năng bị tổn thương và cần bảo vệ. Theo tôi đây là sự tiến bộ của xã hội, sự bình đẳng của con người về quyền được bảo vệ và quyền được hạnh phúc", bà Hồ Lâm Giang khẳng định.

Ở chiều ngược lại theo hướng tích cực, bà Giang cho rằng, phụ nữ đang ngày càng tự chủ, mạnh mẽ.

"Khi vị thế về kinh tế, về quyền làm chủ của phụ nữ khác đi thì họ cũng ít ở trong vị trí của người dễ bị bắt nạt, thậm chí còn có thể ở vị thế là người có thể tấn công người khác", bà Giang nói.

TS Hồ Lâm Giang cho biết, người đàn ông trong gia đình luôn được đóng khung là trụ cột, phải mạnh mẽ để bảo vệ gia đình nên việc nhận mình là nạn nhân của bạo lực gia đình quả thật không dễ dàng.

Tuy nhiên, trong kho tàng dân gian Việt Nam không thiếu những hình ảnh ông chồng sợ vợ, bị vợ bắt nạt. Những mẩu chuyện này được lưu truyền phần nào thể hiện những chuyện "dễ đùa khó nói", những "ẩn ức" trong tâm thức của xã hội.

Bà nêu rõ, rất nhiều công trình nghiên cứu về vị thế người phụ nữ trong văn hoá Việt Nam cho thấy, dù có bị phủ một "lớp sơn" của tư tưởng Nho giáo vốn "trọng nam", nhưng với cái lõi của một xã hội "mẫu hệ", người phụ nữ Việt không có vị trí thấp như những nước khác trong khu vực.

"Người phụ nữ Việt vẫn được nhắc tới đầy quyền lực với vai trò "nội tướng", "lệnh ông không bằng cồng bà"…", bà Giang nói.

Cùng quan điểm, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) bày tỏ vui mừng khi báo cáo của Chính phủ chỉ rõ nạn nhân của bạo lực gia đình là nữ giới có chiều hướng giảm so với năm trước.

Ông Nam đánh giá việc phụ nữ chịu bạo lực gia đình giảm thể hiện công tác tuyên truyền, chính sách pháp luật về bảo vệ bà mẹ và trẻ em mang lại hiệu quả; nhận thức của người dân về bình đẳng giới cũng có chuyển biến rõ rệt.

Vị chuyên gia cũng cho rằng, vị thế của nữ giới trong xã hội được nâng lên, phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế và trở thành trụ cột kinh tế chính. Vì vậy, họ không còn muốn trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình nữa.

"Nếu bạo lực xảy ra, họ sẵn sàng chấp nhận làm mẹ đơn thân, đây không còn là điều cấm kị so với trước. Có thể những vụ bạo lực mới chớm thì phụ nữ đã quyết tâm lựa chọn kết thúc cuộc hôn nhân nên nhiều vụ bạo lực không có hậu quả nặng nề nên không được ghi nhận", ông Nam nhận định.

Đàn ông phải tự cởi bỏ định kiến về phái mạnh

PGS.TS. Trần Thành Nam cho biết, năm 2023, nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu vẫn là nữ giới chiếm 82,3% so với 17,7% nạn nhân là nam giới.

Tuy tỷ lệ nam giới vẫn là con số rất nhỏ nhưng theo ông Nam, không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua.

"Phụ nữ thường bị bạo hành cả tinh thần và thể chất, trong khi nam giới bị bạo hành tinh thần nhiều hơn. Một người đàn ông cảm thấy mình bị tổn hại về thể chất, tinh thần do những hành vi, thái độ và lời nói mà người khác gây ra thì được gọi là nạn nhân của bạo lực", ông Nam nói.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục phân tích, một số phụ nữ đẩy chồng vào tình thế chỉ biết phục tùng, thụ động, "chỉ đâu đánh đấy", thậm chí chẳng dám có ý kiến gì trong gia đình. Số khác thì coi chồng như của riêng mình, ngăn cấm mọi giao tiếp, quan hệ của chồng với bạn bè, đồng nghiệp.

Ông Nam cũng nêu một số trường hợp đến quấy rối tại công ty của chồng hoặc thưa kiện làm mất danh dự của chồng. Có bà vợ còn dùng "chiêu" doạ ly dị, giành quyền nuôi con để gây áp lực với chồng hoặc khủng bố tinh thần bằng cách đập phá đồ đạc, dọa tự tử.

"Ngoài lý do thiếu kiến thức về bạo lực trên cơ sở giới thì khuôn mẫu, định kiến về tính cách, vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình hay xã hội cũng là một nguyên nhân của việc nam giới là nạn nhân nhưng không nêu lên tình trạng của mình", ông Nam nêu thực tế.

Trong khi đó, TS Hồ Lâm Giang cho rằng, khi truyền thông đưa tin người phụ nữ bị bạo lực gia đình thì người chồng sẽ bị chỉ trích, lên án.

Tuy nhiên, khi đàn ông được công khai là nạn nhân của bạo lực, sẽ đi ngược định kiến và khuôn mẫu giới, người ta cảm thông với người chồng một phần, nhưng sẽ có nhiều ý kiến cho rằng anh ta hèn, yếu đuối, không xứng mặt đàn ông.

Nam giới bị bạo lực gia đình không nhiều bằng nạn nhân là nữ, song nó phản ánh một điều rằng nữ giới không phải lúc nào cũng là phái yếu.

TS Hồ Lâm Giang

Theo bà Giang, do nhận thức chưa đầy đủ về bạo lực gia đình, người đàn ông không biết rằng mình có nguy cơ bị bạo lực gia đình, thậm chí đang chịu bạo lực gia đình. Nhưng có trường hợp, kể cả khi nhận thức được mình là nạn nhân của bạo lực gia đình, cũng đành câm nín, chấp nhận chịu đựng trong một thời gian dài, vì muốn giữ thể hiện.

"Đàn ông Việt chịu ảnh hưởng của những quan niệm truyền thống sẽ nghĩ rằng mình là phái mạnh phải là trụ cột, phải là người quan trọng nhất quyết định mọi việc... Những áp lực đó cần chính đàn ông phải cởi bỏ cho mình", TS Giang nói.

Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang nhấn mạnh, bình đẳng giới không phải lúc nào cũng là những phong trào hành động thiên về phụ nữ. Chính những người đàn ông cũng cần được chia sẻ, được lắng nghe, được thấu hiểu, bởi họ nhiều lúc cũng là nạn nhân chứ không phải lúc nào cũng đóng vai là thủ phạm.

Có thể bạn quan tâm
Nhóm cán bộ CDC Thừa Thiên-Huế chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng phí tiêm chủng vắc xin

Nhóm cán bộ CDC Thừa Thiên-Huế chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng phí tiêm chủng vắc xin

16:50 22/06/2024

Các đối tượng Nguyễn Hoàng Đức - nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên-Huế (CDC TT-Huế) cùng hai cựu cán bộ, nhân viên cơ quan này vừa bị lực lượng công an khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.

Tạm giữ tài xế gây tai nạn khiến hai học sinh thương vong

Tạm giữ tài xế gây tai nạn khiến hai học sinh thương vong

14:00 14/03/2023

Sau khi gây tai nạn khiến 2 học sinh thương vong, tài xế xe tải liên quan rời khỏi hiện trường. Công an huyện Krông Búk (Đắk Lắk) đã truy tìm, hiện đang tạm giữ hình sự tài xế.

Lại phát hiện công trình xây dựng trái phép trên núi Điện Tiên, Phú Quốc

Lại phát hiện công trình xây dựng trái phép trên núi Điện Tiên, Phú Quốc

18:20 06/03/2024

Nhiều người dân bức xúc khi phát hiện công trình giống nhà ở ngang nhiên ‘mọc’ trên đỉnh núi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc.

Cháy nhà phố cổ Hà Nội, 4 người cùng gia đình tử vong

Cháy nhà phố cổ Hà Nội, 4 người cùng gia đình tử vong

08:50 15/01/2024

Vụ cháy nhà xảy ra vào gần 5h ngày 15/1, tại số 4 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhận được tin báo, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Ba Đình cử lực lượng chi viện cho Công an quận Hoàn Kiếm, phối hợp chữa cháy. Hiện trường vụ cháy là ngôi nhà cao 4 tầng, kinh doanh hoa tươi và hoa lụa. Vụ hoả hoạn khiến 4 người trong gia đình tử vong. Lực lượng chức năng đưa thi thể 4 nạn nhân xuống bàn giao cho cơ sở y tế....

Vụ chế tạo, tàng trữ vũ khí quân dụng ở Kiên Giang: Khởi tố 17 bị can

Vụ chế tạo, tàng trữ vũ khí quân dụng ở Kiên Giang: Khởi tố 17 bị can

20:00 10/03/2023

Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố 17 bị can, thu giữ 12 khẩu súng chế tạo thủ công, 46 khẩu súng là công cụ hỗ trợ; 302 khẩu súng là đồ chơi nguy hiểm; 51 viên đạn quân dụng...

Xử phạt thủy điện Đak Robaye vi phạm trong quá trình xây dựng

Xử phạt thủy điện Đak Robaye vi phạm trong quá trình xây dựng

09:00 02/11/2023

Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thủy điện Đak Robaye là 147,5 triệu đồng do có nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện dự án thủy điện Đak Robaye. Kiến ThứcThủy điện Đăk Robaye đang trong quá trình xây dựng Ảnh: VP1 Lý do xử phạt do việc lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực khi tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình; không gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc gửi báo cáo...

Đối tượng giết người ở Lai Châu bị bắt sau nhiều giờ lẩn trốn trên đồi cây

Đối tượng giết người ở Lai Châu bị bắt sau nhiều giờ lẩn trốn trên đồi cây

06:40 07/03/2024

Tối 6/3, đối tượng Lò Văn Xươm - nghi phạm giết người trong vụ án giết người xảy ra tối 5/3 tại khu vực bản Nà Ban, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã bị lực lượng chức năng bắt giữ sau nhiều giờ lẩn trốn trên đồi cây.

Khoảng thời gian vàng cứu sống nạn nhân động đất Nhật Bản đang cạn dần

Khoảng thời gian vàng cứu sống nạn nhân động đất Nhật Bản đang cạn dần

20:50 04/01/2024

Trong động đất ở Nhật Bản , số người chết đã tăng lên 78. Thời gian trong 72 giờ sống còn để tìm kiếm những người sống sót sau thảm...

Khởi tố người khống chế cháu bé 4 tuổi để đòi nợ 11 gói thầu

Khởi tố người khống chế cháu bé 4 tuổi để đòi nợ 11 gói thầu

20:00 19/03/2023

Liên quan vụ người đàn ông dùng xăng khống chế bé trai 4 tuổi để đòi nợ, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can để tiếp tục điều tra, xử lý.

Co loi xay ra
Co loi xay ra