Mỹ nêu lý do bác nghị quyết chỉ trích Nga tại Đại hội đồng LHQ

02:00 26/02/2025

Phía Mỹ cho rằng nghị quyết chỉ trích Nga tại Đại hội đồng LHQ sẽ "đi vào vết xe đổ" và không thể chấm dứt chiến sự ở Ukraine, nên đã bỏ phiếu chống.

Trong phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York ngày 24/2, nhân dịp tròn ba năm chiến sự Ukraine - Nga nổ ra, Mỹ đã bỏ phiếu chống đối với dự thảo nghị quyết "Thúc đẩy hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài" do Ukraine và nhóm đồng minh châu Âu đệ trình.

Nghị quyết dài ba trang, trong đó có nội dung cáo buộc Nga châm ngòi "chiến tranh tổng lực" chống lại Ukraine, "để lại những hậu quả thảm khốc và lâu dài không chỉ đối với Ukraine, mà còn nhiều khu vực và ổn định toàn cầu", đồng thời yêu cầu Moskva rút quân ngay lập tức.

Phát biểu tại Đại hội đồng, Đại sứ Mỹ Dorothy Shea, trưởng phái đoàn thường trực Mỹ tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, lập luận rằng dự thảo từ Ukraine và các nước châu Âu không khác gì so với những nghị quyết "suốt 11 năm qua", kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine vào năm 2014.

Những nghị quyết này đều kêu gọi Nga rút lực lượng khỏi lãnh thổ Ukraine và luôn có cùng kết quả "thất bại trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh".

"Cuộc chiến này đã kéo dài quá lâu, dẫn đến những hậu quả quá thảm khốc đối với người dân ở Ukraine, ở Nga và xa hơn nữa. Nhiều thế hệ người Ukraine và người Nga đã chết vô ích, trong khi cuộc chiến kéo cả thế giới đến gần hơn với đối đầu hạt nhân. Cuộc chiến càng kéo dài, hai nước càng khốn khổ. Chiến tranh phải kết thúc ngay lập tức", Đại sứ Shea nhấn mạnh.

Trưởng phái đoàn Mỹ kêu gọi các nước thành viên Đại hội đồng nhớ lại mục tiêu và nguyên tắc trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, với trụ cột là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế thông qua giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình.

Bà kêu gọi các nước ủng hộ dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất, có tiêu đề "Con đường đến hòa bình". Dự thảo này không có nội dung chỉ trích Nga và được soạn thảo ngắn gọn bày tỏ đau xót về thương vong trong "xung đột Nga - Ukraine", tái khẳng định mục tiêu cơ bản của Liên Hợp Quốc là hòa bình và ủng hộ nhanh chóng chấm dứt xung đột để mở ra hòa bình lâu dài Ukraine - Nga.

"Cần một tuyên bố đơn giản nhưng mang ý nghĩa lịch sử từ Đại hội đồng, hướng đến tương lai chứ không nhìn về quá khứ. Nghị quyết phải tập trung vào một ý tưởng duy nhất, đơn giản: Kết thúc chiến tranh. Đây là con đường khả thi để đi đến hòa bình", Đại sứ Shea lý giải quyết định phản đối nghị quyết từ phái đoàn Ukraine, cho rằng dự thảo đó không phải "thông điệp mạnh mẽ cam kết chấm dứt cuộc chiến và hướng đến hòa bình lâu dài".

Dù vấp phải sự phản đối của Mỹ, dự thảo do Ukraine và châu Âu đệ trình vẫn được thông qua với 93 phiếu thuận, 18 phiếu chống và 65 phiếu trắng.

Khi thảo luận về dự thảo "Con đường đến hòa bình" của Mỹ, phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) đề nghị một số điều chỉnh, trong đó mô tả "xung đột Nga - Ukraine" thành "cuộc tấn công tổng lực của Nga vào Ukraine", bổ sung kêu gọi toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine và ủng hộ hòa bình "theo tinh thần Hiến chương Liên Hợp Quốc".

Phái đoàn Nga cũng đề nghị điều chỉnh dự thảo của Mỹ, bổ sung yêu cầu "giải quyết những nguyên nhân gốc rễ" trong xung đột Nga - Ukraine.

Đại sứ Shea chỉ trích những nỗ lực điều chỉnh dự thảo từ EU và Nga là "đấu khẩu thay vì tìm cách chấm dứt cuộc chiến", cố gắng bẻ lái nghị quyết của Mỹ chệch khỏi mục tiêu tìm kiếm đồng thuận quốc tế về chấm dứt xung đột.

"Toàn thể thành viên Đại hội đồng cần nhớ rằng nghị quyết của Mỹ không đồng nghĩa một thỏa thuận hòa bình. Đây con đường đến hòa bình", bà Shea nhấn mạnh, trước khi bỏ phiếu trắng cho chính dự thảo mà mình đệ trình vì nội dung của nó đã bị chỉnh sửa. "Cả hai đề xuất điều chỉnh, lẫn nghị quyết mà Ukraine đưa ra, sẽ không chấm dứt giết chóc. Liên Hợp Quốc phải chấm dứt cảnh giết chóc".

Dự thảo nghị quyết sửa đổi của Mỹ cuối cùng được thông qua tại Đại hội đồng, với 93 phiếu ủng hộ, nhưng không có phiếu của Mỹ.

Phái đoàn Mỹ sau đó đưa dự thảo gốc ra bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cơ quan gồm 15 thành viên, trong đó Mỹ là một trong 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết. Dự thảo được thông qua với 10 phiếu thuận, Pháp, Anh, Đan Mạch, Hy Lạp và Slovenia bỏ phiếu trắng.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 25/2 ca ngợi Washington đã thể hiện "lập trường cân bằng" tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

"Chúng tôi nhận thấy Mỹ chọn lập trường cân bằng hơn rất nhiều, tiếp sức đáng kể cho nỗ lực giải quyết xung đột Ukraine. Chúng tôi hoan nghênh động thái đó. Nga tin rằng cách tiếp cận này cho thấy cam kết chân thành trong đóng góp tìm kiếm giải pháp", ông nói trong cuộc họp báo thường kỳ tại Moskva.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có tin tưởng Mỹ hay không, ông Peskov nhấn mạnh Moskva "chỉ tin vào chính mình" và con đường khôi phục niềm tin giữa hai phía vẫn còn dài.

"Hai nước cần tiến thêm nhiều bước nữa để xây dựng và khôi phục niềm tin. Bốn năm qua, niềm tin đã sụt giảm và bị hủy hoại rất nhiều. Không thể nào xây dựng lại tất cả trong tích tắc. Chúng ta còn nhiều việc cần làm", ông nói.

Thanh Danh (UN News, TASS, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Tình hình Syria: Bạo lực tái bùng phát dữ dội, hơn 1.000 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh

Tình hình Syria: Bạo lực tái bùng phát dữ dội, hơn 1.000 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh

02:00 18/04/2025

Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia

22:00 17/04/2025

Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.

Bệnh viện Nhật lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Bệnh viện Nhật lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

19:45 17/04/2025

Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.

'Cung đường chết' với lực lượng Ukraine ở tỉnh Kursk

'Cung đường chết' với lực lượng Ukraine ở tỉnh Kursk

17:00 15/04/2025

Các binh sĩ Ukraine ví cao tốc R200 từ tỉnh Kursk về Sumy như 'cung đường chết', khi drone Nga tấn công và phá hủy mọi khí tài trên đường.

Thổ Nhĩ Kỳ 'đối đầu' Israel tại Syria, Ankara lên tiếng không muốn mạo hiểm xung đột

Thổ Nhĩ Kỳ 'đối đầu' Israel tại Syria, Ankara lên tiếng không muốn mạo hiểm xung đột

20:45 13/04/2025

Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.

Nga xem xét loại hình hợp tác theo đề xuất của Mỹ, cùng một nước châu Âu bàn kế hoạch thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Nga xem xét loại hình hợp tác theo đề xuất của Mỹ, cùng một nước châu Âu bàn kế hoạch thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Ukraine

20:45 13/04/2025

“Chúng tôi muốn xem xét loại hình dự án nào có thể cùng nhau thảo luận và triển khai. Đây là đề xuất từ phía Mỹ. Nga chưa bao giờ từ chối các sáng kiến hợp tác kinh tế hay giải quyết xung đột”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.

Quân đội Lebanon 'tiếp quản hầu hết cơ sở của Hezbollah'

Quân đội Lebanon 'tiếp quản hầu hết cơ sở của Hezbollah'

18:45 13/04/2025

Quân đội Lebanon được cho là đã kiểm soát và phá dỡ hầu hết cơ sở quân sự của Hezbollah ở miền nam nước này, cho thấy lệnh ngừng bắn đang được thực thi.

Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: Câu chuyện Việt Nam muốn kể với bạn bè quốc tế

Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: Câu chuyện Việt Nam muốn kể với bạn bè quốc tế

16:00 13/04/2025

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Tạ Văn Thông cho rằng, thông điệp quan trọng mà Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là yếu tố “con người” trong quá trình chuyển đổi xanh và bền vững, thể hiện sự tiếp cận thiết thực, hiệu quả của chủ nhà Việt Nam.

Iran triệu Đại sứ Anh để phản đối cách tiếp cận 'thiếu tính xây dựng' của London

Iran triệu Đại sứ Anh để phản đối cách tiếp cận 'thiếu tính xây dựng' của London

06:46 11/04/2025

Ngày 7/3, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu Đại sứ Anh tại Tehran, ông Hugo Shorter liên quan đến lập trường chống Iran gần đây của các quan chức cấp cao nước này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học