Ngày 24/2 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua một nghị quyết kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Ukraine.
![]() |
Ngày 24/2, HĐBA LHQ bỏ phiếu thông qua nghị quyết về xung đột Ukraine. (Nguồn: UN) |
Hãng tin Reuters cho hay, HĐBA đã thông qua nghị quyết nói trên với 10 phiếu thuận, không có phiếu chống và 5 phiếu trắng (trong đó có các lá phiếu của hai ủy viên thường trực Anh và Pháp).
Tin liên quan |
![]() |
Nghị quyết do Mỹ dự thảo được cơ quan quyền lực nhất LHQ thông qua mà không có nội dung đề cập các hành động mà nhiều nước phương Tây cáo buộc là gây hấn của Nga, qua đó thể hiện sự thay đổi trong lập trường lâu nay của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh đối với cuộc xung đột này, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh các nỗ lực trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Dorothy Shea đã ca ngợi động thái trên, cho biết: "Chúng tôi tự hào rằng HĐBA vừa thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt lịch sử về Ukraine, thỏa thuận đầu tiên như vậy trong 3 năm qua".
Ông kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ khác cùng Mỹ thúc đẩy một nền hòa bình bền vững, mang lại ổn định cho châu Âu và ngăn chặn các hành động gây hấn".
Trước đó cùng ngày, Đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Nga rút toàn bộ binh sĩ khỏi Ukraine. Bản dự thảo nghị quyết do Liên minh châu Âu (EU) bảo trợ nhận được 93 phiếu thuận, 18 phiếu chống và 65 phiếu trắng, theo đó kêu gọi thiết lập một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững tại Ukraine.
Nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc pháp lý, song việc số phiếu ủng hộ thấp hơn các nghị quyết trước đây cho thấy sự thay đổi quan điểm của nhiều nước thành viên LHQ và cộng đồng quốc tế đối với cuộc xung đột ở Ukraine. Đáng chú ý, Mỹ là một trong những nước bỏ phiếu chống đối với nghị quyết này.
Phát biểu nhân sự kiện này, Tổng thư ký LHQ António Guterres một lần nữa tái khẳng định sự cấp thiết phải xây dựng một nền hòa bình công bằng, bền vững và toàn diện, đảm bảo tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine với các đường biên giới được cộng đồng quốc tế công nhận, phù hợp với Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ.
Tổng thư ký LHQ hoan nghênh mọi nỗ lực hướng tới mục tiêu này, đồng thời nhấn mạnh LHQ sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến một cách hiệu quả.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.
Pakistan nói đã hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, trong đó có mẫu Rafale trị giá hơn 100 triệu USD, khi đối phó cuộc không kích của nước láng giềng.
Quân đội Israel tuyên bố đang triển khai lực lượng ở miền nam Syria nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số Druze sau các cuộc giao tranh gần đây.
Vatican sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y, quy trình có thể kéo dài nhiều ngày, để bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Francis trong tuần này.
Ngày 3/5, tại Công viên Trung tâm Hanazono, thành phố Higashi Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, lễ hội văn hóa 'Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp' đã chính thức khai mạc.
Trang Indonesiawindow ngày 30/4 đăng bài viết nhận định Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau dấu mốc lịch sử 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
5 tiêm kích KF-16 Hàn Quốc huấn luyện bắn đạn thật sáng 6/3, trong đó hai chiếc đầu tiên thả loạt bom nhầm vào khu dân cư ở tỉnh Gyeonggi.
Trung Quốc “trục xuất” tàu Nhật Bản, Israel không kích ồ ạt Lebanon, Mỹ đề xuất thỏa thuận ngừng bắn mới tại Gaza, EU giải ngân khoản vay mới cho Ukraine, Lực lượng đặc nhiệm Mỹ triển khai khắp Philippines… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Một vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy sáng 3/5 tại đền Lairai Devi thuộc làng Shirgao, bang Goa của Ấn Độ, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương.