Mực bạch tuộc tấn công camera dưới biển sâu

19:50 01/06/2024

Cuộc tấn công bất ngờ của mực bạch tuộc với camera dưới nước hé lộ cách chúng sử dụng cơ quan phát quang sinh học cực lớn để bắt mồi.

Một trong những loài mực hiếm thấy nhất thế giới phát quang sinh học chói mắt khi tấn công camera dưới nước ở vùng biển sâu. Nhóm nghiên cứu đến từ Hiệp hội Minderoo và Trung tâm nghiên cứu biển sâu thuộc Đại học Western Australia (UWA) ghi hình cuộc đụng độ ở độ sâu 1.000 m bên dưới bề mặt Thái Bình Dương, sử dụng camera gắn mồi nhử thả trôi tự do xuống vùng biển gần eo biển Samoa, khu vực nước sâu chảy qua phía bắc Samoa, Live Science hôm 30/5 đưa tin.

Nhóm chuyên gia phát hiện con mực trong khi sử dụng tàu nghiên cứu để ghi lại sự đa dạng của vùng biển khơi tăm tối. Con vật trong video là mực bạch tuộc Dana (Taningia danae), thành viên trong họ Octopoteuthidae chuyên ăn cá biển, giác xác và nhiều loài mực khác. Những loài mực trong họ Octopoteuthidae có 8 cánh tay, đó là lý do chúng được gọi là mực bạch tuộc. Khi còn nhỏ, chúng có hai xúc tu dài nhưng sẽ mất đi khi trưởng thành.

Cá thể thuộc loài mực bạch tuộc Dana nổi tiếng với kích thước to lớn. Cá thể dài nhất từng được ghi nhận là một con cái 2,3 mét, theo nghiên cứu năm 2003. Con mực trong video mới dài khoảng 75 cm, theo thông báo của UWA. Nó xuất hiện đột ngột từ bóng tối và lao vọt tới camera, dùng cánh tay trùm lên thiết bị rồi bỏ đi nhanh chóng. Ngay trước khi bám vào camera, con mực sử dụng cặp cơ quan phát sáng gọi là thể phát quang, ở đầu hai cánh tay.

Thể phát quang của mực bạch tuộc Dana phát ra ánh sáng do phản ứng hóa học. Đây là cơ quan phát quang lớn nhất trong vương quốc động vật nhưng giới khoa học hiếm khi chứng kiến loài mực này sử dụng ánh sáng sinh học khi hành động, theo Heather Stewart, nhà địa chất học hải dương ở UWA. Các nhà nghiên cứu tin rằng thể phát quang của mực giúp làm tê liệt con mồi trong vùng nước tối dưới biển sâu, đồng thời giao tiếp với đồng loại. Những con mực này có thể thay đổi kiểu nhấp nháy bằng cách điều khiển màng giống mí mắt che phủ cơ quang phát sáng.

Stewart giải thích con mực trong video tấn công camera vì tưởng rằng đó là con mồi và tìm cách khiến con mồi hoảng sợ bằng ánh sáng phát quang sinh học của nó. Nhìn chung, giới nghiên cứu biết rất ít về hành vi của mực bạch tuộc Dana do hiếm khi bắt gặp cá thể sống. Nhiều ghi chép về loài vật đến từ mẫu vật mắc cạn, đánh bắt nhầm hoặc lấy từ dạ dày cá voi, theo Jamieson, giám đốc Trung tâm nghiên cứu biển sâu của UWA. Cá thể sống đầu tiên được phát hiện cách đây 19 năm bởi các nhà nghiên cứu sử dụng hệ thống camera tương tự.

An Khang (Theo Live Science)

Đọc bài gốc tại đây.

Có thể bạn quan tâm
Chở người say rượu bằng xe máy cũng có thể bị phạt

Chở người say rượu bằng xe máy cũng có thể bị phạt

20:30 05/05/2023

Không phải cứ say rượu lái xe mới nguy hiểm. Đôi khi, tài xế tỉnh táo dùng xe máy chở người say cũng vậy.

Những người thả tôm, ghẹ về biển

Những người thả tôm, ghẹ về biển

08:10 22/02/2024

Ôm lồng ghẹ hơn 200 con đang mang trứng, Lê Chiến, 40 tuổi, lặn xuống thật sâu thả chúng về với biển để tiếp tục công việc sinh sản.

Nhóm công tác ASEAN họp bàn về Sở hữu Trí tuệ tại Indonesia

Nhóm công tác ASEAN họp bàn về Sở hữu Trí tuệ tại Indonesia

07:40 08/11/2023

Cục trưởng Sở hữu Trí tuệ Indonesia khẳng định sẽ hỗ trợ tất cả các chương trình đã được nhất trí trong khuôn khổ Kế hoạch hành động về quyền Sở hữu Trí tuệ (IPR) ASEAN giai đoạn 2016-2025.

Cảnh giác bẫy lừa từ các kênh thông tin mạo danh Bộ Giáo dục-Đào tạo

Cảnh giác bẫy lừa từ các kênh thông tin mạo danh Bộ Giáo dục-Đào tạo

13:30 07/07/2023

Hiện nay xuất hiện nhiều vụ việc, trường hợp mạo danh, lập các kênh thông tin giả mạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến tuyển sinh, hạ điểm chuẩn... người dân cần hết sức cảnh giác.

Phát hiện tượng chiến binh Maya đội rắn trên đầu

Phát hiện tượng chiến binh Maya đội rắn trên đầu

15:50 14/11/2023

Trong quá trình khảo sát cho tuyến đường sắt mới, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bức tượng chiến binh Maya đội một con rắn trên đầu.

Phát hiện virus gây bệnh bại liệt trong mẫu xét nghiệm môi trường

Phát hiện virus gây bệnh bại liệt trong mẫu xét nghiệm môi trường

19:30 09/06/2023

Bộ trưởng Y tế Pakistan nhấn mạnh việc phát hiện virus trong môi trường cho thấy Pakistan duy trì chuẩn mực cao nhất về giám sát bại liệt, tuy nhiên trẻ em vẫn có nguy cơ nhiễm virus bại liệt.

Kỳ quan đập nước sụp đổ khiến thành phố cổ diệt vong

Kỳ quan đập nước sụp đổ khiến thành phố cổ diệt vong

00:50 07/02/2024

Đập Marib, xây từ 3.700 năm trước, là một trong những đập nước lớn nhất thời đó và giúp thành phố Marib phát triển thịnh vượng.

Phi hành gia Nga lập kỷ lục sống lâu nhất ngoài vũ trụ

Phi hành gia Nga lập kỷ lục sống lâu nhất ngoài vũ trụ

12:40 05/02/2024

15h30 ngày 4/2 (giờ Hà Nội), phi hành gia Oleg Kononenko phá kỷ lục thế giới về thời gian sống ngoài vũ trụ, đạt hơn 878 ngày (gần 2,5 năm).

Ngôi nhà cổ xây dựng hơn 100 năm trên đầm lầy nhưng không hề bị sụt lún

Ngôi nhà cổ xây dựng hơn 100 năm trên đầm lầy nhưng không hề bị sụt lún

18:40 15/06/2023

Nếu có dịp đi du lịch và thám hiểm trong khu rừng ở huyện Vĩnh An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, chỉ cần đi chừng 100km bạn sẽ thấy có khu nhà cổ bí ẩn tồn tại hơn 100 năm, được người dân gọi là nhà cổ An Trinh. Theo sử sách để lại, đây là kiểu nhà cỡ lớn hiếm thấy ở Phúc Kiến, từng là nơi sinh sống của gia tộc họ Trì, được xây dựng trong những năm 1885-1899. Khu nhà cổ có tổng diện tích 10.000 m2, với 2/3 bức tường bao quanh được làm bằng đá,...

Co loi xay ra
Co loi xay ra