Litva, Phần Lan lo ngại về đề xuất tính lại biên giới Nga trên biển Baltic

09:00 23/05/2024

Litva triệu tập đại diện Nga yêu cầu giải thích dự thảo tính lại biên giới trên biển Baltic, trong khi Phần Lan bày tỏ bất ngờ về động thái này.

Bộ Ngoại giao Litva ngày 22/5 thông báo "triệu tập đại diện Nga để giải thích đầy đủ" về dự thảo đề xuất một ngày trước từ Bộ Quốc phòng Nga, cho rằng Moskva cần tính toán lại tọa độ các điểm xác định đường cơ sở trên biển Baltic.

Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis cáo buộc Nga "cố tình tạo ra sợ hãi, mơ hồ và nghi ngờ về những dự định của họ trên Biển Baltic. Ông cũng cáo buộc diễn biến này là "hành động leo thang trắng trợn nhắm vào NATO và EU, cần bị đáp trả cứng rắn và thích hợp".

Tổng thống Litva Gitanas Nauseda cho biết đại sứ nước này tại NATO đã bày tỏ lo ngại với các đồng minh về động thái của Moskva. Tổng thống Nauseda đặt nghi vấn đề xuất trên là một phần "kế hoạch lớn hơn của Nga nhằm chống lại NATO".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen cho hay họ "chưa nắm được thông tin chính thức nào về kế hoạch của Nga" và sẽ tiếp tục theo dõi các động thái tiếp theo. Bà kêu gọi Nga tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), trong đó có những quy định về phân định biên giới trên biển.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/5 đăng trên cổng thông tin danh sách các tọa độ mới để "tính toán chiều rộng lãnh hải Nga, đường bờ biển và các đảo trên biển Baltic" do cách tính từ năm 1985 đã áp dụng những đồ họa lỗi thời, có tọa độ mâu thuẫn với các khảo sát hàng hải hiện nay.

Dự thảo mô tả cách tính mới sẽ "làm hiện ra một đường cơ sở mới ở phía nam các đảo của Nga tại khu vực phía đông Vịnh Phần Lan, gần Baltiysk và Zelenogradsk", do đó vùng nội thủy trên biển Baltic được mở rộng và "biên giới trên biển của Nga sẽ thay đổi". Văn bản đề nghị áp dụng cách tính mới từ tháng 1/2025.

Theo Reuters, dự thảo của Bộ Quốc phòng Nga vào chiều 22/5 đã bị xóa khỏi trang lưu trữ công khai. Bộ Quốc phòng Nga cũng không đăng kèm giải thích hay bình luận nào về quyết định xóa dự thảo.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trước đó bình luận đề xuất của Bộ Quốc phòng Nga "không mang tính chính trị". Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng tình hình chính trị thực tế đã thay đổi rất nhiều từ năm 1985, thời điểm chính phủ Liên Xô phân định biên giới trên biển.

"Mức độ đối đầu hiện nay đã khác, đặc biệt là tại khu vực Baltic. Các cơ quan liên quan cần có những biện pháp thích hợp để đảm bảo an ninh quốc gia", ông nói.

Nga có nhiều lợi ích kinh tế và quân sự ở biển Baltic. Thành phố St. Petersburg là nơi đặt nhiều cơ sở lọc dầu và là cửa ngõ để Nga xuất khẩu sản phẩm qua vịnh Phần Lan. Hạm đội Baltic có trụ sở và cảng nhà ở Kaliningrad, cùng một căn cứ ở St. Petersburg.

Những lợi ích của Nga giờ đây đều có nguy cơ nằm trong vòng kiềm tỏa của NATO sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự trong hai năm qua. Các nước Baltic liên tục bày tỏ lo ngại tình hình địa chính trị đã thay đổi sau khi chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ.

Thanh Danh (Theo TASS, AFP, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Mỹ sơ tán nhân viên đại sứ quán ở Haiti

Mỹ sơ tán nhân viên đại sứ quán ở Haiti

21:30 10/03/2024

Mỹ sơ tán nhân viên không thiết yếu và siết an ninh tại đại sứ quán ở Port-au-Prince, trong bối cảnh Haiti ban tình trạng khẩn cấp vì bạo loạn băng đảng.

Quan chức EU thất vọng vì phương Tây không chuyển Patriot cho Ukraine

Quan chức EU thất vọng vì phương Tây không chuyển Patriot cho Ukraine

20:00 09/04/2024

Quan chức cấp cao EU bày tỏ thất vọng khi các nước phương Tây ủng hộ Ukraine không thể chuyển thêm hệ thống Patriot cho Kiev.

Tình hình Ukraine: Phương Tây đã hiểu ra một điều? Mỹ thừa nhận Moscow thành công, 'không có kế hoạch kỳ diệu' khác cho Kiev

Tình hình Ukraine: Phương Tây đã hiểu ra một điều? Mỹ thừa nhận Moscow thành công, 'không có kế hoạch kỳ diệu' khác cho Kiev

14:20 22/02/2024

Ngày 21/2, Nga đã đưa ra nhận định về thái độ của phương Tây đối với xung đột ở Ukraine, trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa, chiến dịch quân sự đặc biệt mà Moscow phát động ở quốc gia Đông Âu sẽ tròn 2 năm.

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

08:30 08/03/2024

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến CH Czech ngày 5/3 trong chuyến công du không chỉ đáp lễ chuyến thăm Paris hồi cuối năm 2023 của người đồng cấp Petr Pavel mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.

Ukraine tuyên bố sản xuất thành công UAV có thể tấn công tầm xa hơn 1.000km

Ukraine tuyên bố sản xuất thành công UAV có thể tấn công tầm xa hơn 1.000km

00:30 01/07/2024

Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng lớn nhất Ukraine Ukroboronprom, ông Herman Smetanin, ngày 30/6 cho biết nước này đã thành công trong việc phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công tầm xa. Chương trình này được thực hiện chỉ trong một thời gian ngắn.

Động đất tại Afghanistan: Hơn 2000 người thiệt mạng, tăng cường công tác cứu nạn

Động đất tại Afghanistan: Hơn 2000 người thiệt mạng, tăng cường công tác cứu nạn

19:50 08/10/2023

Đã có hơn 2000 người thiệt mạng, 9.240 người bị thương và 1.320 ngôi nhà đã bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn trong trận động đất tại Afghanistan.

Hamas đăng video con tin Mỹ bị giữ ở Gaza

Hamas đăng video con tin Mỹ bị giữ ở Gaza

08:30 25/04/2024

Hamas đăng video thanh niên Mỹ gốc Israel bị giữ ở Gaza, người bị mất một phần cánh tay và nói các con tin đang sống 'trong địa ngục'.

Mỹ 'vào vai' cầu nối giải quyết căng thẳng Armenia - Azerbaijan, khẳng định 'hòa bình trong tầm tay'

Mỹ 'vào vai' cầu nối giải quyết căng thẳng Armenia - Azerbaijan, khẳng định 'hòa bình trong tầm tay'

06:50 23/02/2024

Ngày 21/2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nước này hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong tiến trình hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia.

Bước ngoặt về chất của tên lửa phóng loạt thế hệ mới của quân đội Triều Tiên

Bước ngoặt về chất của tên lửa phóng loạt thế hệ mới của quân đội Triều Tiên

11:20 12/02/2024

Triều Tiên đã phát triển thành công hệ thống điều khiển đạn đạo, cho thấy lợi thế của hệ thống vũ khí chiến lược mới.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới