Lính Ukraine mót đạn giữa chiến trường

20:00 10/04/2024

Giữa cơn khát vũ khí, binh sĩ Ukraine buộc phải mạo hiểm đi nhặt đạn pháo mà lính Nga bỏ lại và gỡ mìn chống tăng lấy thuốc nổ chế bộc phá.

Bên rìa con suối chảy qua một ngôi làng, Max Polyukhovich dùng tay bới bùn và móc lên khối kim loại màu xám, dài vài chục cm. Đó là một quả đạn pháo vẫn còn nguyên vẹn mà lính Nga bỏ lại.

Quân đội Ukraine đang thiếu đạn pháo đến mức những binh sĩ đi mót đạn như Polyukhovich, 36 tuổi, trở thành nguồn cung quan trọng cho các lữ đoàn trên tiền tuyến.

Gói viện trợ quân sự 60 tỷ USD mắc kẹt tại quốc hội Mỹ cùng nguồn vật tư nhỏ giọt từ phương Tây gây ra tình trạng thiếu đạn nghiêm trọng, buộc Ukraine phải dùng các biện pháp tình thế để đối phó, trong đó có tăng cường sử dụng phương tiện bay không người lái (drone) mang thuốc nổ và tận dụng đạn pháo còn sót lại của lực lượng Nga để kìm hãm đà tiến của đối phương.

Polyukhovich vừa là người mót đạn trên chiến trường, vừa là chuyên gia về thiết bị nổ tự chế. Binh sĩ Ukraine này lội xuống đầm lầy và đi bộ hàng chục km qua các bãi mìn để tìm những quả đạn mà Nga bỏ lại khi rút lui.

Trong những thứ Polyukhovich tìm thấy có những quả đạn mà pháo binh Ukraine có thể sử dụng ngay lập tức, số còn lại được binh sĩ này mang về xưởng để lấy thuốc nổ cho drone.

Đồng đội đặt biệt danh "Mad Max" cho Polyukhovich, theo tên nhân vật chính trong bộ phim do Australia sản xuất. Polyukhovich ước tính đã nhặt được ít nhất 14.000 quả đạn pháo cung cấp cho các lữ đoàn Ukraine ở miền đông và chế tạo khoảng 4.000 quả bộc phá cho drone.

"Các chỉ huy ngày một yêu cầu nhiều hơn", Polyukhovich nói. "Nếu tôi chuyển 100 quả đạn, hôm sau họ sẽ gọi điện để đề nghị thêm".

Nhiều sĩ quan của Lữ đoàn Xung kích số 92 Ukraine, đang tác chiến quanh làng Andreevka ở tỉnh Donetsk, cho biết đạn pháo thiếu nghiêm trọng đến mức họ không thể khai hỏa bất cứ khi phát hiện lính Nga.

"Chúng tôi luôn phải tiết kiệm, để đề phòng nguy cơ hết đạn nếu lực lượng Nga mở một đợt tấn công quy mô lớn", thiếu tá với biệt danh Angel thuộc lữ đoàn số 92 cho biết.

Dù số đạn mà Polyukhovich mót được giúp ích phần nào, chúng không thể bù đắp hoàn toàn thiếu hụt đạn pháo quy mô lớn của quân đội Ukraine. Các chỉ huy nước này ước tính pháo binh Nga khai hỏa nhiều gấp 5 lần Ukraine mỗi ngày.

Polyukhovich tham chiến suốt 8 năm ở miền đông Ukraine sau khi xung đột giữa phe ly khai và quân chính phủ bùng phát năm 2014. Binh sĩ này chủ yếu làm nhiệm vụ rà phá bom mìn, song đôi khi tham gia các đợt tiến công sau khi xung đột bùng phát tháng 2/2022.

Vào mùa hè năm ngoái, Polyukhovich trúng đạn và thoát chết nhờ chiếc áo giáp mặc trên người. Trong quá trình hồi phục, Polyukhovich nhận thấy nhu cầu đạn pháo của quân đội Ukraine ngày càng tăng. Binh sĩ này sau đó bắt đầu đi mót đạn và tự chế bộc phá.

Polyukhovich tập trung tìm kiếm những nơi mà Nga kiểm soát trong giai đoạn đầu của xung đột. Binh sĩ này đã nhặt khoảng 2.500 quả đạn pháo mà lính Nga vứt xuống các đầm lầy quanh Izyum, tỉnh Kharkov, trước khi rút khỏi khu vực vào tháng 9/2022.

"Khi giành lại một khu vực, chúng ta nên kiểm tra các đầm lầy", Polyukhovich nói và nhận định đây là chiến lược phổ biến mà lính Nga sử dụng để ngăn lực lượng Ukraine sử dụng số đạn họ bỏ lại.

Đạn pháo thường không hỏng khi ngâm nước trong thời gian dài. Nhưng nếu phát hiện vết lõm nhỏ trên quả đạn, Polyukhovich sẽ vứt đi bởi nó có thể làm thay đổi quỹ đạo bay, khiến pháo binh Ukraine nguy cơ bắn trúng đơn vị bạn.

Polyukhovich từng hàng chục lần tới Kamenka, một ngôi làng ở tỉnh Kharkov nơi pháo binh Nga đóng quân trong giai đoạn đầu của chiến sự, lùng sục từng ngôi nhà và nhặt về khoảng 1.000 quả đạn pháo.

Binh sĩ này đang chuyển hướng tìm kiếm những địa điểm mà lính Nga thường cất trữ đạn pháo khi họ kiểm soát khu vực. "Phải có thêm đạn pháo", Polyukhovich nói. "Với số lượng pháo họ đưa tới đây, ngôi làng này phải có đến 10.000 quả đạn".

Trên cánh đồng, gần nơi pháo binh Nga bố trí trận địa, Polyukhovich tìm thấy vài tấm ván gỗ. "Có thể còn nhiều thứ bên dưới", binh sĩ này nói và cho biết sẽ quay lại với thiết bị dò kim loại để kiểm tra.

Các sĩ quan lữ đoàn số 92 Ukraine cho biết Polyukhovich đã chuyển cho họ hơn 8.000 quả đạn, nhưng không đủ bù đắp do thiếu hụt vì viện trợ quân sự nhỏ giọt từ phương Tây. Quân đội Ukraine đang bắn khoảng 2.000 quả đạn mỗi ngày, giảm mạnh so với thời điểm diễn ra chiến dịch phản công quy mô lớn năm ngoái.

Polyukhovich chủ yếu tìm thấy đạn pháo cỡ nòng 152 mm chuẩn Liên Xô và Nga, loại đạn mà Ukraine đang tăng năng suất chế tạo. Tuy nhiên, pháo phương Tây của lữ đoàn 92 sử dụng đạn 155 mm chuẩn NATO và nguồn cung từ nước ngoài đang giảm dần.

"Vấn đề nằm ở chỗ chúng tôi có lượng pháo cỡ nòng 155 mm nhiều gấp ba lần 152 mm", sĩ quan Angel nói, đồng thời thừa nhận phần lớn pháo của đơn vị không còn hoạt động vì đói đạn.

Ngoài tìm kiếm đạn pháo Nga, Polyukhovich còn chế tạo bộc phá cho drone. Quân đội Ukraine gần đây ngày càng phụ thuộc nhiều vào drone trong lúc họ cạn dần đạn pháo.

Polyukhovich thường rời nhà trước bình minh, lái xe về phía tiền tuyến rồi đi bộ vào vùng đất giữa khu vực Ukraine và Nga kiểm soát. Binh sĩ này gỡ các quả mìn chống tăng tại khu vực rồi mang về nhà, cắt lấy thuốc nổ rồi đổ vào nồi nấu chậm. Sau khi thuốc nổ hóa lỏng, Polyukhovich đổ vào bình nhựa để chế bộc phá.

Do tình trạng thiếu đạn pháo ngày càng trầm trọng, các lữ đoàn Ukraine bắt đầu điều lính công binh đến với Polyukhovich để binh sĩ này dạy họ cách mót đạn. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ nguy hiểm.

Vài tháng trước, khi Polyukhovich vắng nhà, nhóm binh sĩ này cố gắng vô hiệu hóa một quả mìn sát thương với độ nhạy cao hơn mìn chống tăng. Quả mìn phát nổ khiến một người thiệt mạng và làm thủng nhà Polyukhovich.

Polyukhovich đang huấn luyện một trung sĩ 40 tuổi có biệt danh Tikhy. Người này sống cùng nhà với Polyukhovich và giúp binh sĩ 36 tuổi vận hành xưởng chế bom.

Trong vài tuần trước, Polyukhovich bắt đầu cho Tikhy đi cùng để nhặt đạn và mìn, đôi khi họ thu được drone trinh sát Nga bị bắn rơi. Các chỉ huy Ukraine đang săn lùng chúng để phân tích và tìm cách gây nhiễu.

Nguyễn Tiến (Theo WSJ, AFP, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Anh giết hại em gái trước mặt người thân để 'bảo vệ danh dự gia đình'

Anh giết hại em gái trước mặt người thân để 'bảo vệ danh dự gia đình'

12:10 01/04/2024

Anh trai bóp cổ em gái tới chết trước sự chứng kiến của người thân trong gia đình ở Punjab, chỉ vì cô đã trò chuyện video với đàn ông lạ mặt.

Cụ bà 83 tuổi lái xe đâm bị thương 7 đứa trẻ

Cụ bà 83 tuổi lái xe đâm bị thương 7 đứa trẻ

23:20 05/06/2024

Cụ bà 83 tuổi lái một chiếc hatchback đã đâm vào nhóm trẻ đi xe đạp ở thành phố La Rochelle, khiến 7 em phải nhập viện.

Tin thế giới 17/4: Tướng Trung Quốc gặp ông Putin bàn chuyện gì? Thủ lĩnh IS bị Mỹ tiêu diệt, tại sao Myanmar ân xá 3.000 người?

Tin thế giới 17/4: Tướng Trung Quốc gặp ông Putin bàn chuyện gì? Thủ lĩnh IS bị Mỹ tiêu diệt, tại sao Myanmar ân xá 3.000 người?

01:00 18/04/2023

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc gặp Tổng thống Putin về vấn đề Ukraine? Liên hợp quốc họp khẩn về tình hình Sudan; một thủ lĩnh hàng đầu của IS bị Mỹ tiêu diệt tại Syria; Lý do Myanmar ân xá hơn 3.000 người? Australia và Mỹ tổ chức tập trận 'khủng' nhất lịch sử; động thái cho thấy quan hệ Nhật-Hàn được hâm nóng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Taepodong 2 - Chương trình tên lửa Triều Tiên đánh lừa tình báo Mỹ hàng thập kỉ

Taepodong 2 - Chương trình tên lửa Triều Tiên đánh lừa tình báo Mỹ hàng thập kỉ

09:00 05/10/2023

Vào giai đoạn đầu trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nước này chủ yếu tiếp thu những công nghệ tên lửa của Liên Xô. Tiêu biểu như tên lửa tầm ngắn Hwasong-5, 6 và 9 sử dụng nhiên liệu lỏng dựa trên thiết kế của tên lửa Scud B và C; KN-02 và tên lửa tầm trung Rodong-1 sử dụng nhiên liệu rắn tương tự tên lửa OTR-21 Tochka. Hầu hết các tên lửa trên đều có nguồn gốc trực tiếp từ các thiết kế trước đây của Liên Xô, ngoại trừ Hwasong-9...

Triệu tập 200 nhân chứng cho phiên tòa xét xử âm mưu sát hại cựu Tổng thống Argentina

Triệu tập 200 nhân chứng cho phiên tòa xét xử âm mưu sát hại cựu Tổng thống Argentina

10:40 27/06/2024

Ngày 26/6, cơ quan tư pháp Argentina bắt đầu phiên tòa xét xử 3 bị can với tội danh âm mưu ám sát cựu Tổng thống Cristina Fernández vào tháng 9/2022.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan: Không có lý do gì để không thiết lập lại quan hệ với Syria

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan: Không có lý do gì để không thiết lập lại quan hệ với Syria

09:40 29/06/2024

Sau khi nổ ra cuộc nội chiến ở Syria vào tháng 3/2011, quan hệ giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng.

Chưa ghi nhận thương vong người Việt trong động đất ở Nhật

Chưa ghi nhận thương vong người Việt trong động đất ở Nhật

22:20 02/01/2024

Bộ Ngoại giao cho biết chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt trong trận động đất ngày 1/1 tại Nhật, nhiều công dân đã được sơ tán đến nơi an toàn.

Ukraine 'bắn hạ 90% UAV, tên lửa Nga' tập kích trong đêm

Ukraine 'bắn hạ 90% UAV, tên lửa Nga' tập kích trong đêm

16:50 25/12/2023

Ukraine tuyên bố bắn hạ 30 trong 33 UAV tự sát, tên lửa Nga tập kích trong đêm, nhưng các mảnh vỡ gây cháy một số hạ tầng.

Timor Leste: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 là sự kiện lịch sử

Timor Leste: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 là sự kiện lịch sử

11:30 07/05/2023

Đại sứ Timor Leste tại Indonesia nhiệt liệt hoan nghênh bước tiến mới trong quá trình gia nhập ASEAN của Timor Leste và đánh giá cao sự hỗ trợ liên tục của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN.

Co loi xay ra
Co loi xay ra