Một trong hai người lính Triều Tiên bị Ukraine bắt giữ đã bày tỏ mong muốn được đến Hàn Quốc.
Ngày 19-2, báo Chosun Ilbo (Hàn Quốc) đưa tin một trong hai người lính Triều Tiên bị Ukraine bắt giữ đã bày tỏ mong muốn được đến Hàn Quốc.
Trả lời phỏng vấn Chosun Ilbo, binh sĩ Triều Tiên họ Ri này nói anh không hề biết mình sẽ tham gia chiến đấu chống lại Ukraine, vì được thông báo rằng anh sẽ được gửi đến Nga đào tạo dưới tư cách một du học sinh.
"Tôi đã quyết định 80%. Trước tiên hết, tôi sẽ tìm chỗ ẩn náu và nghĩ đến việc đến Hàn Quốc. Nếu tôi nộp đơn xin tị nạn, họ có chấp nhận tôi không?", anh Ri trả lời khi được hỏi về kế hoạch cho tương lai.
Anh Ri là một trong hai người lính Triều Tiên bị quân đội Ukraine bắt giữ hồi tháng 1-2025 trong giao tranh giữa hai bên tại vùng Kursk thuộc Nga.
Theo Yonhap, đây là lần đầu tiên một người lính Triều Tiên bị bắt giữ bày tỏ ý định được đào tẩu đến Hàn Quốc, trong bối cảnh Bình Nhưỡng bị cáo buộc đã gửi khoảng 11.000 quân đến hỗ trợ Nga trong chiến sự Ukraine.
Ri sinh năm 1999, là lính bắn tỉa thuộc quản lý của Tổng cục Trinh sát - cơ quan tình báo của Triều Tiên.
"Các quan chức từ Bộ an ninh Triều Tiên nói rằng phi công điều khiển thiết bị bay không người lái chiến đấu (drone) của Ukraine đều là lính Hàn Quốc", Ri nói, cho biết thêm rằng anh giao chiến với Ukraine trong khi nghĩ rằng mình đang chiến đấu với lính Hàn Quốc.
Ri bị thương nặng ở hàm và cánh tay. Người lính này cũng tiết lộ hầu hết đồng đội cùng đơn vị với anh đã tử trận do drone và pháo binh của Ukraine. Ri nói thêm đã cố gắng tự sát bằng một quả mìn, vì ở Triều Tiên việc bị bắt làm tù binh đồng nghĩa với phản bội.
Vì người lính Triều Tiên này đã bày tỏ ý định đến Hàn Quốc, điều đáng quan tâm hiện nay là liệu Chính phủ Hàn Quốc có bắt đầu tham vấn với phía Ukraine về vấn đề này hay không.
Theo Hiến pháp Hàn Quốc, toàn bộ bán đảo Triều Tiên được xác định là lãnh thổ của nước này, vì vậy có cơ sở để Seoul công nhận tất cả người dân trên bán đảo là công dân Hàn Quốc.
Việc đưa lính Triều Tiên là tù binh đến Hàn Quốc sẽ là một điều không dễ dàng, vì Công ước Geneva về tù binh chiến tranh (POWs) quy định rằng tù binh phải được thả và hồi hương ngay lập tức sau khi chiến sự kết thúc.
Sau bê bối trốn nghĩa vụ quân sự vào giữ tháng 2, Vương Đại Lục tiếp tục vướng vòng lao lý với tội danh cố ý giết người.
Hà Nội - Nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, vốn đầu tư gần 2.400 tỉ đồng bắt đầu được triển khai xây...
TAND TP.HCM sẽ xét xử cựu chủ tịch tỉnh An Giang và 43 bị cáo trong vụ án khai thác cát lậu vào ngày 24-3.
Nam thanh niên xông lên xe buýt, dùng tay và chân đánh tới tấp tài xế trước sự chứng kiến của nhiều hành khách đã bị lực lượng công an bắt giữ để điều tra hành vi “Gây rối trật tự công cộng” và “Cố ý gây thương tích”.
'Sao cái gì bất lợi là bị cáo cũng nói không biết thế? Cáo trạng nêu rất nhiều lần cảnh báo, kiểm tra liên tục, bị cáo nhiều lần không chấp hành...Xây xong là hết trách nhiệm à?', Chủ tọa gay gắt truy vấn khi bị cáo liên tục trả lời 'không biết'.
Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều lực lượng đồng loạt triển khai triệt phá xưởng sản xuất ma túy có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Cảnh sát thu giữ 1,4 tấn ketamin có độ tinh khiết cao, gần 80 tấn hóa chất và bắt giữ 11 đối tượng liên quan.
Được anh trai tin tưởng ủy quyền thực hiện thủ tục đất đai, Hải liên tục lừa vợ chồng anh trai, chiếm đoạt số tiền hơn 2,8 tỷ đồng để trả nợ
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản/sổ tiết kiệm liên quan đến Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu 'Pháo'), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn. Đồng thời, cơ quan chức năng thu giữ 534 lượng vàng SJC, 118 tỉ đồng và hàng triệu USD từ các bị can khác.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 3 đối tượng trú ở thị xã Ba Đồn do có hành vi đánh người trọng thương, gây náo loạn tại một quán bar lúc nửa đêm.