Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

10:20 01/05/2024

Đông Nam Á đang nổi lên là một trong những khu vực năng động nhất ở châu Á. Trong hơn hai thập kỷ qua, lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong khu vực ASEAN.

Người tìm việc tập trung tại Tòa nhà Smesco trên đường Jl. Gatot Soebroto ở Nam Jakarta trong cuộc phỏng vấn trực tiếp do một ngân hàng tổ chức. (Nguồn: JP)
Người tìm việc tập trung tại Tòa nhà Smesco trên đường Jl. Gatot Soebroto ở Nam Jakarta trong cuộc phỏng vấn trực tiếp do một ngân hàng tổ chức. (Nguồn: JP)

Một nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) so sánh về quản lý lao động di cư trong ASEAN (2022) nhận định, di cư trong nội khối chiếm tới một phần ba trong tổng số lao động di cư quốc tế ở khu vực. Xu hướng dịch chuyển lao động trong và ngoài ASEAN sẽ ngày càng gia tăng, đồng hành cùng các bước tiến của quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của ASEAN trước toàn thế giới.

Ước tính có khoảng 20,2 triệu người di cư xuất phát từ các nước ASEAN, trong số đó khoảng 7 triệu người di cư sang các nước khác trong khu vực, theo một nghiên cứu khác của ILO, tiêu đề “Rủi ro và lợi ích: Tác động của di cư lao động ở Đông Nam Á”.

Di cư lao động nội khối tăng đều qua các năm

Lao động di cư đem lại lợi ích kinh tế cho nước tiếp cử và phái cử, đáp ứng nhu cầu lao động thiếu hụt, giảm áp lực giải quyết việc làm lên thị trường lao động, chuyển giao công nghệ, tăng cường kỹ năng và tăng trao đổi ngoại tệ.

Theo các nghiên cứu, di cư lao động trở thành một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế khu vực, cũng như “mạng lưới an toàn” cho các gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào thu nhập của người di cư tìm sinh kế bên ngoài đất nước.

Báo cáo về lao động di cư của ASEAN nhận định, những nỗ lực của ASEAN hướng tới hội nhập khu vực sâu rộng hơn đã góp phần làm gia tăng di cư trong khu vực. Di cư lao động nội khối tăng đều qua các năm, tập trung đến ba quốc gia trong khu vực, lần lượt là Thái Lan, Malaysia và Singapore; hình thành năm hành lang lao động di cư: Myanmar đến Thái Lan, Lào đến Thái Lan, Campuchia đến Thái Lan, Malaysia đến Singapore và Indonesia đến Malaysia.

Ông Kung Phoak, Phó Tổng thư ký ASEAN ( giai đoạn 2018-2021) đánh giá: Lao động nhập cư ASEAN trong khu vực mang ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Người lao động di cư, lấp đầy khoảng trống về việc làm trong thị trường lao động của các quốc gia và là nguồn kiều hối quan trọng chảy vào các quốc gia.

Trong khi đó, Phó Tổng thư ký ASEAN Ekkaphab Phanthavong (2021-2024) nhận định, về tổng thể, lao động di cư nội khối giúp giảm nghèo đói, tăng cường cho từng quốc gia trong khu vực. Nhưng dù đã có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy việc làm bền vững cho người lao động di cư trong luật pháp và thực tiễn tại các nước ASEAN, họ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt đối với lao động nữ di cư vẫn gắn với định kiến và chuẩn mực giới.

Tiến đến một cấp độ hội nhập cao hơn

Theo thống kê của ILO, lực lượng lao động ở các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn về cả nguồn cung lao động, trình độ, tiền lương và năng suất lao động.

Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập (một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN), tạo tiền đề cho việc hình thành một thị trường chung giữa 10 quốc gia thành viên. Theo cơ chế này, bên cạnh dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, nguồn nhân lực được di chuyển tự do giữa các nước ASEAN là nguồn nhân lực có kỹ năng.

Nhằm thúc đẩy việc dịch chuyển lao động giữa các nước thành viên, chính phủ các nước đã đồng ý ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về nghề nghiệp (MRAs) cho phép lao động trong tám lĩnh vực được di chuyển tự do nội khối, bao gồm: kiến trúc, kỹ sư, khảo sát, kế toán, điều dưỡng, dịch vụ y tế, dịch vụ nha khoa và du lịch.

Ngoài ra, các nước thành viên ASEAN đồng ý tăng cường phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề lao động trong các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực và làm việc của các chuyên gia ASEAN, cũng như lao động lành nghề.

Như vậy, gắn với việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, ASEAN sẽ có một mạng lưới sản xuất thống nhất, thị trường lao động có tính kết nối cao và vận hành thông suốt. Bởi vì, AEC không chỉ là một khu vực thương mại tự do mà tiến đến một cấp độ hội nhập cao hơn, đó là một thị trường chung.

Một thị trường lao động nói chung và một phân khúc thị trường lao động có trình độ cao, có kỹ năng đã nhanh chóng được hình thành trong AEC - tác động tích cực đến sự vận hành thị trường và mạng lưới sản xuất. Nếu các dòng di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn tạo lợi ích cho các bên tham gia; thì việc di chuyển lao động tạo khả năng mang lại lợi ích cho lực lượng lao động, như tiền lương, việc làm và sự ổn định cuộc sống.

Di chuyển lao động còn phản ánh trình độ cao của việc mở cửa thị trường, cũng như năng lực quản lý lao động của các quốc gia có liên quan. Bởi khi người lao động di chuyển tự do giữa các quốc gia, bên cạnh việc mang theo kiến thức, kỹ năng, sức lực để sáng tạo giá trị còn mang theo cả phong tục, tập quán, lối sống; do đó, rất dễ gây nên tính phức tạp trong quản lý di cư, cũng như làm phát sinh các vấn đề xã hội.

Đồng thời, nguồn nhân lực nhập cư còn gây ra tình trạng căng thẳng về việc làm tại nước tiếp nhận, cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy, việc mở cửa thị trường lao động phản ánh trình độ hội nhập cao hơn so với hội nhập về hàng hóa, dịch vụ hay vốn đầu tư. Điều này cho thấy trình độ cao trong quản lý di cư của cả quốc gia xuất cư và quốc gia nhập cư.

Mặc dù chưa có các tiêu chuẩn thống nhất trong tất cả các nước ASEAN về thị trường lao động, nhưng chắc chắn đây phải là thị trường của những người có chứng chỉ nghề nghiệp hoặc bằng cấp được các nước ASEAN công nhận. Mức độ lành nghề hay tính chuyên nghiệp sẽ được đặt lên hàng đầu.

Lợi ích cho tất cả các bên

ILO dự báo, đến năm 2030, khoảng 59 triệu người sẽ bổ sung vào lực lượng lao động của ASEAN - có nghĩa là ASEAN sẽ sở hữu lực lượng lao động lớn thứ ba thế giới, chiếm 10% lực lượng lao động của toàn thế giới vào năm 2030, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Nghiên cứu của ILO cho thấy, sự dịch chuyển lao động nội khối sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững trong khu vực với những lợi ích không chỉ thuộc về những người lao động mà còn cho các nước có dòng lao động dịch chuyển tới.

Những nước cho phép lao động dịch chuyển ra các nước trong khu vực sẽ nhận được kiều hối và trình độ lao động, mức lương của người dân sẽ không ngừng được nâng cao. Trong khi đó, các nước tiếp nhận lại có thể giải quyết được tình trạng thiếu lao động, thúc đẩy tăng trưởng.

Về lý thuyết, việc tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển tự do cho các lao động có tay nghề trong khuôn khổ AEC sẽ dẫn đến lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, các thỏa thuận hiện tại liên quan đến chính sách di cư chưa giải quyết được những vấn đề diễn ra trong thực tế.

Chẳng hạn, việc dịch chuyển lao động trong khuôn khổ AEC bị giới hạn trong các ngành nghề chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số việc làm của ASEAN; Hay việc thực hiện thỏa thuận MRAs vẫn còn nhiều khó khăn, do các quốc gia khác nhau về chương trình giáo dục và cách thức kiểm tra để được thừa nhận về trình độ chuyên môn…

Trong khi, AEC muốn thúc đẩy việc di chuyển của những người lao động có tay nghề cao, thì hầu hết lao động nhập cư trong khu vực có tay nghề thấp, thậm chí không có giấy tờ chứng minh nghề nghiệp. Với quy định này, lao động thiếu kỹ năng ít có cơ hội tìm việc làm ở các nước trong khu vực.

Các nước ASEAN từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của lao động di cư đối với khu vực, nỗ lực hợp tác hướng tới một cộng đồng bao trùm, bền vững và hướng tới tương lai. Ngược lại, dịch chuyển lao động nội khối cũng sẽ tạo áp lực để các nước thành viên hoàn thiện thể chế, điều chỉnh chính sách, quy định, hệ thống đào tạo… trước hết để thích nghi đồng bộ với chính sách về lao động của các nước trong ASEAN.

Áp lực về việc làm là động lực để lao động di chuyển nội khối. Đồng thời, khoảng cách địa lý gần nhau giữa các nước ASEAN, mức độ hiểu biết lẫn nhau khá lớn, tính tương đồng khá lớn về văn hóa, tiếp cận thuận lợi cũng là động lực thúc đẩy di chuyển lao động trong ASEAN thời gian tới.

Bởi vậy, đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN và Khung tham chiếu trình độ ASEAN… là một số cam kết chung mà các quốc gia thành viên đang đẩy mạnh hợp tác nhằm hỗ trợ tính di động và sự an toàn cho người lao động.

Có thể bạn quan tâm
Cả nước vì Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước

Cả nước vì Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước

16:30 16/04/2023

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, thành viên Chính phủ kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để TP.HCM phát triển nhanh, bền vững; trên tinh thần cả nước vì TP.HCM, TP.HCM vì cả nước.

Phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công cao tốc Vân Phong-Nha Trang

Phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công cao tốc Vân Phong-Nha Trang

16:00 29/07/2023

Địa phương đang tập trung giải quyết vướng mắc liên quan công tác giải phóng mặt bằng, phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công dự án đường...

Nhiều người hỏi mua con cá giống cá sủ vàng của ngư dân

Nhiều người hỏi mua con cá giống cá sủ vàng của ngư dân

11:10 09/08/2023

Ngay khi hay tin ngư dân quận Sơn Trà, Đà Nẵng đánh bắt được con cá giống với cá sủ vàng, nhiều người quan tâm gọi điện hỏi mua.

Hà Nam gấp rút triển khai 2 dự án nhà ở xã hội gần 38.000m2 tại Duy Tiên

Hà Nam gấp rút triển khai 2 dự án nhà ở xã hội gần 38.000m2 tại Duy Tiên

06:00 07/01/2024

Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nam ngày 6.1 cho hay, hiện trên địa bàn có 2 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) đã và đang triển khai...

Rượu nếp và trái cây hút khách, tiểu thương bán 'mỏi tay' ngày Tết Đoan Ngọ

Rượu nếp và trái cây hút khách, tiểu thương bán 'mỏi tay' ngày Tết Đoan Ngọ

22:50 22/06/2023

Hà Nội - Vào ngày Tết Đoan Ngọ, tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Nội, rượu nếp, xôi, bánh tro và một số trái cây mùa...

Vùng nguyên liệu - bước đi quan trọng trong chiến lược bền vững của Vinasoy

Vùng nguyên liệu - bước đi quan trọng trong chiến lược bền vững của Vinasoy

05:10 28/12/2023

Vinasoy mở rộng các vùng trồng đậu nành trên toàn quốc vừa chủ động nguyên liệu vừa cải tạo đất, hướng tới phát triển bền vững.

Hải Phòng: Đảo Cát Bà có điện trở lại sau sự cố đứt dây điện vượt biển

Hải Phòng: Đảo Cát Bà có điện trở lại sau sự cố đứt dây điện vượt biển

22:00 28/08/2023

Tối 28/8, UBND huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, thông tin vào hồi 20h, điện lưới đã có trở lại trên toàn đảo Cát Bà sau 2 ngày mất điện do sự cố đứt dây điện vượt luồng Lạch Huyện cung cấp điện cho đảo.

Hai chị em ruột đấu giá cùng 1 lô đất, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có ý kiến

Hai chị em ruột đấu giá cùng 1 lô đất, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có ý kiến

20:30 13/11/2023

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định mới đây đã có ý kiến giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh, kiểm tra lại hồ sơ vụ việc hai chị em ruột đấu giá cùng một lô đất tại Khu Đô thị mới Long Vân (Thành phố Quy Nhơn), đề xuất xử lý, báo cáo Sở Tư pháp xem xét, đề xuất UBND tỉnh quyết định. Việc kiểm tra, rà soát được căn cứ từ đề nghị của Sở TN&MT gửi Sở Tư pháp xem xét và Sở Tư pháp đã có báo cáo gửi UBND tỉnh...

Ảnh 360 độ dự án cầu vượt thép nút giao Mai Dịch - vành đai 3 Hà Nội

Ảnh 360 độ dự án cầu vượt thép nút giao Mai Dịch - vành đai 3 Hà Nội

08:30 20/02/2024

Sau một năm thi công, nhiều hạng mục của 2 cầu vượt thép song song với cầu vượt Mai Dịch - vành đai 3 Hà Nội đã lộ rõ hình hài. Khối lượng thi công xây lắp của dự án đã đạt trên 80%.

Co loi xay ra
Co loi xay ra