Hồ Xuân Hương sinh vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và lớn lên ở miền Bắc. Chính điều này giúp bà tiếp thu và hòa quyện những tinh hoa văn hóa của hai vùng đất lớn.
Theo sách Giai nhân dị mặc, Hồ Xuân Hương là con của ông Hồ Phi Diễn và vợ lẽ họ Hà. Nhà bà “trông xuống hồ Tây”, sau lại ra ở “thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (giờ là phố Nhà Thờ). Khi trưởng thành, bà làm ngôi nhà nhỏ ở hồ Tây, lấy tên Cổ Nguyệt Đường để tiếp các bậc tao nhân, cùng họ xướng họa, bình thơ.
Hồ Xuân Hương vốn là người thông minh, sắc sảo, ứng biến nhanh lại rất mực tài hoa, song cuộc đời bà gặp nhiều éo le. Bao nhiêu nỗi niềm bà gửi hết vào thơ. Như nhà thơ Xuân Diệu từng nói, thơ Hồ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó, là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương, là cá tính số phận của Xuân Hương.
Bà để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập thơ “Lưu Hương Ký” có 24 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm cùng khoảng 100 bài thơ khác theo phong cách dân gian, phóng túng. Trong đó có bài thơ Bánh trôi nước vô cùng nổi tiếng, được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy.
Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đánh giá Hồ Xuân Hương là hiện tượng thơ độc đáo, hiện đại, mới mẻ, của văn học Việt Nam. Thơ của bà không chỉ là sự trải nghiệm từ cuộc đời bản thân bà và nhiều thân phận người phụ nữ thời phong kiến, mà còn là sự kết tinh cao nhất của bản sắc Việt, tâm hồn và tính cách của người Việt.
Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ trở thành niềm tự hào và yêu mến của người Việt mà còn được đông đảo bạn đọc, học giả quốc tế đánh giá và tôn vinh. Tính đến năm 2021, thơ bà đã được dịch ra 13 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
Ngày 23/11/2021, Đại hội đồng UNESCO thống nhất cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. UNESCO đánh giá Hồ Xuân Hương có tư tưởng nhân văn mang tính nhân loại sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người. Bà cũng là nữ sĩ duy nhất trong số 7 danh nhân văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Với những đóng góp cho nghệ thuật, Hồ Xuân Hương xứng đáng là một danh nhân văn hóa toàn cầu, một thi hào có tầm vóc lớn. Tại nước ta, tên tuổi của bà được dùng đặt cho nhiều trường học, đường phố, giải thưởng văn học để bày tỏ lòng thành kính ngưỡng mộ.
Quảng Trị - Lập lán và ăn ở giữa rừng Vĩnh Ô, vàng tặc được một số người dân được cho là 'chủ mỏ' cung cấp lương thực và các loại nhiên liệu để khai thác vàng trái phép.
Khu Di tích Lịch sử Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947) được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan với du khách trong ngoài nước.
Sáng 28/4, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng nhớ Người tại Nhà 67 trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.
Ngày 9/5, trong khuôn khổ tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp với Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
Khói lửa bùng lên tiệm điện lạnh ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, người đàn ông 33 tuổi mắc kẹt, tử vong.
Mundo Obrero ca ngợi sau 50 năm thống nhất đất nước và 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cho thấy tầm nhìn của một quốc gia đã biến những vết sẹo chiến tranh thành nền tảng của sự tiến bộ.
Đồng Nai - 6 cây cầu nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Dương được thống nhất phương án đầu tư, dự kiến khởi công trong năm 2025 và 2026.
Tỉnh Nghệ An chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý ngay khi phát hiện cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ, công chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Quảng Bình - Chương trình tôn vinh 40 điển hình công nhân , cán bộ công đoàn tiêu biểu của LĐLĐ tỉnh đã khơi dậy khát vọng tiên phong trong...