Việc kiểm tra, xử lý chỉ thực hiện đối với các công trình của các doanh nghiệp tư nhân và người dân nhưng không kiểm tra hay lập hồ sơ xử lý vi phạm với các công trình quy mô lớn, gây bất bình đẳng trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm.
Đây là một trong những nội dung tại kết luận thanh tra của Sở Xây dựng Đắk Lắk về việc xây kho sầu riêng tràn lan, vi phạm quy định tại huyện Krông Pắk thời gian qua, một trong những nội dung từng được báo Tuổi Trẻ phản ánh với bài "Xây kho bãi trái phép vì sầu riêng" (Tuổi Trẻ ngày 20-9).
Tại kết luận thanh tra, Sở Xây dựng cho biết do sầu riêng huyện Krông Pắk được công nhận thương hiệu, thương lái về nhiều nên nhu cầu xây dựng kho để bảo quản sản phẩm lớn. Do địa phương chưa đầu tư xây dựng được cụm công nghiệp nên nảy sinh việc xây dựng tràn lan, vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng.
Tuy nhiên do thời gian kiểm tra có hạn, trong khi huyện Krông Pắk có đến 632 kho, nên đoàn chỉ kiểm tra 32 kho sầu riêng do địa phương cung cấp. Điều đáng nói là trong danh sách này không có các công trình vi phạm của ông Y Suôn Byă (nguyên chủ tịch) và ông Trần Đức Lanh (nguyên phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk) mà báo Tuổi Trẻ đã nêu trước đó.
Kết quả kiểm tra cho thấy có tới 31 kho sầu riêng vi phạm các quy định trong các lĩnh vực xây dựng và đất đai (chiếm tỉ lệ 96,8%). Trong đó có 18 kho chưa được địa phương kiểm tra và xử lý. Có 14 kho đã bị xử lý vi phạm hành chính về xây dựng đất đai trước đó nhưng vẫn chưa khắc phục hậu quả. UBND huyện Krông Pắk cũng chưa cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục.
Trong 14 kho bị xử lý có 3 trường hợp vẫn chưa nộp phạt, gồm Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Hòa Hạnh (bị phạt 60 triệu đồng), Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Kim Trung (45 triệu đồng) và Hoàng Kim Ty (17,5 triệu đồng). "Việc xử lý các công trình có vi phạm nhưng không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, trách nhiệm chính thuộc về UBND huyện Krông Pắk", kết luận khẳng định.
Cũng theo Thanh tra Sở Xây dựng, không chỉ kiểm tra và xử lý ít, mà các đoàn kiểm tra của huyện Krông Pắk có biểu hiện qua loa, né tránh. Địa phương thiếu trách nhiệm trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý vi phạm ngay từ khi mới phát sinh công trình xây dựng. Chính quyền địa phương cũng nể nang trong việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, không chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
"Việc kiểm tra, xử lý chỉ thực hiện đối với các công trình của các doanh nghiệp tư nhân và người dân. Với các công trình có quy mô lớn lại không kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định. Việc này gây bất bình đẳng trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tín nhiệm của người dân đối với bộ máy chính quyền các cấp và tính nghiêm minh của pháp luật", kết luận khẳng định.
Do đó Sở Xây dựng đề nghị UBND huyện Krông Pắk tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền khi để xảy ra các tồn tại. Chính quyền địa phương phải tiếp tục rà soát, lập hồ sơ xử lý dứt điểm 18 kho vi phạm mà Thanh tra sở đã chỉ ra.
Trước đó, báo Tuổi Trẻ từng thông tin việc xây dựng kho sầu riêng tại huyện Krông Pắk có rất nhiều vi phạm, trong đó có một số cựu lãnh đạo địa phương.
Cụ thể, ông Y Suôn Byă - nguyên chủ tịch UBND huyện Krông Pắk - đã xây dựng kho chứa sầu riêng trên đất nông nghiệp, bị xử phạt vi phạm hành chính 22,5 triệu đồng nhưng chưa đóng phạt, cũng chưa khôi phục hiện trạng theo yêu cầu.
Một cựu lãnh đạo khác là ông Trần Đức Lanh - nguyên phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk - cũng xây dựng kho bãi trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang giao thông đường tránh đông TP Buôn Ma Thuột đoạn qua xã Hòa Đông, Krông Pắk.
Chính phủ ban hành Nghị định số 43 ngày 28/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/3/2025, thay thế Nghị định số 01 ngày 16/1/2023 của Chính phủ. Theo đó, Bộ VHTTDL là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục - thể thao, du lịch, báo chí, phát thanh và truyền hình, thông tấn, xuất bản - in -...
Quảng Ninh - Sau nhiều năm tổ chức với quy mô cấp xã, Hội làng Bằng Cả đã được nâng cấp lên quy mô cấp thành phố theo đề án...
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đề nghị kiểm tra, nhắc nhở hoạt động kinh doanh các bè nổi trên chợ nổi Cái Răng và xử lý nếu xảy ra vi phạm.
Tối 7/2, ông Trần Minh Chiến - Chủ tịch UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, đã có thông cáo báo chí liên quan vụ quán ăn Aroma Beach (đường Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Tiến, TP Nha Trang) bị tố 'chặt chém' khách Trung Quốc. Sau khi kiểm tra các tài liệu liên quan, đoàn kiểm tra xác định cơ sở kinh doanh của ông Hồ Văn Tâm có các vi phạm: Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng...
Một quán ăn trên quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị khách tố 'chặt chém' khi bán 2 dĩa gà kho với giá 600.000 đồng.
Đoàn kiểm tra liên ngành của TP Nha Trang đã đến kiểm tra quán ăn bị tố chặt chém khách, tuy nhiên quán 'cửa đóng then cài', chủ quán cũng vắng mặt.
Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Nha Trang đã đến làm việc với chủ quán Aroma Beach ở Nha Trang. Tuy nhiên đoàn không gặp được chủ quán này.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1-2/2), cả nước có 8 tỉnh, thành phố đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng.
Một quán cơm nằm trên quốc lộ 1, đoạn qua xã An Hiệp (huyện Tuy An, Phú Yên) bị khách tố “chặt chém”. Thậm chí khi khách thắc mắc, nhân viên quán này còn thách thức cho rằng ngày Tết không lì xì thì thôi sao lại so bì giá.