Ngày 17/2, tại Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Paris (Pháp), các nhà lãnh đạo châu Âu đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về việc tự nâng cao năng lực quốc phòng và cung cấp những bảo đảm an ninh lớn hơn cho Ukraine.
![]() |
Các nhà lãnh đạo châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Pháp ngày 17/2. (Nguồn: X) |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời các nhà lãnh đạo châu Âu tham dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris vào ngày 17/2 (giờ địa phương) nhằm thảo luận về an ninh khu vực cũng như về các cuộc đàm phán giải quyết xung đột Ukraine tiềm năng.
Tin liên quan |
![]() |
Theo Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte, trong cuộc họp, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho bảo đảm an ninh châu lục, đồng thời dẫn đầu cung cấp đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Ông Rutte viết trên mạng xã hội X sau cuộc họp nói rõ: "Châu Âu sẵn sàng và mong muốn tiến lên. Dẫn đầu trong việc cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine. Sẵn sàng và mong muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào an ninh của chúng ta. Các chi tiết sẽ cần phải được quyết định nhưng cam kết thì rõ ràng".
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng đưa ra thông báo tương tự khi cho biết: "Châu Âu chịu toàn bộ viện trợ quân sự cho Ukraine... Đồng thời, chúng ta cần tăng cường quốc phòng ở lục địa".
Theo bà, các nhà lãnh đạo tề tựu tại Paris đã tái khẳng định rằng "Ukraine xứng đáng có được hòa bình thông qua sức mạnh. Hòa bình tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình, với sự đảm bảo an ninh mạnh mẽ".
Trong khi đó, theo một quan chức khác, các nước châu Âu đã thống nhất quan điểm việc đạt lệnh ngừng bắn tại Ukraine mà không kèm thỏa thuận hòa bình có thể tiềm ẩn rủi ro. Vì thế, châu Âu sẽ cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine tùy theo mức độ hỗ trợ của Mỹ.
Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh giới chức cấp cao Mỹ và Nga chuẩn bị tiến hành đàm phán tại Saudi Arabia trong ngày 18/2. Đây là cuộc thảo luận trực tiếp cấp cao nhất giữa hai nước trong nhiều năm qua, diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có hai cuộc điện đàm riêng rẽ với những người đồng cấp Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky của Nga và Ukraine.
Các cuộc điện đàm thảo luận về khả năng khởi động đàm phán hòa bình liên quan cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua ở Ukraine, đáng chú ý, châu Âu bị gạt ra khỏi những diễn biến mới nhất này.
Hơn nữa, ngày 15/2, Đặc phái viên của Tổng thống Trump về Nga và Ukraine Keith Kellogg cho biết, châu Âu sẽ không trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột Ukraine, nhưng lợi ích của các nước này vẫn được xem xét.
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.